Hiển thị các bài đăng có nhãn Sữa tươi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sữa tươi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Những bữa ăn nhẹ của bé rất quan trọng cho dù con bạn đang ở bất cứ độ tuổi nào. Dưới đây là danh sách những thực phẩm tốt có thể dùng trong bữa phụ cho bé 3-5 tuổi.
Chuối: 3 loại đường thiên nhiên trong chuối là Sucrore, Flucore, Glucose kết hợp với chất xơ có khả năng làm gia tăng năng lượng tức thời cho cơ thể bé.


So với táo, chuối có hàm lượng chất đạm cao gấp 4, vitamin A và chất sắt gấp 5 lần, với các chất khoáng khác được coi là gấp đôi.


Điểm danh những đồ ăn nhẹ siêu tốt cho sức khỏe bé 1
Chuối có khả năng làm tăng năng lượng tức thời cho bé.

Ngoài ra, chuối có hàm lượng Kali cao, rất có ích cho tim và cơ bắp. Cho nên, chuối là giải pháp tích cực cho bữa ăn nhẹ của bé mỗi ngày.


Tuy nhiên, chuối chứa rất nhiều nguyên tố Magiê nên không tốt cho bé khi bụng đói.


Táo: Táo cung cấp các loại Vitamin A, C, E… và giúp bé phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp. Chất xơ trong táo cũng giúp bé ngừa được táo bón.


Bạn có thể chế biến táo thành những món bé yêu thích như bánh táo, sinh tố, táo trộn sữa…


Điểm danh những đồ ăn nhẹ siêu tốt cho sức khỏe bé 2
Mẹ nên cho bé ăn táo trước bữa chính khoảng 10 phút để tăng cảm giác ngon miệng.

Để hấp thu được nhiều Vitamin và tăng cảm giác ngon miệng, bạn có thể cho bé ăn táo trước bữa ăn chính khoảng 10 phút.


Trứng luộc: Trứng gà là một lọai thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu Protein, trong lòng đỏ có chứa một lượng phong phú Vitamin A, D, B2.


Dù vậy, ăn nhiều trứng gà lại không phải là tốt vì khi các dưỡng chất không được hấp thu hết sẽ gây rối loạn tiêu hóa.


Điểm danh những đồ ăn nhẹ siêu tốt cho sức khỏe bé 3
Không nên cho bé ăn trứng quá nhiều, với bé 3-5 tuổi 1 tuần ăn 3-4 quả.

Sữa chua ít chất béo: Sữa chua ít chất béo chứa nhiều Canxi, Protein.  Nhờ vi khuẩn lactic nên sữa chua rất tốt cho đường ruột, dạ dày và tiêu hóa nói chung.


Bánh quy: Bánh quy là thực phẩm vô cùng tiện lợi của cho bé. Nguyên liệu chủ yếu của bánh quy là bột mỳ, đường, chất béo thực vật…


Tuy nhiên, bé ăn nhiều đồ ngọt nhất là về ban đêm lại là thủ phạm gây sâu răng và các bệnh về răng miệng.


Điểm danh những đồ ăn nhẹ siêu tốt cho sức khỏe bé 4

Nước ép trái cây: Nước ép trái cây cung cấp nhiều Vitamin nhất là Vitamin C làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Trong một số loại trái cây còn chứa nhiều Canxi, Kali…


Nước ép trái cây cũng rất có ích cho những bé thường xuyên bị táo bón. Bạn có thể dự trữ sẵn nước uống trái cây không đường trong tủ lạnh cho bé.


Sữa tươi: Mỗi ngày bé cần khoảng 500ml tương đương với 2 hộp sữa tươi để tăng trưởng và phát triển.


Sữa tươi chứa một nguồn dưỡng chất dồi dào Protein, Vitamin D, Canxi, sắt, kẽm, DHA… giúp bé phát triển trí não và khỏe mạnh.


Điểm danh những đồ ăn nhẹ siêu tốt cho sức khỏe bé 5

Bánh mì và ngũ cốc: Hai loại thực phẩm này cung cấp nhiều khoáng chất và Vitamin cộng với hàm lượng tinh bột có sẵn. Bạn có thể cho bé sử dụng bánh mì, bánh ngọt hay ngũ cốc đóng gói đều rất vệ sinh và tiện lợi.


Lưu ý: Bạn chỉ nên cho bé ăn nhẹ, tránh để ảnh hưởng đến các bữa chính trong ngày.



Cùng theo chân một mẹ Việt ở Tokyo đến lớp học cách chế biến bữa phụ cho bé do chuyên gia dinh dưỡng người Nhật hướng dẫn nhé!
” target=”_blank”>Điểm danh những đồ ăn nhẹ siêu tốt cho sức khỏe bé 6

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Tôi tự hào lắm vì sinh con ra nặng đến 3,6kg mà tôi thì vẫn mi nhon như ngày con son.


Những năm gần đây tôi thấy các mẹ bầu đua nhau ăn uống, tẩm bổ khiến việc tăng cân chóng mặt quá. Điều đáng nói là các mẹ luôn lấy điều đó làm tự hào như kiểu nhà ta nhiều tiền, nhiều của, có điều kiện nên ăn đủ loại sơn hào hải vị nên mới tăng cân khủng thế. Tôi đây thì có quan điểm hoàn toàn trái ngược. Tôi không muốn tăng cân nhiều một chút nào vì như thế mẹ vừa nặng nề, béo ị trông rất xấu và sau sinh cũng khó lấy lại vóc dáng, còn con thì cũng ẩn chứa bao phiền lụy.


Từ trước khi mang thai, tôi đã thuộc tuýp người kén ăn. Hồi đó tôi chỉ nặng 46kg thôi. Khi vừa thông báo tin vui với bố mẹ chồng, mẹ tôi đã ra ngay chỉ thị tôi phải ăn uống tích cực hơn để con có dưỡng chất phát triển. Tuy nhiên, tôi đã từng nghe và chứng kiến rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp khi mang thai tăng cân quá nhiều khiến mẹ phải đẻ mổ còn con thì đầu to, khi chào đời rất khó, mà còn có nguy cơ béo phì sau này nữa. Thế nên tôi đã quyết định sẽ ăn uống vừa đủ trong thai kỳ. Thấy tôi mang bầu mà chẳng “ăn cho hai người”, mẹ chồng đã rất nhiều lần “lên mặt xuống chân” vì sợ cháu bà không đủ chất. Mẹ bảo: “Chị mang bầu, cố mà ăn uống vì con cần nhiều chất dinh dưỡng để phát triển, ngày xưa mẹ mang bầu chồng chị chẳng có mà ăn ấy chứ. Phải đẻ cho mẹ cháu nặng 3,5kg trở lên đấy nhé.”


Nghe mẹ nói xong tôi cũng lo lắm, đẻ con 3kg thì dễ chứ 3,5kg thì đâu phải đơn giản, nhất là tôi lại không muốn ăn uống quá nhiều. Qua tìm hiểu trên sách báo, tôi được biết cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh Việt Nam từ 2,5-3,5kg là ổn. Vậy là tôi bớt áp lực bởi chỉ cần con nặng 3kg cũng là được rồi.


Bầu tăng 8kg, con vẫn vượt chuẩn 1

Cả thai kỳ, em chỉ chú trọng ăn chất chứ không ăn nhiều tinh bột. (ảnh minh họa.)

Trong thai kỳ, tôi không ăn quá nhiều tinh bột đặc biệt là cơm. Món tôi yêu thích nhất là hoa quả. Dù khi thai nhi lớn dần, có nhiều lúc tôi cũng đói lắm nhưng tôi vẫn không cho phép mình ăn quá nhiều. Mẹ chồng lo tôi thiếu chất nên thường xuyên mua gà ác, chim câu về nấu cháo cho tôi ăn. Tôi chỉ ăn phần thịt còn cháo thì nhường cho chồng. Nhiều khi chồng cũng lo tôi ăn ít tinh bột sẽ không đủ chất cho con nhưng tôi tin ở lựa chọn của mình.


Thực đơn ăn uống của tôi thế này:


- Buổi sáng: 1 quả trứng lộn, một chiếc bánh mỳ chấm sữa tươi.


- Bữa phụ sáng: Hoa quả ăn tùy thích và 1 ly sữa tươi không đường (200ml).


- Bữa trưa: 1 bát cơm và 1 lạng thịt bò, gà, cá + ăn nhiều rau xanh.


- Bừa phụ chiều: 1 ly sữa tươi không đường (200ml) + 1 hộp sữa chua.


- Bữa tối: 1 bát cơm + đồ ăn cùng gia đình (thịt và rau)


- Bữa đêm: 1 ly sữa tươi không đường (200ml) + ½ chiếc bánh mì khô.


Hàng tuần mẹ chồng có làm thêm cho tôi một vài món để bồi bổ như cháo cá chép, cháo gà, tôi thường ăn phần thịt, còn cháo để phần chồng.


Nói thật là khi bầu bí tôi chẳng ăn nhiều hơn lúc còn son đâu. Có chăng là chỉ uống thêm sữa. Vì vậy mà tôi tăng cân rất “chậm rãi”. 3 tháng đầu tôi tăng 1 kg, 3 tháng giữa tăng được 3 kg và 3 tháng cuối là 4kg. Tôi bầu bí chỉ to phần bụng là chủ yếu còn chân tay thì chẳng mập lên mấy. Vì thế mà đến ngày đi đẻ rồi trông tôi vẫn khá nhẹ nhàng.


Điều bất ngờ hơn cả là khi chào đời, con tôi nặng đến 3,6kg, vượt chuẩn luôn các mẹ ạ. Mẹ chồng tôi ôm cháu trong lòng mà tự hào lắm lắm. Bà chẳng còn trách cứ vì tội tôi không chịu ăn nhiều cơm nữa. Còn tôi, ngay sau sinh đã giảm được 5,5kg. Và một tháng sau đó, tôi về được mức cân như ngày chưa bầu bí. Tôi thấy tự hào về bản thân lắm.


Nhờ có cách ăn uống giảm tinh bột khi mang thai mà tôi chẳng lo béo phì và nhanh chóng lấy lại vóc dáng sau sinh. Hy vọng bí kíp của tôi có thể giúp được các mẹ đang băn khoăn tìm chế độ ăn uống phù hợp. Tôi khuyên thật lòng chị em đừng quá ham ăn khi bầu bí để rồi gây hiểm họa cho cả mẹ và con và cũng rất khó lấy lại vóc dáng sau sinh nữa đấy.


Chia sẻ của độc giả

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN