Hiển thị các bài đăng có nhãn Viện Dinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Viện Dinh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Bác sĩ Lê Thị Hải cho biết: “Hầu hết các bé đều có giai đoạn biếng ăn. Vì vậy cha mẹ chỉ cần thực sự lo lắng nếu bé có các biểu hiện sau”.


Cùng tìm hiểu dấu hiệu, nguyên nhân vào những giai đoạn biếng ăn nghiêm trọng của bé. Qua đó, giúp cha mẹ xác định xem có cần lo ngại về bé hay không.


Khi biếng ăn của bé là vấn đề


Theo bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: “Có những bé biếng ăn tùy vào từng giai đoạn. Do đó khi chuyện biếng ăn của bé thực sự là một vấn đề cần lo lắng nếu có biểu hiện sau”:


- Cha mẹ lo lượng thức ăn hàng ngày không đáp ứng về nhu cầu năng lượng cho bé.


- Bạn phải chuẩn bị đồ ăn vặt thay thế vì bữa chính của bé còn nguyên.


- Bạn phải bổ sung vitamin cho bé.


- Bé hay bị ốm, bạn nghi ngờ là do bé ăn uống thiếu chất vì lười ăn.


- Bé có các triệu chứng thiếu hụt chất dinh dưỡng nghiêm trọng như giảm cân, mệt mỏi, khó ngủ, táo bón hoặc hiếu động thái quá…


Nguyên nhân


Có nhiều lý do khiến bé bỏ bữa:


- Dùng kháng sinh có thể làm đảo lộn các vi sinh vật đường ruột, dẫn đến mất cảm giác ngon miệng ở bé.


- Không dung nạp thực phẩm gây đau, chướng bụng và khiến bé không muốn ăn.


- Mọc răng hay bị cảm có thể làm bé không thấy hứng thú ăn uống.


- Táo bón gây đầy bụng có thể làm bé khó chịu, trốn tránh bữa ăn.


- Một bé tự kỷ có thể gặp những rắc rối về ăn uống.


- Bé lo lắng hoặc bị căng thẳng sẽ dẫn tới mất cảm giác ngon miệng khi ăn.


Một số điều mẹ có con cực kỳ biếng ăn rất muốn biết 1

Hầu hết các bé đều có giai đoạn biếng ăn. (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu cha mẹ không cần lo lắng


Hãy thử trả lời những câu hỏi sau:


- Bé có khỏe mạnh với đôi mắt sáng và làn da mịn màng?


- Bé có đi tiêu và đi tiểu đều đặn?


- Bé vẫn đủ năng lượng để vui chơi?


- Bé vẫn tăng cân và cân nặng của bé ở trong ngưỡng chuẩn?


- Bé có chịu ăn một vài món, cho dù bạn muốn bé ăn uống phong phú hơn?


Nếu đáp án cho phần lớn các câu hỏi trên là “có” thì chuyện lười ăn ở bé chưa gây hại tới sức khỏe của bé. Nếu bạn còn lo ngại, nên ghi lại lịch ăn uống của bé trong một tuần. Bạn có thể nhận ra rằng, bé ăn nhiều hơn bạn nghĩ.


Tuy nhiên nếu bé cực kỳ lười ăn, ví dụ ăn rất ít và kén ăn trong một thời gian dài, bé từ chối hầu như mọi món kể cả những món trước kia bé rất thích hoặc xuất hiện những dấu hiệu bất thường ở sức khỏe, hành vi của bé… thì bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ dinh dưỡng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn các cách để cải thiện chuyện ăn uống của bé hoặc nếu cần, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé dùng thuốc.

 

Theo Pháp luật xã hội


Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Khoảng 60% não của bé được cấu thành từ chất béo. Vì vậy việc cho con ăn chất béo hợp lý là điều các mẹ nên quan tâm trong chế độ dinh dưỡng của bé.
Vai trò của chất béo


Chất béo bao gồm dầu, mỡ thuộc nhóm chất dinh dưỡng chính và có vai trò cần thiết với cơ thể, là nguồn sinh năng lượng quan trọng. Đặc biệt chất béo giúp cho sự phát triển sớm về trí tuệ và thể lực của trẻ. Cơ thể muốn hấp thu và sử dụng tốt các vitamin A, D, E, K, cần có dầu mỡ.  


Mỡ động vật, đặc biệt mỡ gan cá và một số mỡ động vật sống ở biển có nhiều vitamin A, D và axit arachidonic cần thiết cho cơ thể. 


Cách cho ăn dầu, mỡ để con thông minh hơn 1

Trong những năm đầu đời, trẻ phát triển và tăng trưởng nhanh cả về thể chất và tinh thần. Các thiếu hụt về chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là cơ quan thần kinh. Do vậy, với trẻ em, khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ chất béo.
 
Vì sao phải cho con ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật?


Bác sĩ dinh dưỡng Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: “Dầu thực vật hay mỡ động vật đều do chất béo cấu thành nhưng chúng có sự khác biệt. Trong dầu thực vật có nhiều axit béo chưa no có ích cho cơ thể bé. Nhưng dầu thực vật lại rất ít hoặc hầu như không có axit arachidonic – một axit béo không no cần thiết và có nhiều vai trò quan trọng. Loại axit này lại được tìm thấy nhiều trong mỡ động vật.


Bên cạnh đó, chất béo của dầu thực vật là do axit không bão hòa tổ hợp thành, còn thịt mỡ là loại “chất béo nguy hiểm”. Nếu cho bé sử dụng nhiều mỡ động vật dễ dẫn tới các bệnh về tim mạch hoặc béo phì.


Khi chuẩn bị bữa, các bà mẹ thường băn khoăn chọn sử dụng dầu thực vật

hay mỡ động vật. Cách tốt nhất nếu bạn muốn bổ sung chất béo trong khẩu

phần ăn của bé là một bữa nấu dầu, bữa kia chuyển đổi sang nấu mỡ”.


Cách cho ăn dầu, mỡ để con thông minh hơn 2

Sử dụng dầu/ mỡ trong bữa ăn của bé như thế nào là hợp lý?

Bác sĩ Hải cho biết thêm: Các mẹ nên cân đối tỷ lệ giữa chất béo động vật với chất béo thực vật nên là 70% và 30%.


Một số cách thêm dầu/ mỡ đơn giản như sau, các mẹ có thể tham khảo:


Dầu ăn


Các món ăn hoặc cháo đã nấu chín, bắc khỏi bếp, mẹ có thể trộn một vài thìa dầu ăn/ dầu mè/ dầu oliu vào thức ăn của con. Đây là một trong những chất béo tốt nhất dành cho cơ thể bé.  


Sốt Mayone


Đây cũng là một giải pháp thêm chất béo vào bữa ăn của con. Trong 100g sốt mayone có 79g cất béo. Khi cho con ăn sốt bánh mỳ hoặc rau trộn, mẹ có thể trộn mayone nhưng không nên lạm dụng quá nhiều.


Bơ đậu phộng


Trong 100g đậu phộng, có 50g chất béo. Mẹ có thể phết bơ đậu phộng lên bánh mỳ cho con ăn sáng. Nhưng theo khuyến cáo, mỗi tuần, bé chỉ nên ăn 2 lần bơ đậu phộng.


Cách cho ăn dầu, mỡ để con thông minh hơn 3

Phô mai

Trong 100g phô mai có 33g chất béo. Mẹ có thể cho bé ăn một miếng phô mai vào bữa ăn nhẹ buổi chiều, hoặc sẽ cho bé ăn bánh mỳ quết phô mai cũng rất tốt.


Sinh tố bơ


Trong 100g thịt trái bơ, có chứa 17g chất béo. Chất béo trong trái bơ rất tốt cho sức khỏe của bé. Mỗi ngày, mẹ cho bé ăn một cốc sinh tố bơ nhỏ, sẽ rất tốt cho bé.
 
Những lưu ý khi cho con ăn dầu/ mỡ


Không nên tái sử dụng dầu, mỡ đã rán và có mùi cháy khét: Dầu mỡ khi đã qua chế biến vừa mất đi nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng vừa dễ bị nhiễm khuẩn.  


Hạn chế cho bé ăn các loại thức ăn rán (hoặc quay) bán sẵn ngoài hàng hay ngoài vỉa hè: Các loại thức ăn như bánh rán, bánh khoai, bánh chuối, gà quay, vịt quay… không đảm bảo vệ sinh và dĩ nhiên sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa vốn còn non nớt của bé.


Không mua các loại mỡ cân đóng gói sẵn ngoài chợ: Tốt nhất, bạn nên chọn mua và sơ chế mỡ động vật từ mỡ lợn tươi sống.



 8 trò chơi phát triển trí thông minh kinh điển với trẻ em quốc tế
” target=”_blank”>Cách cho ăn dầu, mỡ để con thông minh hơn 4

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Cháu nhà tôi 16 tháng mới nặng 9 kg. Nghe lời bạn bè mách, tôi mua men vi sinh cho cháu uống. Sau khi uống hết 12 lọ, cháu ăn tốt hơn, tăng 0,5 kg/tháng.


Nhưng tôi nghe nói chỉ được cho cháu uống men hết một tháng, rồi lại cách tháng mới uống, có đúng như vậy không ạ? Dùng men vi sinh kích thích tiêu hóa nhiều có hại gì cho sức khỏe của cháu không? (Ngọc)


Dùng men vi sinh cho bé thường xuyên có tốt không 1

  

Ảnh minh họa: Sheknows.


Trả lời:


Chào chị,


Với độ tuổi và cân nặng của cháu như vậy, là cháu bị suy dinh dưỡng, gia đình cần cho cháu đi khám bác sĩ dinh dưỡng để có chế độ ăn uống hợp lý.


Về việc dùng men vi sinh, chị có thể dùng thường xuyên cho cháu, cũng không cần cách một tháng mới uống lại. Nếu cháu đã ăn tốt, và tăng cân tốt rồi thì cũng không cần uống thường xuyên men vi sinh nữa.


Chị có thể cho cháu uống thêm một lọ sữa chua dạng uống có chứa men vi sinh (probiotic) hàng ngày, nó cũng có tác dụng tương đương uống men vi sinh.


Chúc cháu khỏe mạnh, chóng lớn.


Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm


Phó giám đốc Viện Dinh dưỡng

 

Theo VnExpress

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Bận rộn đi làm từ tối đến sáng, chị Lan đành nhờ mẹ chồng chăm sóc con gái 6 tháng tuổi. Chị cẩn thận mua rất nhiều thứ, từ bí đỏ, thịt nạc, rau xanh, tôm… cất vào tủ lạnh để khi nào cho cháu ăn, mẹ chị chỉ việc xay ra cho thêm vào bột.


Chị đã dặn mẹ rất kỹ là mỗi bữa cho thêm một thìa cà phê dầu ăn vào bột để tăng chất béo, nhưng bà không nghe, sợ dầu ăn pha tạp, cháu dễ bị đau bụng.


Kết quả là 3 tháng sau khi bắt đầu ăn dặm, bé chỉ tăng có 0,5 kg mặc dù ăn bột khá nhiều, mỗi bữa vẫn có đầy đủ rau xanh, thịt… Đưa con đi khám, bác sĩ nói bé bị suy dinh dưỡng, không có bệnh tật gì, nhưng có thể do chế độ ăn uống chưa đảm bảo khiến bé không tăng cân. Sau khi mang về cho mẹ chồng kết quả khám và chế độ ăn được bác sĩ vạch ra với một thìa dầu cho mỗi bữa bột, mẹ chị mới thực hiện. Sau một tháng, cân nặng bé tăng lên rõ rệt, chị Lan mới thở phào.


Cũng rơi vào hoàn cảnh đứng ngồi không yên vì cân nặng của con, nhưng chị Thanh Hoa lại cho con ăn theo một chế độ hoàn toàn ngược lại. Chị tuân thủ việc cho dầu ăn vào bột của bé mỗi ngày, nhưng tuyệt đối chỉ dùng dầu ôliu mà không dùng bất kỳ loại khác. Theo chị, chỉ có dầu ôliu an toàn, có nhiều chất béo giúp bé phát triển trí não tốt và cho bé trái tim khoẻ mạnh.


Chị chỉ cho con ăn loại dầu này đã gần một năm. Đợt đầu bé tăng cân khá nhanh nhưng sau đó dần chậm lại. Lo lắng con gặp vấn đề về tiêu hóa, chị cho con đi khám và nêu rõ chế độ ăn của con mình. Chị được bác sĩ khuyên nên bổ sung cho con cả dầu và mỡ chứ không nên chỉ dùng nguyên dầu ôliu.


 


Trẻ ăn ít dầu có nguy cơ suy dinh dưỡng 1

Trẻ ăn ít dầu ăn có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.


Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm khám, tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng cho biết, đối với trẻ em dầu mỡ chiếm 40-45% năng lượng khẩu phần ăn hàng ngày. Trẻ càng nhỏ nhu cầu về chất béo càng cao, vì vậy trẻ ăn ít dầu mỡ sẽ bị thiếu năng lượng dẫn đến suy dinh dưỡng. Thiếu dầu mỡ cũng làm trẻ không hấp thu được vitamin D, A – là những vitamin tan trong dầu mỡ dẫn đến còi xương chậm lớn. Như vậy nguyên nhân trẻ chậm lớn, còi xương là do không ăn hoặc ăn quá ít chất béo nói chung.


Đối với trẻ dưới một tuổi, nên cho vào bột của bé một thìa cà phê dầu ăn mỗi bữa. Với trẻ trên một tuổi, số lượng sẽ tăng gấp đôi. Nên cho bé ăn cả dầu và mỡ, vì cholesterol cũng cần cho trẻ. Hạn chế sử dụng một loại dầu trong suốt thời gian dài dễ gây nên hiện tượng vừa thừa vừa thiếu chất.


Theo bác sĩ Hải, với những bé bị suy dinh chế độ ăn cần tăng cả về số lượng và chất lượng. Giai đoạn đầu nếu bé biếng ăn cần cho ăn nhiều bữa, nấu các loại thức ăn dễ tiêu hóa hấp thu như súp, cháo, cho tăng thêm dầu mỡ vào các bữa ăn để tăng năng lượng, mỗi ngày trẻ cần ăn 4 bữa có tinh bột: cháo, mì, cơm, súp… và uống 500 ml sữa/ngày, ăn thêm sữa chua, hoa quả sau các bữa ăn. Khi chế biến món ăn nên dùng các loại đạm có giá trị sinh học cao như sữa, trứng, thịt, cá, tôm giúp bé hấp thu tốt hơn. Trường hợp bé lười ăn nên đi khám tư vấn bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để được bổ sung men tiêu hóa và vi chất dinh dưỡng.


Theo VnExpress


Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Theo bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: “Hàng ngày vẫn có rất nhiều bà mẹ đưa con đến khám than vãn rằng dù rất chăm con nhưng không hiểu sao bé vẫn còi, mãi không chịu lên cân”.


Nếu con bạn là một trong những trường hợp trên thì mẹ hãy “kiểm điểm” lại bản thân xem có mắc những lỗi sau khi chăm con không nhé!


1. Trộn sữa vào nhiều loại nước


Nhiều cha mẹ lo bé không uống đủ sữa nên quyết định trộn sữa công thức vào nước quả, nước khoáng, nước rau… cho bé.


Thực tế: Sữa bán trên thị trường đã được nhà sản xuất cân bằng thành phần dinh dưỡng. Nếu trộn sữa lung tung, bé có thể bị tiêu chảy. Hoặc dẫn tới tình trạng lãng phí. Chẳng hạn, nếu đem sữa công thức pha với nước khoáng sẽ dẫn tới việc thừa hàm lượng chất khoáng vì bản thân chất khoáng có trong nước khoáng đã khá cao.


Vì thế, chỉ nên pha sữa công thức với nước lọc (ấm) thông thường.


4 nguyên nhân khiến mẹ chăm mãi con vẫn còi 1

2. Nghiện khoai tây, carrot

Một số cha mẹ cho rằng, hai loại củ này dồi dào dinh dưỡng, nên cho bé ăn nhiều.


Thực tế: Khoai tây, carrot thuộc nhóm “thức ăn có đường”. Luợng đường trong đó cao hơn trong các loại rau xanh. Nếu cho ăn nhiều, bé sẽ hấp thu quá lượng đường cho phép. Vì thế, món nào cũng nên cho bé ăn điều độ, không nên lạm dụng.


4 nguyên nhân khiến mẹ chăm mãi con vẫn còi 2

 

3. Hầm xương lấy nước

 

Nhiều người mẹ chịu khó hầm xương, lấy nước để nấu bột (cháo) cho con. Họ nghĩ, nước xương chứa nhiều chất dinh dưỡng, thậm chí còn tốt hơn cả thịt nạc.

Thực tế: Nước xương chỉ có vị ngọt và thơm. Protein thường bị giữ lại trong thịt và xương. Vì thế, bé cần được ăn cả phần thịt và phần nước để ngăn ngừa thiếu chất.


4 nguyên nhân khiến mẹ chăm mãi con vẫn còi 3

 

4. Mua cháo dinh dưỡng cho con ăn

 

Không ít cha mẹ mua cháo bán sẵn ngoài hàng (hoặc cho bé ra hàng) ăn cháo. Nhiều cha mẹ ưa chuộng cháo dinh dưỡng (nutritious porridge) trong quá trình nuôi con.

Thực tế: Khá nhiều bé ăn cháo “vỉa hè” không lên cân tốt vì cháo loại này không đủ chất cho bé. Một số bé phải nhập viện do nôn trớ hay tiêu chảy vì những sản phẩm được quảng cáo là “cháo dinh dưỡng”. Cha mẹ nên tránh những sản phẩm cháo dành cho bé không rõ nguồn gốc. Nếu không, nên mua cháo trắng mang về nấu lại rồi thêm dầu, trứng… vào cháo trước khi cho bé ăn.


Theo PLXH

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Đôi khi, cha mẹ đã tẩm bổ cho bé nhiều mà bé vẫn còi cọc. Nguyên nhân có thể do bạn chăm con chưa khoa học.Theo bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: “Hàng ngày vẫn có rất nhiều bà mẹ đưa con đến khám than vãn rằng dù rất chăm con nhưng không hiểu sao bé vẫn còi, mãi không chịu lên cân”.


Nếu con bạn là một trong những trường hợp trên thì mẹ hãy “kiểm điểm” lại bản thân xem có mắc những lỗi sau khi chăm con không nhé!


1. Trộn sữa vào nhiều loại nước


Nhiều cha mẹ lo bé không uống đủ sữa nên quyết định trộn sữa công thức vào nước quả, nước khoáng, nước rau… cho bé.


Thực tế: Sữa bán trên thị trường đã được nhà sản xuất cân bằng thành phần dinh dưỡng. Nếu trộn sữa lung tung, bé có thể bị tiêu chảy. Hoặc dẫn tới tình trạng lãng phí. Chẳng hạn, nếu đem sữa công thức pha với nước khoáng sẽ dẫn tới việc thừa hàm lượng chất khoáng vì bản thân chất khoáng có trong nước khoáng đã khá cao.


Vì thế, chỉ nên pha sữa công thức với nước lọc (ấm) thông thường.


4 nguyên nhân khiến mẹ chăm mãi con vẫn còi 1

2. Nghiện khoai tây, carrot

Một số cha mẹ cho rằng, hai loại củ này dồi dào dinh dưỡng, nên cho bé ăn nhiều.


Thực tế: Khoai tây, carrot thuộc nhóm “thức ăn có đường”. Luợng đường trong đó cao hơn trong các loại rau xanh. Nếu cho ăn nhiều, bé sẽ hấp thu quá lượng đường cho phép. Vì thế, món nào cũng nên cho bé ăn điều độ, không nên lạm dụng.


4 nguyên nhân khiến mẹ chăm mãi con vẫn còi 2

3. Hầm xương lấy nước


Nhiều người mẹ chịu khó hầm xương, lấy nước để nấu bột (cháo) cho con. Họ nghĩ, nước xương chứa nhiều chất dinh dưỡng, thậm chí còn tốt hơn cả thịt nạc.


Thực tế: Nước xương chỉ có vị ngọt và thơm. Protein thường bị giữ lại trong thịt và xương. Vì thế, bé cần được ăn cả phần thịt và phần nước để ngăn ngừa thiếu chất.


4 nguyên nhân khiến mẹ chăm mãi con vẫn còi 3

4. Mua cháo dinh dưỡng cho con ăn


Không ít cha mẹ mua cháo bán sẵn ngoài hàng (hoặc cho bé ra hàng) ăn cháo. Nhiều cha mẹ ưa chuộng cháo dinh dưỡng (nutritious porridge) trong quá trình nuôi con.


Thực tế: Khá nhiều bé ăn cháo “vỉa hè” không lên cân tốt vì cháo loại này không đủ chất cho bé. Một số bé phải nhập viện do nôn trớ hay tiêu chảy vì những sản phẩm được quảng cáo là “cháo dinh dưỡng”. Cha mẹ nên tránh những sản phẩm cháo dành cho bé không rõ nguồn gốc. Nếu không, nên mua cháo trắng mang về nấu lại rồi thêm dầu, trứng… vào cháo trước khi cho bé ăn.



Cho dù bạn chưa hay đã có kinh nghiệm làm mẹ thì những lời khuyên sau đây vẫn rất bổ ích.
4 nguyên nhân khiến mẹ chăm mãi con vẫn còi 4

Nguồn bài viết: AFamily.VN