Hiển thị các bài đăng có nhãn axit béo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn axit béo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Cơ thể sử dụng các chất béo chuỗi ngắn để tạo nên các axit béo chuỗi dài, giúp cơ thể khỏe mạnh theo nhiều cách, tùy mục đích của chúng.


Axit béo cần thiết (essential fatty acids – EFAs) giúp xây dựng các tế bào, duy trì hoạt động của hệ thần kinh trung ương, làm khỏe tim và các mạch máu, tăng miễn dịch và giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng. EFAs cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thị giác và bộ não của bé.


Có 2 loại EFAs: Đó là Omega-6 (axit linoleic) và Omega-3 (axit alpha-linolenic).


Cơ chế hoạt động của các axit béo cần thiết


Cơ thể sử dụng các chất béo chuỗi ngắn để tạo nên các axit béo chuỗi dài, giúp cơ thể khỏe mạnh theo nhiều cách, tùy mục đích của chúng.


Một trong những axit béo chuỗi dài mà cơ thể sản xuất từ axit alpha-linolenic là DHA (docosahexaenoic acid), rất cần thiết cho não và mắt của bé. Điều này giải thích tại sao sữa bột dành cho các bé nhũ nhi đều có chứa DHA và đó cũng là lý do phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh được khuyên nên tăng cường DHA trong chế độ ăn của họ, qua thực phẩm và cả viên bổ sung.


Những axit béo không thể thiếu trong dinh dưỡng của bé 1

  

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất DHA của cơ thể bé, gồm lượng chất béo Omega-6, chất béo bão hòa và chất béo trans (trans fats) trong chế độ ăn. Mất cân bằng chất béo Omega-6 và Omega-3 có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới hệ miễn dịch và phản ứng kháng viêm của cơ thể. Điều này nghĩa là bé dễ mắc bệnh như bệnh tim mạch và tiểu đường.


EPA (eicosapentaenoic acid) là một axit béo chuỗi dài mà bé hấp thu qua sữa mẹ. Giống DHA, chất này còn có trong các loại cá chứa dầu.


Lượng EFAs cho bé


- Bé 1-3 tuổi: 7000mg Omega-6 và 700mg Omega-3 mỗi ngày.


- Bé 4-8 tuổi: 10.000mg Omega-6 và 900mg Omega-3 mỗi ngày.


Omega-6 và Omega3 có mặt trong nhiều loại thực phẩm.


Nguồn dồi dào EFAs


Thực phẩm nhiều Omega-3:


- 30g đậu phụ: 300mg Omega-3.


- ½ bát đậu nành nấu chín: 500mg Omega-3.


- 1 thìa dầu hạt lanh: 1.500mg Omega-3.


- 1 thìa bơ lạc bổ sung Omage-3: 4.500mg Omega-3.


Ngoài ra, Omega-3 còn có trong sữa, sữa chua, nước cam ép và trứng. Omega-3 cũng có thể hiện diện trong nhiều loại thức ăn chế biến sẵn; do đó, bạn nên đọc kỹ nhãn hiệu trước khi cho bé ăn món gì.


Nguồn dồi dào Omega-6: Nhìn chung, Omega-6 có trong nhiều loại thực phẩm hơn Omega-3. Chẳng hạn, trong dầu đậu nành, hạt hướng dương, dầu ngô…


- 1 thìa dầu hạt hướng dương: 2.900mg Omega-6.


- 1 thìa dầu ngô: 2.400mg Omega-6.


- 1 thìa dầu cây rum: 3.300mg Omega-6.


- 1 thìa dầu đậu nành: 2600mg Omega-6.


Những axit béo không thể thiếu trong dinh dưỡng của bé 2

 

Để bé đủ DHA và EPA

 

Cơ thể bé dùng Omega-3 để tạo ra DHA và EPA. Các chuyên gia đề nghị, bé 1-3 tuổi cần 70mg DHA và EPA mỗi ngày; bé 4-8 tuổi cần 90mg DHA và EPA mỗi ngày. Nên khuyến khích bé ăn các thực phẩm giàu DHA hàng tuần, chẳng hạn:

- 30g cá hồi nấu chín: 400mg DHA.


- 30g cá thu đóng hộp: 226mg DHA.


- 30g cá sardines: 282mg DHA.


Ngoài ra, DHA còn có trong sữa, trứng, bánh… có bổ sung DHA.


Khi bé nhận quá nhiều EFAs


Quá nhiều EFAs sẽ dẫn tới mất cân bằng. Cách tốt nhất để cân bằng các axit béo cho dinh dưỡng của bé là chọn thực phẩm giàu Omega-3, tránh chất béo bão hòa và chất béo trans.


Trans fats có mặt trong nhiều đồ ăn chiên rán, bánh kẹo, pizza, bơ thực vật… Trans fats làm tăng LDL (cholesterol xấu) và giảm HDL (cholesterol tốt). Vì thế, nó làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tiẻu đường.


Chất béo bã hòa có trong các thực phẩm từ động vật như thịt, sữa và các sản phẩm từ sữa như kem, bơ, pho mát… Chúng cũng được tìm thấy trong đồ ăn nướng, chiên rán và một số thực phẩm từ thực vật như tinh dầu cọ, tinh dầu dừa…

 

Theo Pháp luật xã hội

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Omega-6 và omega-3 là 2 loại chất béo cần để giúp bé thông minh hơn, mắt sáng hơn và hệ thần kinh phát triển hơn.

Axit béo cần thiết (essential fatty acids – EFAs) giúp xây dựng các tế bào, duy trì hoạt động của hệ thần kinh trung ương, làm khỏe tim và các mạch máu, tăng miễn dịch và giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng. EFAs cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thị giác và bộ não của bé.


Có 2 loại EFAs: Đó là Omega-6 (axit linoleic) và Omega-3 (axit alpha-linolenic).


Cơ chế hoạt động của các axit béo cần thiết


Cơ thể sử dụng các chất béo chuỗi ngắn để tạo nên các axit béo chuỗi dài, giúp cơ thể khỏe mạnh theo nhiều cách, tùy mục đích của chúng.


Một trong những axit béo chuỗi dài mà cơ thể sản xuất từ axit alpha-linolenic là DHA (docosahexaenoic acid), rất cần thiết cho não và mắt của bé. Điều này giải thích tại sao sữa bột dành cho các bé nhũ nhi đều có chứa DHA và đó cũng là lý do phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh được khuyên nên tăng cường DHA trong chế độ ăn của họ, qua thực phẩm và cả viên bổ sung.


Những axit béo không thể thiếu trong dinh dưỡng của bé 1

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất DHA của cơ thể bé, gồm lượng chất béo Omega-6, chất béo bão hòa và chất béo trans (trans fats) trong chế độ ăn. Mất cân bằng chất béo Omega-6 và Omega-3 có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới hệ miễn dịch và phản ứng kháng viêm của cơ thể. Điều này nghĩa là bé dễ mắc bệnh như bệnh tim mạch và tiểu đường.


EPA (eicosapentaenoic acid) là một axit béo chuỗi dài mà bé hấp thu qua sữa mẹ. Giống DHA, chất này còn có trong các loại cá chứa dầu.


Lượng EFAs cho bé


- Bé 1-3 tuổi: 7000mg Omega-6 và 700mg Omega-3 mỗi ngày.


- Bé 4-8 tuổi: 10.000mg Omega-6 và 900mg Omega-3 mỗi ngày.


Omega-6 và Omega3 có mặt trong nhiều loại thực phẩm.


Nguồn dồi dào EFAs


Thực phẩm nhiều Omega-3:


- 30g đậu phụ: 300mg Omega-3.


- ½ bát đậu nành nấu chín: 500mg Omega-3.


- 1 thìa dầu hạt lanh: 1.500mg Omega-3.


- 1 thìa bơ lạc bổ sung Omage-3: 4.500mg Omega-3.


Ngoài ra, Omega-3 còn có trong sữa, sữa chua, nước cam ép và trứng. Omega-3 cũng có thể hiện diện trong nhiều loại thức ăn chế biến sẵn; do đó, bạn nên đọc kỹ nhãn hiệu trước khi cho bé ăn món gì.


Nguồn dồi dào Omega-6: Nhìn chung, Omega-6 có trong nhiều loại thực phẩm hơn Omega-3. Chẳng hạn, trong dầu đậu nành, hạt hướng dương, dầu ngô…


- 1 thìa dầu hạt hướng dương: 2.900mg Omega-6.


- 1 thìa dầu ngô: 2.400mg Omega-6.


- 1 thìa dầu cây rum: 3.300mg Omega-6.


- 1 thìa dầu đậu nành: 2600mg Omega-6.


Những axit béo không thể thiếu trong dinh dưỡng của bé 2

Để bé đủ DHA và EPA


Cơ thể bé dùng Omega-3 để tạo ra DHA và EPA. Các chuyên gia đề nghị, bé 1-3 tuổi cần 70mg DHA và EPA mỗi ngày; bé 4-8 tuổi cần 90mg DHA và EPA mỗi ngày. Nên khuyến khích bé ăn các thực phẩm giàu DHA hàng tuần, chẳng hạn:


- 30g cá hồi nấu chín: 400mg DHA.


- 30g cá thu đóng hộp: 226mg DHA.


- 30g cá sardines: 282mg DHA.


Ngoài ra, DHA còn có trong sữa, trứng, bánh… có bổ sung DHA.


Khi bé nhận quá nhiều EFAs


Quá nhiều EFAs sẽ dẫn tới mất cân bằng. Cách tốt nhất để cân bằng các axit béo cho dinh dưỡng của bé là chọn thực phẩm giàu Omega-3, tránh chất béo bão hòa và chất béo trans.


Trans fats có mặt trong nhiều đồ ăn chiên rán, bánh kẹo, pizza, bơ thực vật… Trans fats làm tăng LDL (cholesterol xấu) và giảm HDL (cholesterol tốt). Vì thế, nó làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tiẻu đường.


Chất béo bã hòa có trong các thực phẩm từ động vật như thịt, sữa và các sản phẩm từ sữa như kem, bơ, pho mát… Chúng cũng được tìm thấy trong đồ ăn nướng, chiên rán và một số thực phẩm từ thực vật như tinh dầu cọ, tinh dầu dừa…



Khoảng 60% não của bé được cấu thành từ chất béo. Chất béo giúp ngăn cách các dây thần kinh, cải thiện khả năng học tập cũng như phát triển chức năng của mắt.
Những axit béo không thể thiếu trong dinh dưỡng của bé 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Sữa dê – dạng sữa công thức được coi là giải pháp thay thế phù hợp khi bé không thể bú mẹ vì một vài lý do.


Trong thời gian dài, sữa dê luôn được so sánh với sữa bò về các thành phần dinh dưỡng và tác dụng của mỗi loại sữa với sức khỏe bé. Nhiều chuyên gia cho biết, sữa dê là thực phẩm có lợi cho bé trong khi một số khác nghĩ rằng, sữa dê không nhiều lợi ích bằng sữa bò.


Dưới đây là các thành phần dinh dưỡng khi so sánh sữa bò và sữa dê:


Khác biệt ở chất béo


Sữa dê chứa 10g chất béo trong khoảng 200g sữa, nhiều hơn 2g so với lượng chất béo có trong 200g sữa bò. Nhưng sữa bò lại chứa agglutinin khiến sữa bò hơi khó tiêu hóa. Sữa dê không chứa agglutinin và vì thế, sữa dễ dễ tiêu hóa hơn.


Ngoài ra, sữa dê (được đóng dưới dạng sữa công thức) còn chứa các axit béo cần thiết như linoleic và arachidonic – hai axit béo thấp được chứng minh là tốt cho tiêu hóa.


Khác biệt ở protein


Khi uống sữa, axit trong dạ dày sẽ phản ứng với protein có trong sữa và kết thành một khối gọi là những cục protein. Ở sữa dê, cục protein này thường mềm hơn hoặc nói một cách khác, sữa dê ở trong dạ dày có hình thức là những cục đông mềm. Điều này giúp sữa dê dễ dàng tiêu hóa hơn.


Thông tin mẹ cần biết: dinh dưỡng trong sữa dê 1

Dị ứng

Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh, cả sữa bò và sữa dê đều chứa những chất gây dị ứng tương đương nhau. Tuy nhiên, casein protein (hay còn gọi là alpha-S1) – một loại protein gây dị ứng được tìm thấy với số lượng rất nhỏ trong sữa dê.


Khác biệt ở lactose


Sữa dê chứa khoảng 4,1% lactose trong khi lượng lactose ở sữa bò là 4,7%. Bất dung nạp lactose ở bé gây nên những triệu chứng như tiêu chảy, nôn trớ, nhiễm trùng tai, chàm bội nhiễm…


Khác biệt ở những chất khác


Nhìn chung, cả sữa bò và sữa dê dành cho bé đều chứa một lượng chất dinh dưỡng tương đương. Tuy nhiên, sữa dê có khoảng 13% là canxin, 25% vitamin B6, 47% vitamin A, 134% kali. Sữa dê còn có khoảng 10% axit folic.


Lưu ý: Sữa mẹ vẫn là lựa chọn đầu tiên dành cho bé. Không có loại sữa nào có thể thay thế hoàn toàn những lợi ích có trong sữa mẹ. Chỉ trừ một số trường hợp khẩn cấp hoặc trường hợp đặc biệt, khi mẹ không thể cho con bú thì bác sĩ mới chỉ định cho bé dùng sữa dê dạng công thức. Tuy nhiên, so với sữa công thức thông thường thì sữa dê không phổ biến bằng.


Theo PLXH


Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN