Hiển thị các bài đăng có nhãn axit. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn axit. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Khoảng 60% não của bé được cấu thành từ chất béo. Vì vậy việc cho con ăn chất béo hợp lý là điều các mẹ nên quan tâm trong chế độ dinh dưỡng của bé.
Vai trò của chất béo


Chất béo bao gồm dầu, mỡ thuộc nhóm chất dinh dưỡng chính và có vai trò cần thiết với cơ thể, là nguồn sinh năng lượng quan trọng. Đặc biệt chất béo giúp cho sự phát triển sớm về trí tuệ và thể lực của trẻ. Cơ thể muốn hấp thu và sử dụng tốt các vitamin A, D, E, K, cần có dầu mỡ.  


Mỡ động vật, đặc biệt mỡ gan cá và một số mỡ động vật sống ở biển có nhiều vitamin A, D và axit arachidonic cần thiết cho cơ thể. 


Cách cho ăn dầu, mỡ để con thông minh hơn 1

Trong những năm đầu đời, trẻ phát triển và tăng trưởng nhanh cả về thể chất và tinh thần. Các thiếu hụt về chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là cơ quan thần kinh. Do vậy, với trẻ em, khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ chất béo.
 
Vì sao phải cho con ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật?


Bác sĩ dinh dưỡng Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: “Dầu thực vật hay mỡ động vật đều do chất béo cấu thành nhưng chúng có sự khác biệt. Trong dầu thực vật có nhiều axit béo chưa no có ích cho cơ thể bé. Nhưng dầu thực vật lại rất ít hoặc hầu như không có axit arachidonic – một axit béo không no cần thiết và có nhiều vai trò quan trọng. Loại axit này lại được tìm thấy nhiều trong mỡ động vật.


Bên cạnh đó, chất béo của dầu thực vật là do axit không bão hòa tổ hợp thành, còn thịt mỡ là loại “chất béo nguy hiểm”. Nếu cho bé sử dụng nhiều mỡ động vật dễ dẫn tới các bệnh về tim mạch hoặc béo phì.


Khi chuẩn bị bữa, các bà mẹ thường băn khoăn chọn sử dụng dầu thực vật

hay mỡ động vật. Cách tốt nhất nếu bạn muốn bổ sung chất béo trong khẩu

phần ăn của bé là một bữa nấu dầu, bữa kia chuyển đổi sang nấu mỡ”.


Cách cho ăn dầu, mỡ để con thông minh hơn 2

Sử dụng dầu/ mỡ trong bữa ăn của bé như thế nào là hợp lý?

Bác sĩ Hải cho biết thêm: Các mẹ nên cân đối tỷ lệ giữa chất béo động vật với chất béo thực vật nên là 70% và 30%.


Một số cách thêm dầu/ mỡ đơn giản như sau, các mẹ có thể tham khảo:


Dầu ăn


Các món ăn hoặc cháo đã nấu chín, bắc khỏi bếp, mẹ có thể trộn một vài thìa dầu ăn/ dầu mè/ dầu oliu vào thức ăn của con. Đây là một trong những chất béo tốt nhất dành cho cơ thể bé.  


Sốt Mayone


Đây cũng là một giải pháp thêm chất béo vào bữa ăn của con. Trong 100g sốt mayone có 79g cất béo. Khi cho con ăn sốt bánh mỳ hoặc rau trộn, mẹ có thể trộn mayone nhưng không nên lạm dụng quá nhiều.


Bơ đậu phộng


Trong 100g đậu phộng, có 50g chất béo. Mẹ có thể phết bơ đậu phộng lên bánh mỳ cho con ăn sáng. Nhưng theo khuyến cáo, mỗi tuần, bé chỉ nên ăn 2 lần bơ đậu phộng.


Cách cho ăn dầu, mỡ để con thông minh hơn 3

Phô mai

Trong 100g phô mai có 33g chất béo. Mẹ có thể cho bé ăn một miếng phô mai vào bữa ăn nhẹ buổi chiều, hoặc sẽ cho bé ăn bánh mỳ quết phô mai cũng rất tốt.


Sinh tố bơ


Trong 100g thịt trái bơ, có chứa 17g chất béo. Chất béo trong trái bơ rất tốt cho sức khỏe của bé. Mỗi ngày, mẹ cho bé ăn một cốc sinh tố bơ nhỏ, sẽ rất tốt cho bé.
 
Những lưu ý khi cho con ăn dầu/ mỡ


Không nên tái sử dụng dầu, mỡ đã rán và có mùi cháy khét: Dầu mỡ khi đã qua chế biến vừa mất đi nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng vừa dễ bị nhiễm khuẩn.  


Hạn chế cho bé ăn các loại thức ăn rán (hoặc quay) bán sẵn ngoài hàng hay ngoài vỉa hè: Các loại thức ăn như bánh rán, bánh khoai, bánh chuối, gà quay, vịt quay… không đảm bảo vệ sinh và dĩ nhiên sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa vốn còn non nớt của bé.


Không mua các loại mỡ cân đóng gói sẵn ngoài chợ: Tốt nhất, bạn nên chọn mua và sơ chế mỡ động vật từ mỡ lợn tươi sống.



 8 trò chơi phát triển trí thông minh kinh điển với trẻ em quốc tế
” target=”_blank”>Cách cho ăn dầu, mỡ để con thông minh hơn 4

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Cơ thể sử dụng các chất béo chuỗi ngắn để tạo nên các axit béo chuỗi dài, giúp cơ thể khỏe mạnh theo nhiều cách, tùy mục đích của chúng.


Axit béo cần thiết (essential fatty acids – EFAs) giúp xây dựng các tế bào, duy trì hoạt động của hệ thần kinh trung ương, làm khỏe tim và các mạch máu, tăng miễn dịch và giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng. EFAs cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thị giác và bộ não của bé.


Có 2 loại EFAs: Đó là Omega-6 (axit linoleic) và Omega-3 (axit alpha-linolenic).


Cơ chế hoạt động của các axit béo cần thiết


Cơ thể sử dụng các chất béo chuỗi ngắn để tạo nên các axit béo chuỗi dài, giúp cơ thể khỏe mạnh theo nhiều cách, tùy mục đích của chúng.


Một trong những axit béo chuỗi dài mà cơ thể sản xuất từ axit alpha-linolenic là DHA (docosahexaenoic acid), rất cần thiết cho não và mắt của bé. Điều này giải thích tại sao sữa bột dành cho các bé nhũ nhi đều có chứa DHA và đó cũng là lý do phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh được khuyên nên tăng cường DHA trong chế độ ăn của họ, qua thực phẩm và cả viên bổ sung.


Những axit béo không thể thiếu trong dinh dưỡng của bé 1

  

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất DHA của cơ thể bé, gồm lượng chất béo Omega-6, chất béo bão hòa và chất béo trans (trans fats) trong chế độ ăn. Mất cân bằng chất béo Omega-6 và Omega-3 có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới hệ miễn dịch và phản ứng kháng viêm của cơ thể. Điều này nghĩa là bé dễ mắc bệnh như bệnh tim mạch và tiểu đường.


EPA (eicosapentaenoic acid) là một axit béo chuỗi dài mà bé hấp thu qua sữa mẹ. Giống DHA, chất này còn có trong các loại cá chứa dầu.


Lượng EFAs cho bé


- Bé 1-3 tuổi: 7000mg Omega-6 và 700mg Omega-3 mỗi ngày.


- Bé 4-8 tuổi: 10.000mg Omega-6 và 900mg Omega-3 mỗi ngày.


Omega-6 và Omega3 có mặt trong nhiều loại thực phẩm.


Nguồn dồi dào EFAs


Thực phẩm nhiều Omega-3:


- 30g đậu phụ: 300mg Omega-3.


- ½ bát đậu nành nấu chín: 500mg Omega-3.


- 1 thìa dầu hạt lanh: 1.500mg Omega-3.


- 1 thìa bơ lạc bổ sung Omage-3: 4.500mg Omega-3.


Ngoài ra, Omega-3 còn có trong sữa, sữa chua, nước cam ép và trứng. Omega-3 cũng có thể hiện diện trong nhiều loại thức ăn chế biến sẵn; do đó, bạn nên đọc kỹ nhãn hiệu trước khi cho bé ăn món gì.


Nguồn dồi dào Omega-6: Nhìn chung, Omega-6 có trong nhiều loại thực phẩm hơn Omega-3. Chẳng hạn, trong dầu đậu nành, hạt hướng dương, dầu ngô…


- 1 thìa dầu hạt hướng dương: 2.900mg Omega-6.


- 1 thìa dầu ngô: 2.400mg Omega-6.


- 1 thìa dầu cây rum: 3.300mg Omega-6.


- 1 thìa dầu đậu nành: 2600mg Omega-6.


Những axit béo không thể thiếu trong dinh dưỡng của bé 2

 

Để bé đủ DHA và EPA

 

Cơ thể bé dùng Omega-3 để tạo ra DHA và EPA. Các chuyên gia đề nghị, bé 1-3 tuổi cần 70mg DHA và EPA mỗi ngày; bé 4-8 tuổi cần 90mg DHA và EPA mỗi ngày. Nên khuyến khích bé ăn các thực phẩm giàu DHA hàng tuần, chẳng hạn:

- 30g cá hồi nấu chín: 400mg DHA.


- 30g cá thu đóng hộp: 226mg DHA.


- 30g cá sardines: 282mg DHA.


Ngoài ra, DHA còn có trong sữa, trứng, bánh… có bổ sung DHA.


Khi bé nhận quá nhiều EFAs


Quá nhiều EFAs sẽ dẫn tới mất cân bằng. Cách tốt nhất để cân bằng các axit béo cho dinh dưỡng của bé là chọn thực phẩm giàu Omega-3, tránh chất béo bão hòa và chất béo trans.


Trans fats có mặt trong nhiều đồ ăn chiên rán, bánh kẹo, pizza, bơ thực vật… Trans fats làm tăng LDL (cholesterol xấu) và giảm HDL (cholesterol tốt). Vì thế, nó làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tiẻu đường.


Chất béo bã hòa có trong các thực phẩm từ động vật như thịt, sữa và các sản phẩm từ sữa như kem, bơ, pho mát… Chúng cũng được tìm thấy trong đồ ăn nướng, chiên rán và một số thực phẩm từ thực vật như tinh dầu cọ, tinh dầu dừa…

 

Theo Pháp luật xã hội

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Hoa quả thì tốt nhưng mẹ cho bé ăn không đúng cách cũng khiến hoa quả mất chất.


Hoa quả có rất nhiều vitamin, trẻ ăn hoa quả rất tốt cho sức khoẻ…bất cứ bà mẹ nào cũng biết điều đó. Hầu hết chúng ta đều rất háo hức đợi đến khi con biết ăn dặm để cho con ăn những thìa hoa quả đầu tiên trong đời. Hoa quả có vị ngọt, thơm tự nhiên nên trẻ rất dễ ăn và rất thích ăn. Tuy nhiên, nếu cho con ăn không đúng cách, mẹ sẽ khiến bao công sức của mình…”đổ song đổ bể’.


Dưới đây là những lỗi sai “kinh điển” của các bậc cha mẹ


Cho con ăn hoa quả để “tráng miệng” sau bữa ăn


Đây là một trong những lỗi sai rất phổ biến của mẹ Việt, bắt đầu từ nhu cầu ăn mặn xong thường cần có đồ ngọt ngọt để tráng miệng và đổi vị. Tuy nhiên, mẹ nên ghi nhớ: Hoa quả chỉ nên được ăn với một cái dạ dày “rỗng”, tức là trước đó, trẻ chưa từng được ăn gì.


Cứ tưởng tượng, khi bé vừa ăn xong bát cháo lớn, mẹ cho con ăn them chút chuối. Hai thìa chuối đáng lẽ ra đã có thể đi thẳng vào ruột và được cơ thể hấp thụ. Vậy nhưng bát cháo lớn còn đang trong dạ dày đã cản trở chúng. Thêm vào đó, hoa quả vào ruột sẽ sản sinh ra axit. Các axit này sẽ làm hỏng các chất dinh dưỡng có trong “bát cháo” đang ở dạ dày bé, đồng thời gây ra đầy bụng, khó tiêu.


Hẳn mẹ còn nhớ cảm giác vừa ăn tối xong mà ăn một quả chuối, ta sẽ “có hứng” đi toilet ngay lập tức. Đó là vì axit trong chuối ở dạ dày đã khiến bữa ăn bị “hỏng” và cơ thể muốn tống chúng ra ngoài.


Đừng để điều đó xảy ra tương tự với bé.


Lời khuyên hợp lý nhất, đó là cho trẻ ăn hoa quả vào bữa chiều hoặc 30 phút trước khi mẹ dự định cho bé ăn bất cứ thứ gì.


Ép hoa quả lấy nước uống cho được nhiều


Ăn nguyên quả quít thì trẻ chỉ ăn được 1 nhưng nếu ép lấy nước không, trẻ có thể ăn được 2,3 quả một lúc. Thêm vào đó, vì nước ép tiện lợi nên nhiều bà mẹ lựa chọn cho con uống nước ép hoa quả.


Thực tế, một số loại nước ép hoa quả đóng hộp trên thị trường có 100% là hoá chất tổng hợp. Nhưng kể cả khi mẹ đảm bảo chỉ ép cho con uống hoa quả tươi, đó vẫn là một ý tưởng không hay.


Hoa quả ép, chẳng khác gì nước có vị hoa quả, nhưng tất cả các chất có lợi đều đã bị vứt đi. Không có chất xơ, không có một số vitamin chỉ có trên màng và cũng không có cơ hội cho bé luyện tập khả năng nhai. Vì vậy nếu được, mẹ hãy thử làm bằng tay: bơ dầm, dưa hấu dầm, chuối nạo và quít miếng…Thay vì cho vào máy xay và xay nhuyễn hết chúng lên thành một hỗn hợp nước lõng bõng.


Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 1

Trẻ ăn nguyên quả sẽ tốt hơn ép lấy nước (ảnh minh họa)

Trộn lẫn vài loại hoa quả cho con ăn một lúc


Cũng vẫn một lỗi khá phổ biến của mẹ Việt: Kết hợp hai ba loại hoa quả vào chung một bát rồi xay nhuyễn hoặc dầm ra để xúc cho trẻ ăn. Ăn hoa quả trộn lẫn có thể làm hại hệ tiêu hoá non nớt của trẻ. Chúng không những kết hợp với nhau tạo nên một lượng đường khổng lồ mà còn khiến trẻ bị lẫn vị và mất đi khả năng phân biệt từng loại hoa quả với từng vị khác nhau.


Ăn hoa quả trước khi đi ngủ


Trẻ ăn hoa quả trước khi đi ngủ có thể khiến bé tỉnh táo của mức vì đầy bụng, từ đó dẫn đến mất ngủ.


Ăn cam quít ngay trước và sau khi bú sữa


Trong vòng 1 giờ, không nên để bé cùng ăn sữa và cam, quýt. Chất chua (acid) trong loại hoa quả này, khi gặp protein trong sữa có thể bị ngưng động, kết tủa, ảnh hưởng đến quá trình cơ thể bé hấp thụ chất dinh dưỡng từ cam, quýt.


Mua hoa quả xanh về dấm cho chín dần


Ngày nay, vì lý do an toàn thực phẩm, lại sợ trẻ ăn phải hoa quả bị ngâm thuốc giục chín, rất nhiều chị em tỏ ra chuộng phương pháp mua hoa quả xanh về rồi để tự chín trong nhà. Tuy nhiên, trừ những trường hợp bất khả kháng, ta vẫn nên để hoa quả được chín tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời. Hoa quả chín nhờ sự quang hợp ánh nắng mặt trời sẽ có hàm lượng vitamin cao và bổ dưỡng hơn.


Mẹ có thể tham khảo bảng sau:


Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 2

  

Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 3

  

Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 4

  

Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 5

  

Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 6

  

Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 7

Cho con ăn quá nhiều hoa quả

Hoa quả ngon, ngọt nên trẻ con rất thích. Một số chị em vì thấy con ăn “tì tì”, lại nghĩ hoa quả lành nên mặc sức để bé ăn mà không cần hạn chế. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Trẻ ăn quá nhiều hoa quả có nguy cơ dẫn đến tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá.


Trẻ ăn quá nhiều chuối có thể dẫn đến các trường hợp như ghê miệng, buồn nôn. Trẻ ăn quá nhiều dưa hấu có thể dẫn đến lạnh bụng, đau bụng. Ăn quá nhièu vải, mít có thể bị nóng trong. Ăn nhiều ổi, hồng có thể bị táo bón…

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Hoa quả thì tốt nhưng mẹ cho bé ăn không đúng cách cũng khiến hoa quả mất chất.


Hoa quả có rất nhiều vitamin, trẻ ăn hoa quả rất tốt cho sức khoẻ…bất cứ bà mẹ nào cũng biết điều đó. Hầu hết chúng ta đều rất háo hức đợi đến khi con biết ăn dặm để cho con ăn những thìa hoa quả đầu tiên trong đời. Hoa quả có vị ngọt, thơm tự nhiên nên trẻ rất dễ ăn và rất thích ăn. Tuy nhiên, nếu cho con ăn không đúng cách, mẹ sẽ khiến bao công sức của mình…”đổ song đổ bể’.


Dưới đây là những lỗi sai “kinh điển” của các bậc cha mẹ


Cho con ăn hoa quả để “tráng miệng” sau bữa ăn


Đây là một trong những lỗi sai rất phổ biến của mẹ Việt, bắt đầu từ nhu cầu ăn mặn xong thường cần có đồ ngọt ngọt để tráng miệng và đổi vị. Tuy nhiên, mẹ nên ghi nhớ: Hoa quả chỉ nên được ăn với một cái dạ dày “rỗng”, tức là trước đó, trẻ chưa từng được ăn gì.


Cứ tưởng tượng, khi bé vừa ăn xong bát cháo lớn, mẹ cho con ăn them chút chuối. Hai thìa chuối đáng lẽ ra đã có thể đi thẳng vào ruột và được cơ thể hấp thụ. Vậy nhưng bát cháo lớn còn đang trong dạ dày đã cản trở chúng. Thêm vào đó, hoa quả vào ruột sẽ sản sinh ra axit. Các axit này sẽ làm hỏng các chất dinh dưỡng có trong “bát cháo” đang ở dạ dày bé, đồng thời gây ra đầy bụng, khó tiêu.


Hẳn mẹ còn nhớ cảm giác vừa ăn tối xong mà ăn một quả chuối, ta sẽ “có hứng” đi toilet ngay lập tức. Đó là vì axit trong chuối ở dạ dày đã khiến bữa ăn bị “hỏng” và cơ thể muốn tống chúng ra ngoài.


Đừng để điều đó xảy ra tương tự với bé.


Lời khuyên hợp lý nhất, đó là cho trẻ ăn hoa quả vào bữa chiều hoặc 30 phút trước khi mẹ dự định cho bé ăn bất cứ thứ gì.


Ép hoa quả lấy nước uống cho được nhiều


Ăn nguyên quả quít thì trẻ chỉ ăn được 1 nhưng nếu ép lấy nước không, trẻ có thể ăn được 2,3 quả một lúc. Thêm vào đó, vì nước ép tiện lợi nên nhiều bà mẹ lựa chọn cho con uống nước ép hoa quả.


Thực tế, một số loại nước ép hoa quả đóng hộp trên thị trường có 100% là hoá chất tổng hợp. Nhưng kể cả khi mẹ đảm bảo chỉ ép cho con uống hoa quả tươi, đó vẫn là một ý tưởng không hay.


Hoa quả ép, chẳng khác gì nước có vị hoa quả, nhưng tất cả các chất có lợi đều đã bị vứt đi. Không có chất xơ, không có một số vitamin chỉ có trên màng và cũng không có cơ hội cho bé luyện tập khả năng nhai. Vì vậy nếu được, mẹ hãy thử làm bằng tay: bơ dầm, dưa hấu dầm, chuối nạo và quít miếng…Thay vì cho vào máy xay và xay nhuyễn hết chúng lên thành một hỗn hợp nước lõng bõng.


Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 1

Trẻ ăn nguyên quả sẽ tốt hơn ép lấy nước (ảnh minh họa)

Trộn lẫn vài loại hoa quả cho con ăn một lúc


Cũng vẫn một lỗi khá phổ biến của mẹ Việt: Kết hợp hai ba loại hoa quả vào chung một bát rồi xay nhuyễn hoặc dầm ra để xúc cho trẻ ăn. Ăn hoa quả trộn lẫn có thể làm hại hệ tiêu hoá non nớt của trẻ. Chúng không những kết hợp với nhau tạo nên một lượng đường khổng lồ mà còn khiến trẻ bị lẫn vị và mất đi khả năng phân biệt từng loại hoa quả với từng vị khác nhau.


Ăn hoa quả trước khi đi ngủ


Trẻ ăn hoa quả trước khi đi ngủ có thể khiến bé tỉnh táo của mức vì đầy bụng, từ đó dẫn đến mất ngủ.


Ăn cam quít ngay trước và sau khi bú sữa


Trong vòng 1 giờ, không nên để bé cùng ăn sữa và cam, quýt. Chất chua (acid) trong loại hoa quả này, khi gặp protein trong sữa có thể bị ngưng động, kết tủa, ảnh hưởng đến quá trình cơ thể bé hấp thụ chất dinh dưỡng từ cam, quýt.


Mua hoa quả xanh về dấm cho chín dần


Ngày nay, vì lý do an toàn thực phẩm, lại sợ trẻ ăn phải hoa quả bị ngâm thuốc giục chín, rất nhiều chị em tỏ ra chuộng phương pháp mua hoa quả xanh về rồi để tự chín trong nhà. Tuy nhiên, trừ những trường hợp bất khả kháng, ta vẫn nên để hoa quả được chín tự nhiên dưới ánh nắng mặt trời. Hoa quả chín nhờ sự quang hợp ánh nắng mặt trời sẽ có hàm lượng vitamin cao và bổ dưỡng hơn.


Mẹ có thể tham khảo bảng sau:


Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 2

  

Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 3

  

Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 4

  

Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 5

  

Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 6

  

Cho con ăn hoa quả: sai là “công cốc” 7

Cho con ăn quá nhiều hoa quả

Hoa quả ngon, ngọt nên trẻ con rất thích. Một số chị em vì thấy con ăn “tì tì”, lại nghĩ hoa quả lành nên mặc sức để bé ăn mà không cần hạn chế. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Trẻ ăn quá nhiều hoa quả có nguy cơ dẫn đến tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá.


Trẻ ăn quá nhiều chuối có thể dẫn đến các trường hợp như ghê miệng, buồn nôn. Trẻ ăn quá nhiều dưa hấu có thể dẫn đến lạnh bụng, đau bụng. Ăn quá nhièu vải, mít có thể bị nóng trong. Ăn nhiều ổi, hồng có thể bị táo bón…

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN