Hiển thị các bài đăng có nhãn Trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trẻ em. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng, răng sữa đằng nào cũng thay nên không chú ý đến việc chăm sóc răng miệng cho con. Đây là việc làm sai lầm vì răng sữa có vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời.


Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nếu chăm sóc răng sữa tốt thì răng vĩnh viễn của trẻ cũng sẽ khỏe và tốt về sau này. Vậy khi nào cần cho trẻ bắt đầu tự đánh răng?


Răng sẽ thay đổi theo từng trẻ nhưng nếu trẻ dưới 8 tuổi cần có sự giúp đỡ khi tự chải răng.


- Chọn bàn chải phù hợp cho lứa tuổi của trẻ.


- Nên cùng trẻ chải răng để giúp trẻ quan sát và bắt chước .


- Chải răng ít nhất 2 lần một ngày, buổi sáng và trước khi đi ngủ .


- Chú ý chải mặt nhai và các răng hàm phía sau là nơi sâu răng thường phát triển đầu tiên.


Cách chăm sóc răng cho trẻ thế nào là đúng? 1

  

Chỉ nên dùng một lượng nhỏ như hạt đậu kem đánh răng có chứa Fluor. Hướng dẫn trẻ súc miệng sạchvà nhổ hết kem đánh răng ra sau khi chải răng.


Phụ huynh sẽ đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe răng miệng của con mình. Thật vậy, chăm sóc răng miệng cho trẻ bắt đầu từ bạn. Điều đặc biệt quan trọng làm cho trẻ cảm thấy hăng hái, nhiệt tình, năng động trong việc chăm sóc hàm răng của mình. Mặc dù bạn hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách hoặc đưa trẻ đi khám răng định kỳ cũng nên nhớ đó là một cách tốt nhưng đừng quên khen ngợi và khuyến khích trẻ để hướng cho trẻ tự ý chăm sóc răng miệng.


Chải răng cho trẻ như thế nào?


Để ngăn ngừa sự thành lập mảng bám thì điều quan trọng nên làm là chải sạch kỹ lưỡng răng và nướu mỗi ngày ít nhất 2 lần. Khi chải răng cần nhớ là mỗi răng của chúng ta có đến 5 mặt: mặt ngoài, mặt trong, 2 mặt bên gần xa và mặt nhai (răng cối), hay bờ cắn (răng cửa). Và chỉ có một cách duy nhất chắc chắn giúp ta phòng ngừa bệnh lý răng miệng là làm sạch tất cả các mặt của răng. Hiện nay có nhiều kỹ thuật chải răng khác nhau và tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến nha sĩ điều trẻ cho bạn để biết mình nên theo phương pháp chải răng nào là phù hợp nhất khi chải răng.


- Chải mặt ngoài các răng cửa, đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ hướng về phía bờ nướu.


- Bắt đầu chải mặt nhai với bàn chải trẻ em có sợi lông mềm, dùng động tác đẩy tới lui với biên độ ngắn.


- Di chuyển vào răng trong chải nhẹ nhàng.


- Chải mặt trong các răng cửa dưới, giữ bàn chải thẳng đứng, dùng phần đỉnh bàn chải chải nhẹ theo hướng từ nướu đến bờ cắn.


- Phải chắc chắn rằng các răng sau và nướu được làm sạch đúng mức.


Nên thay bàn chải của trẻ khi lông bàn chải bắt đầu tòe ra, thường thì mỗi 3 tháng một lần.


Chọn bàn chải và kem đánh răng cho trẻ?


Nên chọn bàn chải có sợi lông thật mềm được dành riêng cho trẻ em.Có thể chọn cho trẻ loại bàn chải máy rất hiệu quả và an toàn khi chải răng.


Nhiều loại kem đánh răng trẻ em có mùi vị phù hợp với vị giác của trẻ để khuyến khích trẻ chải răng, nhưng nên chọn cho con bạn mùi vị mà cháu thích nhất.


Thời điểm nên đánh răng


Chải răng vào buổi sáng sau khi thức dậy: Giúp loại trừ các vi khuẩn trong miệng hoạt động trong suốt thời gian dài đi ngủ. Giúp hơi thở thơm tho, sảng khoái.


Chải răng sau mỗi bữa ăn: giúp loại bỏ những mảnh vụn thức ăn, mảng bám còn sót lại trên răng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và từ đó ngăn ngừa sâu răng.


Chải răng trước khi đi ngủ rất cần thiết: Giúp răng miệng sạch sẽ trong khoảng thời gian dài đi ngủ. Khi ngủ thì lưu lượng và tốc độ tiết nước bọt đều giảm mà nước bọt là một cơ chế bảo vệ răng khá quan trọng. Do đó, nguy cơ sâu răng sẽ tăng cao hơn nếu không chải răng sạch sẽ trước khi đi ngủ.


Hệ răng sữa: Gồm 20 cái, bắt đầu hình thành và cấu tạo từ trong bào thai và tiếp tục phát triển sau khi trẻ sinh ra. Răng sữa đầu tiên mọc lúc sáu tháng tuổi, sau đó trung bình cứ bốn tháng sẽ mọc các răng tiếp theo và trẻ có đủ hệ răng sữa vào lứa tuổi 2-2,5.


Theo Minh Hải (VnMedia.vn)


Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Phụ nữ tập thể dục trong khi mang thai có thể tăng cường phát triển não bộ của trẻ sơ sinh, nghiên cứu của trường Đại học Montreal (Canada) cho biết.


Trong một nghiên cứu mới từ Đại học Montreal (Canada), các nhà nghiên cứu cho rằng phụ nữ thực hiện ít nhất là 20 phút tập thể dục vừa phải, ba lần một tuần trong khi mang thai có thể ảnh hưởng đáng kể đến toàn bộ cuộc sống của con em mình.


Mẹ bầu tập thể dục sẽ sinh con thông minh hơn 1

  

Dave Ellemberg – người trong nhóm nghiên cứ nói.”Chúng tôi hy vọng rằng điều này sẽ khuyến khích phụ nữ mang thai thay đổi thói quen sức khỏe của họ, những thao tác thể dục đơn giản trong khi mang thai có thể tạo nên sự khác biệt cho tương lai của con em mình”.


Để hiểu được mối quan hệ giữa tập thể dục trước khi sinh và sức khỏe não bộ của trẻ em, Ellemberg và đồng nghiệp của ông đã theo một nhóm phụ nữ mang thai, bắt đầu từ giai đoạn mang thai thứ 2 của họ, tức là bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ.Những người tham gia nghiên cứu được phân ngẫu nhiên vào một nhóm ít vận động hoặc một nhóm thường xuyên tập thể dục – trong đó họ thực hiện ít nhất 20 phút tập thể dục mỗi ngày, ba lần một tuần.


Mẹ bầu tập thể dục sẽ sinh con thông minh hơn 2

  

Sau khi phụ nữ sinh con, các nhà nghiên cứu sử dụng điện não để đo hoạt động não của trẻ sơ sinh ở độ tuổi từ 8 đến 12 ngày tuổi.


“Chúng tôi sử dụng 124 điện cực mềm đặt trên đầu của trẻ sơ sinh và chờ đợi cho đến khi đứa trẻ ngủ trong lòng mẹ của mình. Sau đó, chúng tôi đo được bộ nhớ thính giác bằng cách phản ứng vô thức của não đối với âm thanh lặp đi lặp lại”, đồng tác giả Elise Labonte-LeMoyne nói. “Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng những đứa trẻ sinh ra từ các bà mẹ có hoạt động thể chất thường xuyên có một kích hoạt não trưởng thành hơn, cho thấy bộ não của chúng phát triển nhanh hơn”.


Các nhà nghiên cứu sẽ theo dõi sự trưởng thành não của trẻ em bằng cách phân tích nhận thức, động cơ và phát triển ngôn ngữ của họ ở tuổi lên 1. Phát hiện gần đây nhất của họ đã được trình bày tại Đại hội Khoa học thần kinh năm 2013 tại San Diego.

 

Theo Pháp luật xã hội 

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Đây là kết luận từ Viện Nghiên Cứu Bà mẹ và Trẻ em của Na Uy (MoBa) sau một nghiên cứu so sánh mối quan hệ giữa phương pháp sinh và khả năng phát triển của hen suyễn trong giai đoạn 3 năm đầu đời của trẻ.



Trẻ sinh mổ có nguy cơ hen suyễn cao hơn trẻ sinh thường 1


 

Theo thống kê, khoảng 300 triệu người trên thế giới mắc bệnh hen suyễn và căn bệnh này cướp đi sinh mạng của 250 ngàn người mỗi năm. Ngoài việc tác động bởi gen di truyền, các yếu tố môi trường cũng là nguyên nhân gây nên hen suyễn như bụi, thuốc lá, nấm mốc, vật nuôi, thức ăn, thời tiết.

 

Trong nghiên cứu của MoBa, 37.000 bà mẹ hoàn toàn không có yếu tố di truyền với bệnh hen suyễn được đem ra khảo sát với mục tiêu nghiên cứu mối tương quan giữa phương pháp sinh và sự phát triển của căn bệnh hen suyễn lên trẻ. MoBa đã đưa ra kết luận rằng trẻ sinh mổ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn trẻ sinh thường trong ba năm đầu đời, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ trong những năm tháng về sau so với trẻ sinh thường.

 

Mặc dù có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của trẻ được công bố từ rất nhiều nghiên cứu, sinh mổ không vì thế mà có xu hướng giảm đi. Riêng tại Việt Nam, các bệnh viện lớn trong nước như Từ Dũ, Phụ Sản Hà Nôi, Bạch Mai, tỉ lệ sinh mổ ngày càng gia tăng và chiếm tỉ lệ xấp xỉ 50%-60%. Một phần nhỏ các ca sinh mổ là do sản phụ chủ động vì lí do thẩm mĩ, tâm lí sợ đau, chủ động giờ sinh; phần đông các ca thường được chỉ định trong những trường hợp biến chuyển xấu trong khi sinh như suy thai cấp, vỡ ối sớm hay giục sinh thất bại hoặc trong quá trình mang thai xảy ra hiện tượng bất thường như bất xứng đầu chậu, nhau quấn cổ hay ngôi thai bất thường. 

 

Trẻ sinh mổ và hệ miễn dịch

 

Những tiến bộ của y học ngày nay giúp sinh mổ ngày càng trở nên an toàn, nhanh chóng, chủ động và vì thế đang có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, việc một em bé sinh mổ có hệ miễn dịch kém hơn dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh cao hơn (bao gồm bệnh hen suyễn như trong nghiên cứu của Moba) là điều không phải bà mẹ sinh mổ nào cũng biết.

 

Giải thích cho nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của trẻ sinh mổ yếu hơn trẻ sinh thường, Ths. BS Lê Quang Thanh – Giám đốc Bệnh Viện Từ Dũ – chia sẻ: “Đường sinh tự nhiên của mẹ (qua âm đạo) có chứa nhiều vi khuẩn có ích giúp kích thích hệ vi sinh đường ruột cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh, hệ vi sinh đường ruột đóngvai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Trẻ sinh mổ không đi qua đường âm đạo nên không được tiếp xúc với những vi khuẩn có ích này khiến hệ vi sinh đường ruột chậm kích hoạt hơn. Ngoài ra, việc chậm được tiếp xúc với các kháng thể có ích trong sữa mẹ do phải cách ly 4 – 5 giờ sau sinhcũng là nguyên nhân cho việc chậm kích hoạt hệ miễn dịch của trẻ. Một em bé sinh thường mất 10 ngày để hoàn thiện hệ miễn dịch trong khi quá trình này mất 6 tháng ở một em bé sinh mổ.”

 

Bên cạnh việc sở hữu một hệ miễn dịch chậm phát triển hơn, trẻ sinh mổ do không đi qua đường sinh tự nhiên của mẹ, lồng ngực không bị ép chặt để vắt sạch nước ối từ phổi nên có nguy cơ tồn dịch trong phổi dẫn đến khò khè, suy hô hấp cấp và tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp sau này. Ngoài ra, thay vì chỉ phải nằm viện 3 ngày như trẻ sinh thường, thời gian nằm viện của trẻ sinh mổ thường là 5 đến 7 ngày nên trẻ sinh mổ phải tiếp xúc với nhiều vi khuẩn gây bệnh trong môi trường bệnh viện, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

 

Lời khuyên để chăm sóc trẻ sinh mổ

 

Hiểu được những khó khăn trẻ sinh mổ có nguy cơ gặp phải, mẹ cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận và chu đáo trong giai đoạn đầu đời để “bù đắp” cho thiệt thòi của trẻ, đặc biệt là hệ miễn dịch.

 

Ths. BS Lê Quang Thanh cho biết thêm: “Để đảm bảo sự cân bằng giữa vi khuẩn có ích và vi khuẩn có hạitheo tỉ lệ 85% và 15% (mức độ chuẩn của một cơ thể khỏe mạnh), chỉ cần cho trẻ bú mẹ sớm nhất có thể và bú mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Trong điều kiện không cho phép bú sữa mẹ hoặc được chỉ định dùng sữa công thức, mẹ có thể tìm đến sự hỗ trợ của các loại sữa có công thức tương tự như sữa mẹ, có chứa oligosaccharides (lcFOS & scGOS) – một trong những thành phần chính của sữa mẹ giúp ức chế sự gia tăng của các vi khuẩn có hại và kích thích các vi khuẩn có ích phát triển, xây dựng và hoàn thiện hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sự phát triển của hệ miễn dịch, giảm khả năng nhiễm trùng và dị ứng cho trẻ”.

 

Với những phân tích trên đây, hy vọng các mẹ có cái nhìn đúng và đủ đối với vấn đề sinh mổ cũng như có cách chăm sóc hợp lý cho hệ miễn dịch của trẻ – nền tảng cho sự phát triển sức khỏe lâu dài.

 


Trẻ sinh mổ có nguy cơ hen suyễn cao hơn trẻ sinh thường 2



 

Nguồn bài viết: AFamily.VN