Hiển thị các bài đăng có nhãn Trứng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trứng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Nếu con bạn có biểu hiện kém hoạt bát, mệt mỏi hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh và làn da xanh… thì rất có thể bé đang bị thiếu máu.
Dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu


Thông thường trẻ bị thiếu sắt không có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào do lượng sắt dự trữ trong cơ thể sụt giảm chậm. Khi bệnh đã chuyển sang thiếu máu, bạn có thể nhận thấy những dấu hiệu dưới đây của trẻ.


Trẻ trở nên suy yếu, kém hoạt bát, mệt mỏi hay quấy khóc, dễ cáu kỉnh. Vẻ ngoài trẻ cũng thay đổi: nước da xanh và niêm mạc nhợt nhạt. Ngoài ra trẻ còn trở nên biếng ăn, bị chóng mặt hay cảm thấy có đốm sáng trước mặt.


Thiếu máu do thiết sắt nếu nặng sẽ làm trẻ chậm phát triển thể chất và khả năng vận động (chậm biết ngồi, đứng, đi), tóc thưa dễ gãy, dễ rụng, móng tay, móng chân biến dạng, gan lách to…


Trẻ còn bị giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nhưng quan trọng nhất là làm giảm chỉ số thông minh, giảm khả năng tư duy, sáng tạo, kết quả học tập kém.


Dấu hiệu bé thiếu máu và những thực phẩm giàu chất sắt 1

Bổ sung chất sắt cho bé


Thông thường, bé mới tập đi cần 7mg sắt mỗi ngày. Chất sắt đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên hemoglobin (sắc tố đỏ chứa oxy có trong máu), và myoglobin (sắc tố chứa oxy có trong cơ). Thiếu  sắt có thể dẫn đến thiếu máu làm cơ thể mệt mỏi, suy yếu, chóng mặt hoa mắt, cáu gắt, da dẻ xanh xao, môi khô… Sắt cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của não.


Cần lưu ý rằng sự khác biệt giữa chất sắt có trong thực vật và chất sắt có trong động vật. Sắt Heme – loại chất sắt có trong động vật như thịt, cá, tôm, cua, nghêu, sò, thịt các loại gia cầm… dễ hấp thụ đối với cơ thể. Nhưng loại chất sắt cơ thể cần lại không phải là Heme mà là một loại khác có trong các loại rau  màu xanh đậm, đậu và các loại hoa quả sấy khô…(lòng đỏ trứng cũng chứa chất sắc, hầu hết là chất sắc thực vật).


Bạn có thể tăng cường thêm chất sắt thực vật bằng cách cho bé ăn nhiều thực phẩm có chứa sắt Heme. Thực phẩm giàu vi-ta-min C như các loại rau quả nước cam, cam, dâu Tây, tiêu đỏ, đu đủ, bông cải xanh, nho, dưa lưới, xoài, cà chua và khoai tây cũng có thể giúp tăng cường chất sắc thực vật..


Một số nguồn cung cấp chất sắt tốt nhất cho bé:


¼ tách rau biển (bao gồm các loại tảo, rong biển)


1/3 tách bột ngũ cốc pha sẵn: 4.5mg


1/3 tách bột yến mạch pha sẵn: 4mg


¼ tách sữa đậu nành: 2.2mg


Dấu hiệu bé thiếu máu và những thực phẩm giàu chất sắt 2

¼ chén thịt heo, đậu nướng và nước sốt cà chua: 2mg


¼ tách đậu xanh


28g thịt thái lát nướng: 1mg


28g tôm: 9mg


½ bánh mì hamburger loại vừa (khoảng 43g): 9mg


¼ tách đậu đen: 9mg


1 thìa súp mầm lúa mì: 5mg


¼ chén đậu phụ: 9mg (lượng dưỡng chất sẽ khác nhau tùy vào từng loại đậu phụ.)


½ quả trứng lớn: 3mg


28g thịt ức gà: 2mg


Lưu ý: Số mg sẽ thay đổi tùy vào dụng cụ đo lường, chất lượng thực phẩm và nhãn hàng…



Thiếu máu ở bé và 5 nguyên nhân thường gặp
” target=”_blank”>Dấu hiệu bé thiếu máu và những thực phẩm giàu chất sắt 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Ăn quá nhiều những thực phẩm này có thể gây sảy thai hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu.


3 tháng đầu là thời gian chị em sẽ bị sảy thai nhất, vì vậy chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng. Bên cạnh việc ăn uống đầy đủ dưỡng chất để thai nhi phát triển tốt, mẹ bầu cũng cần tránh hoặc hạn chế những loại thực phẩm dưới đây để giảm những rủi ro có thể xảy ra với thai kỳ.


Hải sản tái, sống


Đồ hải sản tái hoặc sống có chứa những loại vi khuẩn và virut không an toàn cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, khi mang bầu bạn cần đặc biệt chú ý khâu chế biến những loại thực phẩm này. Nên tự mua về, chế biến chín để ăn chứ không nên ăn ngoài hàng. Bạn cũng cần biết thêm rằng, các loại hải sản như nghêu, sò, ốc… dù được chế biến rất kỹ lưỡng thì nguy cơ nhiễm khuẩn từ tảo biển trong đó vẫn có thể xảy ra. Lời khuyên từ các chuyên gia là mẹ bầu chỉ nên ăn ở một mức độ nhất định, không nên ăn quá nhiều.


Thịt chế biến sẵn


Loại thịt chế biến sẵn bao gồm xúc xích, thực phẩm nhồi thịt… là loại thực phẩm thực sự không nên ăn trong thời gian bầu bí. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học mới đây, khi bà bầu ăn quá nhiều loại thịt này có thể gây hại cho thai nhi trong bụng. Trong trường hợp nguy hiểm còn có thể gây ngộ độc cho thai nhi hoặc dẫn đến sảy thai.


Nếu mẹ bầu nào thèm loại thực phẩm này thì cũng có thể ăn với một lượng nhỏ, các mẹ cần chú ý chế biến ở nhiệt độ cao để đảm bảo an toàn nhất nhé.


Thực phẩm PHẢI tránh 3 tháng đầu 1

Loại thịt chế biến sẵn là loại thực phẩm thực sự không nên ăn trong thời gian bầu bí. (ảnh minh họa)

Phomat


Phomat là thực phẩm thự sự không an toàn cho bà bầu. Các loại phomat nên tránh trong thời kì bầu bí bao gồm: phomat camembe, phomat rôcơpho, phomat feta, phomat gorgonzola và các loại phomat có nguồn gốc từ Mehico. Trong thành phần của các loại phomat này có chứa các loại vi khuẩn có thể gây sảy thai ở bà bầu. Bạn chỉ nên ăn các loại phomat được chế biến từ các loại sữa tươi tiệt trùng.


Dứa


Bà bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn, uống quá nhiều nước ép dứa vì loại quả này có thể gây ra những cơn co thắt tử cung làm sảy thai; gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Nguyên nhân là do dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai. Tuy nhiên, qua 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn một lượng dứa vừa phải, phù hợp.


Rau sam


Rau sam là loại rau dễ trồng, dễ chăm, dễ kiếm, vừa là thảo dược lại vừa là thực phẩm chế biến món ăn, có dược tính hàn. Thực tế chứng minh khi dùng rau sam thì nó kích thích tử cung khá mạnh, có thể làm tăng số lần và cường độ thu co của tử cung và hậu quả là gây ra sẩy thai.


Táo mèo


Táo mèo có vị chua, chát, ngọt rất hợp với những bà bầu ốm nghén nhưng loại quả này lại không thực sự tốt cho phụ nữ mang thai. Theo nhiều tài liệu ghi lại, táo mèo có tác dụng làm hưng phấn tử cung, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, gây sảy thai và sinh non.


Thực phẩm PHẢI tránh 3 tháng đầu 2

Nhãn là loại quả mẹ bầu không nên ăn trong quá trình mang thai. (ảnh minh họa)

Quả nhãn


Nhãn là một loại quả ăn rất ngon, có mùi thơm, vị ngọt. Tuy nhiên, đây lại cũng là một loại quả mẹ bầu không nên ăn trong quá trình mang thai. Bởi phụ nữ mang thai thường có triệu chứng nóng trong và thường có các hiện tượng táo bón, ăn nhãn nhiều sẽ tăng nóng trong, động huyết động thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai.


Đu đủ xanh


Rất nhiều nghiên cứu cho thấy đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ, có thể gây nên sự co thắt tử cung với hậu quả là gây sảy thai. Hơn nữa, đu đủ xanh còn chứa prostaglandin và oxytocin là những chất mà cơ thể rất cần để khởi động cho giây phút ra đời của đứa trẻ. Vì thế, khi chưa đủ ngày đủ tháng để đứa trẻ ra đời, nếu ăn đu đủ xanh thì rất có thể mẹ bầu sẽ bị sảy thai.


Tuy nhiên, đu đủ thật chín lại rất tốt cho mẹ bầu. Chính vì vậy, đừng đánh đồng đu đủ xanh với đu đủ chín mà kiêng cả hai các mẹ nhé.


Nha đam


Nha đam được ví như một loại “thần dược” với sắc đẹp phụ nữ, có thể giúp chị em chăm sóc mọi loại da, chống nếp nhăn và giúp giảm cân.


Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên uống nước ép nha đam, bởi nếu uống sẽ dẫn đến xuất huyết vùng chậu, thậm chí còn gây ra sẩy thai.


Gan, vitamin A


Bổ sung quá nhiều vitamin A trong thời gian mang thai có thể gây hại cho em bé của bạn. Hầu hết các bác sĩ khoa sản đều khuyên chị em bầu bí không nên sử dụng liều cao vitamin tổng hợp và các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A. Vì vậy, chị em nên hạn chế bổ sung dầu gan cá, gan động vật và vitamin A trong thời gian mang thai.


Thực phẩm PHẢI tránh 3 tháng đầu 3

Trứng sống hoặc chưa được nấu chín có thể nhiễm salmonella khiến bạn và thai nhi gặp rắc rối. (ảnh minh họa)

Trứng tái, sống


Trứng sống hoặc chưa được nấu chín có thể nhiễm salmonella khiến bạn và thai nhi gặp rắc rối. Để được an toàn nhất, chị em bầu nên tránh những món ăn với trứng chưa được nấu kỹ như salad, kem tự chế, mayonnaise… Khi chế biến trứng để ăn, mẹ bầu cũng cần lưu ý để trứng chín cả lòng đỏ và lòng trắng.


Quẩy


Khi làm quẩy, người ta phải đưa vào một lượng nhất định phèn chua, mà phèn chua chứa nhôm – một chất vô cơ. Khi rán quẩy, cứ 500 g bột mì phải dùng 15 g phèn chua. Phụ nữ mang thai cứ mỗi ngày ăn 2 chiếc quẩy sẽ đưa vào cơ thể 3g phèn chua. Nếu ăn nhiều, lượng nhôm tích lũy sẽ lớn, làm cho não thai kém phát triển, tăng nguy cơ mắc bệnh đần độn.


Đồ uống có chứa caffeine


Trong thời kỳ mang thai, nếu mẹ bầu dùng thường xuyên các loại đồ uống có chứa caffeine (như caffe, chè, coca, nước tăng lực, soda, cocktail…) sẽ có nguy cơ bị tăng nhịp tim và áp lực máu dẫn đến mất ngủ và đau đầu. Không chỉ thế, nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng, gây nguy cơ sảy thai và sinh non.


Sữa chưa tiệt trùng


Sữa chưa tiệt trùng tức là sữa tươi, chưa qua nhà máy xử lý. Tuy ngoài thị trường không bày bán nhiều nhưng không phải là không có. Trong sữa chưa qua xử lý này có chứa vi khuẩn listeria có thể làm tăng tỷ lệ sảy thai cho mẹ bầu.


Rượu, đồ uống có gas


Mẹ bầu nên tuyệt đối không nên uống rượu, các thức uống chứa cồn, đồ uống có gas vì nó có thể gây ra các dị tật bẩm sinh cho thai nhi hết sức nguy hiểm. Theo nhiều nghiên cứu nếu mẹ bầu uống quá nhiều rượu trong thời kỳ mang thai thì thai nhi sinh ra rất dễ bị các tổn thương thần kinh và có nguy cơ mắc bệnh đao rất cao.

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Giai đoạn bé cần ăn bữa phụ là khoảng 1-3 tuổi. Các mẹ nên cho bé ăn 3 bữa chính và 1-3 bữa vặt mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu cần năng lượng của bé.


Khi bé Mon ăn dặm, mẹ Mon đã rất băn khoăn không biết làm những món gì cho bữa phụ của con vừa nhẹ nhàng lại vừa đầy đủ dưỡng chất. Sau một thời gian nghiền ngẫm với kinh nghiệm của các bà mẹ đi trước và học thêm ở lớp học nấu ăn trên Viện Dinh Dưỡng, mẹ Mon đã có một danh sách bữa phụ phong phú cho con.


Các mẹ có thể tham khảo những gợi ý sau nhé:


Đối với bữa ăn chính của con, bạn cần chọn đủ 4 nhóm thực phẩm: rau xanh, chất đạm, chất béo và tinh bột.


Đối với bữa ăn vặt của con, bạn có thể chọn ít nhất là 2 nhóm thực phẩm. Sữa có thể thay thế cho nhóm chất béo hoặc nhóm giàu đạm.


Bạn chỉ cho bé ăn (uống) sữa và nước quả trong những bữa ăn vặt. Ngoài ra, nên cho con uống nước lọc vào những lúc khác.


Gợi ý về thức ăn nguội


Sau đây là một số thức ăn nguội có thể dùng cho các bữa ăn vặt lành mạnh của bé:


- Sữa hoặc sữa chua xay với hoa quả.


- Sữa chua trộn với hoa quả cắt miếng nhỏ; sữa chua với bánh ngọt. Đậu phụ có thể ăn kèm với hoa quả tươi.


- Bánh mì sandwich với trứng, cá ngừ, xốt gà, phômai cắt miếng hoặc thịt mềm. Phômai bào hoặc cắt miếng vuông với bánh mỳ nguyên chất


- Bánh ngọt nhỏ và cam cắt múi. Bánh bột gạo trét mỏng một lớp kem hoặc quả bơ xay nhuyễn.


- Bánh mì với chuối chín.


- Các loại mỳ ống, mỳ sợi, nui, cháo…


Gợi ý cực đỉnh cho bữa phụ của bé 1-3 tuổi 1

 

Gợi ý về thức ăn nóng

 

Sau đây là một số thức ăn nóng có thể dùng cho các bữa vặt lành mạnh của bé:

- Cháo thịt cắt miếng nhỏ.


- Cháo yến mạch với sữa nguyên chất.


- Bánh kếp (bánh ngọt mỏng làm bằng bột, nhào trứng và sữa, nướng đều hai mặt và ăn nóng, có thể có nhân bên trong).


- Trứng tráng khổ nhỏ hoặc trứng ốp la và bánh mì nướng.


- Bánh mỳ kẹp xốt thịt, đậu băm nóng.


- Spaghety với xốt cà chua hoặc xốt thịt. Mỳ sợi với thịt vo viên.


- Súp cá với bánh mỳ.


- Cháo thịt gà và rau.


Gợi ý cực đỉnh cho bữa phụ của bé 1-3 tuổi 2

 

Gợi ý về rau quả

 

Rau nên nấu mềm, chẳng hạn như carrot, súp lơ, đậu đỗ hoặc cải bắp. Nấu mềm thành cháo, súp hoặc nước xốt rưới lên mỳ ống sẽ khiến bé ngon miệng.

- Hoa quả tươi, mềm cần cắt miếng, bỏ lõi, hột và vỏ cứng, chẳng hạn như táo, chuối, dâu, kiwi, dưa, đào, lê hoặc mận. Nho hoặc cà chua nhỏ cắt dài thành 4 miếng để bé dễ ăn.


- Ngoài ra, bạn có thể làm sinh tốt cà chua hoặc nước các loại rau cho bé thưởng thức.


Gợi ý cực đỉnh cho bữa phụ của bé 1-3 tuổi 3

 

Đồ uống cho bé

 

Không phải lúc nào bé cũng biết nói cho cha mẹ biết mình đang khát. Các bé còn dễ bị mất nước hơn người lớn. Vì thế, nên cho bé bú mẹ cho đến khi được 2 tuổi trở lên. Sữa mẹ bảo vệ bé khỏi nhiễm trùng và các bệnh khác.

Với bé 1-3 tuổi không (hoặc ít) bú mẹ nên cho bé uống khoảng 500ml (tương đương 2 cốc) sữa mỗi ngày. Bởi vì, bé trong tuổi chập chững cần có chất béo để phát triển não. Do đó, cha mẹ nên cho bé uống sữa nguyên chất cho đến khi bé được 2 tuổi. Không nên cho bé dưới 2 tuổi uống sữa rút bớt chất béo (1% và 2%).


Gợi ý cực đỉnh cho bữa phụ của bé 1-3 tuổi 4

Cho uống nước lọc trong thời gian giữa các bữa ăn chính và ăn vặt để bé bớt khát.

Nếu cho bé uống nước quả, cần giới hạn khoảng 125-175m (tương đương 1/2-3/4 cốc) mỗi ngày. Chỉ cho uống nước quả hoặc nước rau chất lượng tốt. Nên cho uống nước quả trong cốc, không cho bú nước quả trong bình. Nên nhớ, hoa quả tươi bao giờ cũng tốt hơn cho bé so với nước hoa quả.


Phòng hóc nghẹn cho bé


- Bạn cần luôn luôn có mặt bên cạnh bé khi bé ăn, uống. Nhớ cho bé ngồi khi ăn.


- Bạn nên làm gương tốt cho con bằng cách ăn chậm, nhai kỹ.


- Bạn cần nấu chín hoặc (bào vụn) các loại rau củ cứng như carrot, bí đao… Cần cắt hoa quả thành nhiều miếng nhỏ và lấy hột ra. Nên gỡ xương cá và lọc ra từng miếng mỏng trước khi cho bé ăn. Dùng các đầu ngón tay để bóp cá, tìm và gỡ xương.


- Bạn cần cắt dọc (theo chiều dài) các loại thức ăn tròn như nho và xúc xích trước; sau đó, mới cắt thành nhiều miếng nhỏ. Bạn nên trét mỏng bơ (phômai) trên bánh mì nướng.


- Đề phòng khi bé ăn lạc, ngô rang… kẹo cứng, kẹo cao su hoặc kẹo dẻo; các thức ăn dính đặc trên thìa.

 

Theo PLXH

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN