Hiển thị các bài đăng có nhãn Sữa chua. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sữa chua. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Sữa chua và các sản phẩm lên men khác có tác dụng hỗ trợ tích cực cho sức khỏe con người thông qua quá trình lên men đường lactose, làm tăng bifidobateria, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có ích phát triển. Tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng, quá trình này có thể trở thành công cốc!



Sữa chua là sản phẩm của quá trình lên men sữa động vật bởi một số loại vi khuẩn như: stretococcus lactic, lactobacillus caucasicus, streptococcus cremoris, nấm men… giúp chuyển đường đa thành đường đơn, giảm độ pH của sữa kéo theo sự đông tụ canxi trong sữa, chuyển hoá một phần casein (đạm trong sữa) thành peptone, acidamin và sản sinh ra chất tạo hương.


“Nội soi” thành phần sữa chua


Nói chung, giá trị dinh dưỡng của sữa chua không kém các loại sữa uống hàng ngày. Cứ 100g sữa chua đem đến khoảng 100kcal, 3g chất đạm, 125mg canxi, rất nhiều vitamin (đặc biệt vitamin B5, vitamin B12) và nhiều khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể. Mặt khác, quá trình lên men mang đến cho sữa chua một số vi khuẩn tạo ra enzym proteaza, có lợi đường ruột, giúp hệ tiêu hoá làm việc tốt… Khuẩn lactic trong sữa chua còn giúp kích thích gia tăng số lợi khuẩn trong đường ruột và khử hoạt tính một số hoá chất gây hại, kích thích tiêu hoá, tạo cảm giác ngon miệng và tăng hiệu quả hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm.


Vì vậy, có thể xem sữa chua là một vắcxin tự nhiên để ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng của một số bệnh dạ dày, đường ruột phổ biến như: khó tiêu, ợ chua, viêm loét dạ dày,… Với một số người sợ uống sữa (do cơ thể thiếu men lactose nên không chuyển hoá được đường lactose trong sữa, dễ dẫn đến rối loạn tiêu hoá) thì sữa chua ăn có thể giúp họ ngon miệng vì hầu như không gây khó chịu cho hệ tiêu hoá.


Bên cạnh công dụng tốt cho tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng, sữa chua ăn còn được xem là lựa chọn lý tưởng cho những ai quan tâm đến giữ dáng, giảm cân. Với hàm lượng carbohydrate, protein ở mức vừa phải, lại được phân giải thích hợp, sữa chua vừa có tác dụng giảm đói vừa giúp duy trì lượng đường huyết ổn định. Ngoài ra, axit lactic trong sữa chua còn hỗ trợ ngăn ngừa sự xâm nhập và kiềm chế hoạt động của các loại vi khuẩn có hại cho da. Đây được xem như chiếc “mặt nạ tự nhiên” giúp da mịn màng, tươi trẻ.


Với những công dụng nói trên, sữa chua rõ ràng rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên có tận dụng hết được những lợi điểm dinh dưỡng đó hay không còn tuỳ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng của mỗi người.


Không nên ăn sữa chua lúc đói: độ pH thích hợp để men lactic trong sữa chua sinh trưởng và phát triển tốt là từ 4 – 5 trở lên. Khi đói, dịch vị trong dạ dày có độ pH từ 2 trở xuống sẽ làm men lactic trong sữa chua dễ bị huỷ hoại. Tốt nhất chỉ nên sử dụng sữa chua trong vòng 1 – 2 giờ sau bữa ăn.


Không đợi đun nóng lên rồi mới ăn: vì như vậy cũng làm mất đi tác dụng hữu ích và hương vị ngon lành của sữa chua.


Không ăn sữa chua và uống thuốc cùng lúc: các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt nếu làm như vậy. Tốt nhất sau khi uống thuốc từ 2 – 3 giờ mới nên ăn sữa chua.


Ngoài ra, cũng phải đặc biệt lưu ý đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm khi chọn mua sữa chua, cũng như quá trình bảo quản khi trữ trong nhà.

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Từ khi bé 5 tháng tuổi, các mẹ đã có thể làm những món hoa quả này cho bé tập ăn dặm.


Sữa chua trộn chuối và quả mơ


Món này dành cho bé từ 5 tháng tuổi.


Chuối chín là thức ăn hoàn hảo cho bé từ rất sớm và kết hợp được với những loại quả như đào, xoài, thậm chí quả có vị chua như mơ. Hỗn hợp chuối và các loại quả vừa không tiềm ẩn dị ứng vừa có tác dụng phòng rối loạn tiêu hóa như táo bón hay tiêu chảy.


Với món ăn này, bé nhà bạn cần nhiều chất béo hơn người lớn nên không dùng loại sữa chua không béo. Nên chọn sữa chua dành riêng cho bé.


2 món quả dễ làm cho bé tập ăn dặm 1

Thời gian chuẩn bị: 2 phút.

Thời gian chế biến: 3 phút.


Chỉ làm cho 1 phần vì món này không phù hợp để bảo quản trong tủ lạnh.


Nguyên liệu: 1 quả mơ; 2 thìa sữa chua; 1 miếng chuối chín bào nhuyễn.


Thực hiện: Mơ xắt nhỏ, cho vào nồi nước, đun sôi ít phút cho bớt chua. Xay mơ nhuyễn bằng máy, thêm sữa chua, chuối và trộn đều hỗn hợp.


Hỗn hợp táo, lê và vani


Món ăn dành cho bé từ 5 tháng tuổi.


Táo và lê dễ tiêu hóa nên là nguồn thức ăn tuyệt vời cho bé nhà bạn. Ngoài ra, hỗn hợp quả này cũng không gây dị ứng. Đó là lý do vì sao ngay từ 5 tháng tuổi, bé đã ăn được món này.


2 món quả dễ làm cho bé tập ăn dặm 2

Thời gian chuẩn bị: 5 phút.

Thời gian chế biến: 6 phút.


Nguyên liệu (làm 4 phần): 2 quả táo tây; 2 quả lê chín tất cả gọt vỏ, xắt nhỏ; 4 thìa nước ép táo; một chút vani.


Thực hiện: cho hai loại quả vào nồi hấp, hấp cho mềm. Sau đó, xay nhuyễn. Thêm vani và nước ép táo, trộn đều cho bé thưởng thức.


Thích hợp khi để tủ lạnh.

 

Theo Pháp luật xã hội 

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Cách cho trẻ ăn và thời điểm ăn ảnh hưởng lớn đến tác dụng của sữa chua.


Sữa chua từ lâu vốn rất được các bà các mẹ tin dùng cho con vì cho rằng sữa chua tốt, hỗ trợ tiêu hóa, tăng canxi và lại rất lành cho trẻ. Món ăn tưởng chừng đơn giản và quen thuộc nhưng nếu không biết cách, mẹ có thể sẽ làm mất hoàn toàn giá trị dinh dưỡng của sữa chua. Ăn thế nào mới là “chuẩn”? Xin liệt kê những lầm tưởng tai hại của mẹ về sữa chua cho bé


Ăn sữa chua không nên ăn buổi tối


Nhiều chị em đến tối là không muốn cho trẻ ăn sữa chua nữa vì nghĩ rằng tối rồi ăn sữa chua con không hấp thụ được gì, lại phí tiền. Thực ra đây là suy nghĩ rất sai lầm. Không cho trẻ ăn sữa chua buổi tối là mẹ đã bỏ qua “thời điểm vàng” giúp con tận dụng tối đa lượng canxi có trong sữa chua.


Sữa chua cũng giàu canxi như sữa, nhưng nhờ có chứa acid lactic và giữ lại canxi nên sữa chua tốt hơn hẳn sữa thường về vai trò thúc đẩy sự hấp thụ canxi. Nói chung, sau khi ăn tối khoảng 30 phút đến 2 tiếng là thời điểm ăn sữa chua tốt nhất. Tuy nhiên, theo các bác sỹ thì để tối đa hóa hiệu quả của canxi trong sữa chua, tốt nhất là mẹ nên cho bé ăn sữa chua vào bữa tối trước khi đi ngủ.


Lý do: Từ buổi tối đến nửa đêm là thời điểm hàm lượng canxi của cơ thể bé đạt mức thấp nhất nên rất có lợi cho sự hấp thu canxi trong thực phẩm. Cũng trong thời điểm này, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của trẻ ít hơn. Ngoài ra, nếu uống sữa chua trong trạng thái đói nó rất dễ dàng kích thích đường tiêu hóa, khiến dinh dưỡng trong sữa chua chưa kịp hấp thụ hết đã bị bài tiết ra ngoài. Ăn sữa chua sau bữa ăn sẽ giảm kích thích, khiến sữa chua trong dạ dày được hấp thụ một cách từ từ hơn.


Lời khuyên: Mẹ nên lưu ý khi dùng sữa chua vào buổi tối thì cần vệ sinh miệng cho bé sau khi uống hay ăn. Vì sữa chua và các chất có tính axit trong sữa có thể gây hại cho răng trẻ.


5 Lầm tưởng tai hại của mẹ về sữa chua 1

Buổi tối là thời điểm cơ thể trẻ hấp thụ được nhiều canxi từ sữa chua nhất (ảnh minh họa)

Sữa chua càng đặc càng tốt


Hầu hết các bà mẹ tin rằng sữa chua đặc hơn thì tốt hơn. Nhưng trên thực tế sữa chua cô đặc thường được bổ sung với các chất như phân lân tinh bột hydroxypropyl, pectin, gelatin đó không tốt cho sức khỏe của trẻ. Trừ những hộp sữa chua mẹ tự làm cho con thì khái niệm sữa chua càng đặc càng tốt là sai lầm.


Sữa chua cứ chưa mở nắp thì để bao lâu cũng được


Một sai lầm rất lớn của các bà mẹ, đó là tùy tiện ra hàng tạp hóa hay đi siêu thị bỏ vài hộp sữa chua vào giỏ mà quên mất không xem Hạn sử dụng của sữa chua. Đặc biệt, có nhiều mẹ nghĩ sữa chua dưới đáy ghi hạn sử dụng dài, chưa mở nắp thì để bao lâu cũng được nên mua cả chục hộp về cho con ăn dần. Tuy nhiên trên thực tế, sữa chua mua về có thể sử dụng trong 2 tuần nhưng để tốt nhất cho trẻ, mẹ chỉ nên để sữa chua trong vòng 1 tuần.


Theo một chuyên gia trong ngành hóa thực phẩm, người tiêu dùng cần bảo quản sữa chua ở nhiệt độ 6-8 độ C. Để trong môi trường nhiệt độ bình thường, sản phẩm sẽ bị lỏng sau khoảng 30-60 phút, tùy thời tiết. Nếu để ở bên ngoài lâu quá, thì chất lượng sữa chua sẽ bị ảnh hưởng, mùi hương không thơm như ban đầu, vị chua nhiều, trạng thái lỏng, vữa…, vì vậy không nên dùng. Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế lắc, nghiêng hộp mà chưa có ý định ăn để tránh phá vỡ cấu trúc, làm hỏng sữa chua.


5 Lầm tưởng tai hại của mẹ về sữa chua 2

Mua sữa chua mẹ nên lưu ý chọn hộp có Ngày sản xuất gần nhất cho con (ảnh minh họa)

Ăn sữa chua ấm cho con đỡ đau họng


Khi lấy sữa chua từ tủ lạnh, nhiều mẹ thường cho vào lò vi sóng để làm nóng sữa chua hoặc khi lấy sữa chua ra khỏi tủ lạnh thì ngay lập tức nhúng vào nước sôi để ngâm nhằm mục đích tránh con bị đau họng khi ăn. Đó là thói quen sai lầm bởi khi làm nóng, vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị giết chết, từ đó làm mất tác dụng của sản phẩm và khẩu vị, giá trị dinh dưỡng cũng giảm đi. Để tránh lạnh, buốt, các mẹ có thể lấy sữa chua ra để ở nhiệt độ thường khoảng 10-15 phút hoặc có thể ngâm vào nước ấm theo công thức 2 sôi 1 lạnh, rồi trộn để nhiệt độ sữa chua đồng đều trước khi cho bé ăn.


Sữa chua hộp và sữa chua nước là như nhau


Hiện nay trên thị trường, ngoài những loại sữa chua lên men từ sữa nguyên chất được đóng hộp dạng dẻo còn có rất nhiều những loại sữa chua dạng nước được gọi với cái tên thông dụng là “sữa uống lên men”. Sữa chua dạng nước có thành phần chủ yếu là sữa bò hoặc bột sữa, đường, axit chua, axit chanh hoặc axit táo, hương liệu, chất bảo quản… Nhiều phụ huynh tin rằng sữa chua và sữa chua dạng nước đều tốt cho sức khỏe của trẻ.


Tuy nhiên, trên thực tế, giá trị dinh dưỡng của 2 loại sữa chua này hoàn toàn khác biệt. Dinh dưỡng trong sữa chua dạng nước chỉ bằng 1/3 so với sữa chua nguyên chất, do đó, không thể dùng thay thế cho nhau.

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Có những thực phẩm tưởng giàu canxi mà hoá ra không phải.


Ngày nay, các bà mẹ vẫn hay truyền nhau câu nỏi “nuôi con chiều dài chứ không ai nuôi con chiều ngang”. Có thể thấy được, vấn đề cải thiện chiều cao cho thế hệ sau đang rất được xã hội quan tâm. Chị em không tiếc tiền mua sữa ngoại, thuốc bổ sung canxi, vitamin D, cho bé ăn nhiều tôm cua hải sản…chỉ để con sau này có chiều cao lý tưởng.


Tuy nhiên, một số bà mẹ dường như đã quá lạm dụng thực phẩm để ‘nhồi nhét’ . Việc nuôi con không theo kiến thức khoa học sẽ chỉ ‘lợi bất cập hại”.


Liên quan đến vấn đề tăng chiều cao cho trẻ, tất cả các bà mẹ đều biết rằng để con phát triển chiều cao, ta cần bổ sung cho bé những thực phẩm giàu canxi. Tuy nhiên, bổ sung như thế nào và liều lượng ra sao không phải bà mẹ nào cũng rõ..


Xin liệt kê ra đây những lỗi “kinh điển” của các bà mẹ Việt bất cẩn chúng ta:


Chỉ ninh xương nấu cháo cho con


Lỗi “khổ lắm nói mãi” này thực ra vẫn rất nhiều bà mẹ Việt mắc phải. Vì muốn con hấp thụ canxi để phát triển chiều cao, nhiều mẹ thường mua xương ống ninh lấy nước nấu cháo cho con ăn hàng ngày.


Trên thực tế, trong xương có nhiều canxi nhưng đều ở dạng vô cơ rất khó hấp thụ. Khi ninh nấu dù tốn bao nhiêu giờ, lượng canxi này vẫn tồn tại trong xương là chính chứ không hòa tan ra nước dùng. Muốn trẻ hấp thụ canxi từ xương, có lẽ mẹ phải cho bé ăn…nguyên khúc.


Vỏ tôm không chứa nhiều canxi như mẹ tưởng


Lỗi dinh dưỡng mẹ hại con “lùn tịt” 1

Lượng canxi trong vỏ tôm rất ít, lại là loại canxi khó tiêu (ảnh minh hoạ)

Rất nhiều bà mẹ không tiếc tiền mua hẳn loại tôm sú 400.000 – 500.000 VND một kg để rim hoặc hấp luộc cho con ăn cả vỏ rồi ‘ôm mộng’ cơ thể bé sẽ hấp thụ thêm được nhiều canxi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực chất vỏ tôm không có chất canxi. Vỏ tôm cấu tạo từ chitin, tương tự như vỏ của con giun đũa, côn trùng. Thực sự nó không có nhiều giá trị dinh dưỡng so với thịt tôm. Ăn nhiều vỏ tôm có thể gây trĩ nhưng ăn ít thì cũng có tác dụng như một loại chất xơ chống táo bón. Nguồn canxi chính của tôm lại chủ yếu ở thịt, chân và càng. Nếu ăn phải vỏ tôm, hệ tiêu hóa của trẻ cũng không hấp thụ được và sẽ bài tiết ra ngoài. Đối với trẻ nhỏ nên bóc vỏ tôm để trẻ không bị hóc hay đau miệng do vỏ dày đâm phải.


Nếu mẹ quá “tiếc” vỏ tôm, có thể xay nhuyễn rồi đun lấy nước ngọt dùng quấy bột, nấu cháo cho trẻ sẽ có tác dụng tăng hương vị, ngọt nước.


Ăn váng sữa thay sữa


Trẻ biếng ăn sữa thì nhiều nhưng hiếm có bé nào lại biếng ăn…váng sữa. Với quan niệm “váng sữa là những gì tinh tuý nhất của sữa”, nhièu mẹ Việt thường cho con ăn vô tội vạ và lạm dụng loại thực phẩm này. Tuy nhiên trên thực tế, để làm ra chỉ 1 kg váng sữa người ta phải cần tới 100kg sữa. Trong khi đó, nhiều loại váng sữa nhập khẩu từ Đức, Pháp… lại có thành phần chủ đạo là “sữa nguyên chất”, “sữa nguyên kem”, hoặc ghi chung chung là sữa. Tên gọi “váng sữa” chỉ là tên Việt hoá của các sản phẩm hiên có trên thị trường. Váng sữa nhiều chất béo và chỉ nên dành cho các bé suy dinh dưỡng, cần tăng cân chứ không có tác dụng thay thế sữa tươi. Cho con ăn váng sữa thay sữa là mẹ đã gián tiếp hạn chế chiều cao trẻ.


Cho trẻ ăn quá nhiều thịt bò


Lỗi dinh dưỡng mẹ hại con “lùn tịt” 2

Thịt bò nhiều axit khiến cơ thể phải dùng canxi để trung hoà, dẫn đến mất canxi ở trẻ nếu ăn quá nhiều (ảnh minh hoạ)

Mẹ biết rằng thịt bò chứa rất nhiều sắt, nhiều protein và rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, sự thật là, những người hay ăn thịt bò lại là những người thiếu canxi nghiêm trọng. Bởi vì bản thân thịt bò chứa rất ít canxi. Đồng thời, trong thịt bò còn giàu các nguyên tố có tính axit, chủ yếu là phốt pho, lưu huỳnh và clo – nguyên nhân khiến máu có tính axit. Khi trong máu có axit cơ thể phải dùng canxi trong thực phẩm và canxi trong xương để trung hòa, từ đó tăng sự bốc hơi canxi và giảm hấp thụ canxi trong cơ thể. Cho nên, nếu bé đang thiếu canxi mẹ nên cho bé ăn vừa đủ thịt bò, bổ sung thêm các loại hải sản và thịt trắng khác.


Nấu cải bó xôi cùng với hải sản


Đậu, khoai lang và cải bó xôi là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit Phytic. Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quả là canxi chẳng được hấp thụ vào cơ thể bé mà thậm chí vì lý do sức khỏe, cơ thể trẻ sẽ còn “trục xuất” các hợp chất muối mới này dưới hình thức chất thải. Do vậy, nếu mẹ đã mua tôm, cua hay các loại hải sản cho con ăn thì mâm cơm hôm đó của bé nên tránh có đậu, đậu phụ, khoai lang và rau cải bó xôi. Nếu không sẽ chỉ là phí hoài.


Sữa chua hộp và sữa chua nước là như nhau


Hiện nay trên thị trường, ngoài những loại sữa chua lên men từ sữa nguyên chất được đóng hộp dạng dẻo còn có rất nhiều những loại sữa chua dạng nước được gọi với cái tên thông dụng là “sữa uống lên men”. Sữa chua dạng nước có thành phần chủ yếu là sữa bò hoặc bột sữa, đường, axit chua, axit chanh hoặc axit táo, hương liệu, chất bảo quản… Nhiều phụ huynh tin rằng sữa chua và sữa chua dạng nước đều tốt cho sức khỏe của trẻ và giúp bé phát triển chiều cao.


Tuy nhiên, trên thực tế, giá trị dinh dưỡng của 2 loại sữa chua này hoàn toàn khác biệt. Dinh dưỡng trong sữa chua dạng nước chỉ bằng 1/3 so với sữa chua nguyên chất, do đó, không thể dùng thay thế cho nhau. Nếu muốn con tang chiều cao tốt, mẹ nên ưu tiên cho bé ăn sữa chua hộp.


Cho con uống nhiều nước uống có ga


Bọt khí trong nước uống có ga chứa chất hóa học “ăn mòn” canxi của xương, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao của bé. Con bạn có thể bị lùn hơn so với ngưỡng chiều cao mà bé có thể đạt được nếu như mẹ cho bé uống nước có ga quá nhiều.


Các chuyên gia y tế khuyên mẹ nên thay loại đồ uống này. Chẳng hạn mẹ có thể cho bé uống nước chanh, hay cam… đây là loại thức uống rất tốt cho thể chất và tinh thần của bé, lại chứa nhiều vitamin C, D, A – tốt cho quá trình chuyển hóa, hỗ trợ hấp thu canxi cho cơ thể.

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Từ khi bé 5 tháng tuổi, các mẹ đã có thể làm những món hoa quả này cho bé tập ăn dặm.Sữa chua trộn chuối và quả mơ

Món này dành cho bé từ 5 tháng tuổi.


Chuối chín là thức ăn hoàn hảo cho bé từ rất sớm và kết hợp được với những loại quả như đào, xoài, thậm chí quả có vị chua như mơ. Hỗn hợp chuối và các loại quả vừa không tiềm ẩn dị ứng vừa có tác dụng phòng rối loạn tiêu hóa như táo bón hay tiêu chảy.


Với món ăn này, bé nhà bạn cần nhiều chất béo hơn người lớn nên không dùng loại sữa chua không béo. Nên chọn sữa chua dành riêng cho bé.


2 món quả dễ làm cho bé tập ăn dặm. 1

Thời gian chuẩn bị: 2 phút.


Thời gian chế biến: 3 phút.


Chỉ làm cho 1 phần vì món này không phù hợp để bảo quản trong tủ lạnh.


Nguyên liệu: 1 quả mơ; 2 thìa sữa chua; 1 miếng chuối chín bào nhuyễn.


Thực hiện: Mơ xắt nhỏ, cho vào nồi nước, đun sôi ít phút cho bớt chua. Xay mơ nhuyễn bằng máy, thêm sữa chua, chuối và trộn đều hỗn hợp.


Hỗn hợp táo, lê và vani


Món ăn dành cho bé từ 5 tháng tuổi.


Táo và lê dễ tiêu hóa nên là nguồn thức ăn tuyệt vời cho bé nhà bạn. Ngoài ra, hỗn hợp quả này cũng không gây dị ứng. Đó là lý do vì sao ngay từ 5 tháng tuổi, bé đã ăn được món này.


2 món quả dễ làm cho bé tập ăn dặm. 2

Thời gian chuẩn bị: 5 phút.


Thời gian chế biến: 6 phút.


Nguyên liệu (làm 4 phần): 2 quả táo tây; 2 quả lê chín tất cả gọt vỏ, xắt nhỏ; 4 thìa nước ép táo; một chút vani.


Thực hiện: cho hai loại quả vào nồi hấp, hấp cho mềm. Sau đó, xay nhuyễn. Thêm vani và nước ép táo, trộn đều cho bé thưởng thức.


Thích hợp khi để tủ lạnh.



Giai đoạn đầu khi bé tập ăn dặm (6 tháng tuổi), các loại bột ngọt kết hợp cùng các loại củ, rau xanh, hoa quả kích thích bé ngon miệng.
2 món quả dễ làm cho bé tập ăn dặm. 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Khoảng 12 tháng trở lên, nhiều bé có thể tự ăn bằng thìa. Tuy nhiên, khi bé được 6-9 tháng, bạn có thể luyện cho bé kỹ năng này.


Dưới đây là 10 mẹo hữu ích để mẹ có thể dạy cho bé cách tự xúc ăn bằng thìa:


1. Tập trước


Trước khi dạy bé dùng thìa, mẹ và bé có thể dùng bát thìa nhựa để chơi. Giả vờ chơi trò ăn uống với bé nhà bạn. Chẳng hạn, vờ như bạn đang xúc thức ăn từ bát rồi đưa vào miệng cho bé. Sau đó, giúp bé bắt chước những hành động này. Đây là cách tuyệt vời để bé cầm chắc thìa mà không làm vấy bẩn đồ ăn.


10 mẹo giúp mẹ tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa 1

 

2. Xem xét tò mò ở bé

 

Khi bé được khoảng 6-9 tháng, bé thường tò mò về thìa. Mỗi giờ cho bé ăn, bạn đưa cho bé thêm một chiếc thìa để bé giữ và chơi trong suốt giờ ăn. Khuyến khích bé xúc và liếm thìa của bé.

3. Tìm món tập xúc thìa


Những món bạn dùng để tập cho bé ăn thìa có thể gồm sữa chua, kem, bột, khoai tây nghiền, mỳ ống, nước sốt…


10 mẹo giúp mẹ tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa 2

 

4. Chọn thìa bé cầm được

 

Để thành công, nên chọn thìa nhựa có tay cầm to, nằm vừa vặn trong tay bé.

5. Vừa học vừa chơi


Mặc dù cầm được thìa nhưng bé còn yếu trong kỹ năng dùng thìa để xúc thức ăn. Do đó, chỉ nên cho bé xúc thìa như một hoạt động vui chơi, rèn luyện thể chất chứ không phải để bé phải tự xúc được bột.


10 mẹo giúp mẹ tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa 3

6. Để sạch sẽ

Nên rải thảm nilon dưới bàn ăn của bé để đồ ăn có rơi vào đó thì cũng dễ làm sạch.


7. Đừng quên yếm


Nên đeo yếm khi dạy bé dùng thìa vì chắc chắn bé sẽ làm bẩn quần áo của chính bé.


10 mẹo giúp mẹ tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa 4

8. Quy tắc riêng

Nghiêm khắc với bé nếu bé múc thức ăn rồi ném cả thìa cả thức ăn xuống sàn nhà. Điều này sẽ tạo thành thói quen xấu cho bé. Nên dạy cho bé mục đích của cầm thìa ngay từ đầu để sau này, bạn không phải chạy theo sửa thói xấu cho bé. Nếu bé tỏ ra chán và nghịch ngợm, bạn nên chấm dứt việc “học tập” của bé tại đây.


9. Cho bé dùng dĩa


Khi bé xử lý tốt với thìa, bạn có thể chuyển sang dạy bé dùng dĩa. Cho bé những món mà bé có thể dùng dĩa để xiên như hoa quả cắt miếng…


10 mẹo giúp mẹ tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa 5

10. Tâm lý

Nên kiên nhẫn và khen ngợi nỗ lực cầm thìa của bé, mỗi khi bé xúc được thức ăn đưa vào miệng mà ít bị rơi.

 

Theo Pháp luật xã hội

 

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Bận rộn đi làm từ tối đến sáng, chị Lan đành nhờ mẹ chồng chăm sóc con gái 6 tháng tuổi. Chị cẩn thận mua rất nhiều thứ, từ bí đỏ, thịt nạc, rau xanh, tôm… cất vào tủ lạnh để khi nào cho cháu ăn, mẹ chị chỉ việc xay ra cho thêm vào bột.


Chị đã dặn mẹ rất kỹ là mỗi bữa cho thêm một thìa cà phê dầu ăn vào bột để tăng chất béo, nhưng bà không nghe, sợ dầu ăn pha tạp, cháu dễ bị đau bụng.


Kết quả là 3 tháng sau khi bắt đầu ăn dặm, bé chỉ tăng có 0,5 kg mặc dù ăn bột khá nhiều, mỗi bữa vẫn có đầy đủ rau xanh, thịt… Đưa con đi khám, bác sĩ nói bé bị suy dinh dưỡng, không có bệnh tật gì, nhưng có thể do chế độ ăn uống chưa đảm bảo khiến bé không tăng cân. Sau khi mang về cho mẹ chồng kết quả khám và chế độ ăn được bác sĩ vạch ra với một thìa dầu cho mỗi bữa bột, mẹ chị mới thực hiện. Sau một tháng, cân nặng bé tăng lên rõ rệt, chị Lan mới thở phào.


Cũng rơi vào hoàn cảnh đứng ngồi không yên vì cân nặng của con, nhưng chị Thanh Hoa lại cho con ăn theo một chế độ hoàn toàn ngược lại. Chị tuân thủ việc cho dầu ăn vào bột của bé mỗi ngày, nhưng tuyệt đối chỉ dùng dầu ôliu mà không dùng bất kỳ loại khác. Theo chị, chỉ có dầu ôliu an toàn, có nhiều chất béo giúp bé phát triển trí não tốt và cho bé trái tim khoẻ mạnh.


Chị chỉ cho con ăn loại dầu này đã gần một năm. Đợt đầu bé tăng cân khá nhanh nhưng sau đó dần chậm lại. Lo lắng con gặp vấn đề về tiêu hóa, chị cho con đi khám và nêu rõ chế độ ăn của con mình. Chị được bác sĩ khuyên nên bổ sung cho con cả dầu và mỡ chứ không nên chỉ dùng nguyên dầu ôliu.


 


Trẻ ăn ít dầu có nguy cơ suy dinh dưỡng 1

Trẻ ăn ít dầu ăn có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.


Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm khám, tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng cho biết, đối với trẻ em dầu mỡ chiếm 40-45% năng lượng khẩu phần ăn hàng ngày. Trẻ càng nhỏ nhu cầu về chất béo càng cao, vì vậy trẻ ăn ít dầu mỡ sẽ bị thiếu năng lượng dẫn đến suy dinh dưỡng. Thiếu dầu mỡ cũng làm trẻ không hấp thu được vitamin D, A – là những vitamin tan trong dầu mỡ dẫn đến còi xương chậm lớn. Như vậy nguyên nhân trẻ chậm lớn, còi xương là do không ăn hoặc ăn quá ít chất béo nói chung.


Đối với trẻ dưới một tuổi, nên cho vào bột của bé một thìa cà phê dầu ăn mỗi bữa. Với trẻ trên một tuổi, số lượng sẽ tăng gấp đôi. Nên cho bé ăn cả dầu và mỡ, vì cholesterol cũng cần cho trẻ. Hạn chế sử dụng một loại dầu trong suốt thời gian dài dễ gây nên hiện tượng vừa thừa vừa thiếu chất.


Theo bác sĩ Hải, với những bé bị suy dinh chế độ ăn cần tăng cả về số lượng và chất lượng. Giai đoạn đầu nếu bé biếng ăn cần cho ăn nhiều bữa, nấu các loại thức ăn dễ tiêu hóa hấp thu như súp, cháo, cho tăng thêm dầu mỡ vào các bữa ăn để tăng năng lượng, mỗi ngày trẻ cần ăn 4 bữa có tinh bột: cháo, mì, cơm, súp… và uống 500 ml sữa/ngày, ăn thêm sữa chua, hoa quả sau các bữa ăn. Khi chế biến món ăn nên dùng các loại đạm có giá trị sinh học cao như sữa, trứng, thịt, cá, tôm giúp bé hấp thu tốt hơn. Trường hợp bé lười ăn nên đi khám tư vấn bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để được bổ sung men tiêu hóa và vi chất dinh dưỡng.


Theo VnExpress


Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Giai đoạn bé cần ăn bữa phụ là khoảng 1-3 tuổi. Các mẹ nên cho bé ăn 3 bữa chính và 1-3 bữa vặt mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu cần năng lượng của bé.


Khi bé Mon ăn dặm, mẹ Mon đã rất băn khoăn không biết làm những món gì cho bữa phụ của con vừa nhẹ nhàng lại vừa đầy đủ dưỡng chất. Sau một thời gian nghiền ngẫm với kinh nghiệm của các bà mẹ đi trước và học thêm ở lớp học nấu ăn trên Viện Dinh Dưỡng, mẹ Mon đã có một danh sách bữa phụ phong phú cho con.


Các mẹ có thể tham khảo những gợi ý sau nhé:


Đối với bữa ăn chính của con, bạn cần chọn đủ 4 nhóm thực phẩm: rau xanh, chất đạm, chất béo và tinh bột.


Đối với bữa ăn vặt của con, bạn có thể chọn ít nhất là 2 nhóm thực phẩm. Sữa có thể thay thế cho nhóm chất béo hoặc nhóm giàu đạm.


Bạn chỉ cho bé ăn (uống) sữa và nước quả trong những bữa ăn vặt. Ngoài ra, nên cho con uống nước lọc vào những lúc khác.


Gợi ý về thức ăn nguội


Sau đây là một số thức ăn nguội có thể dùng cho các bữa ăn vặt lành mạnh của bé:


- Sữa hoặc sữa chua xay với hoa quả.


- Sữa chua trộn với hoa quả cắt miếng nhỏ; sữa chua với bánh ngọt. Đậu phụ có thể ăn kèm với hoa quả tươi.


- Bánh mì sandwich với trứng, cá ngừ, xốt gà, phômai cắt miếng hoặc thịt mềm. Phômai bào hoặc cắt miếng vuông với bánh mỳ nguyên chất


- Bánh ngọt nhỏ và cam cắt múi. Bánh bột gạo trét mỏng một lớp kem hoặc quả bơ xay nhuyễn.


- Bánh mì với chuối chín.


- Các loại mỳ ống, mỳ sợi, nui, cháo…


Gợi ý cực đỉnh cho bữa phụ của bé 1-3 tuổi 1

 

Gợi ý về thức ăn nóng

 

Sau đây là một số thức ăn nóng có thể dùng cho các bữa vặt lành mạnh của bé:

- Cháo thịt cắt miếng nhỏ.


- Cháo yến mạch với sữa nguyên chất.


- Bánh kếp (bánh ngọt mỏng làm bằng bột, nhào trứng và sữa, nướng đều hai mặt và ăn nóng, có thể có nhân bên trong).


- Trứng tráng khổ nhỏ hoặc trứng ốp la và bánh mì nướng.


- Bánh mỳ kẹp xốt thịt, đậu băm nóng.


- Spaghety với xốt cà chua hoặc xốt thịt. Mỳ sợi với thịt vo viên.


- Súp cá với bánh mỳ.


- Cháo thịt gà và rau.


Gợi ý cực đỉnh cho bữa phụ của bé 1-3 tuổi 2

 

Gợi ý về rau quả

 

Rau nên nấu mềm, chẳng hạn như carrot, súp lơ, đậu đỗ hoặc cải bắp. Nấu mềm thành cháo, súp hoặc nước xốt rưới lên mỳ ống sẽ khiến bé ngon miệng.

- Hoa quả tươi, mềm cần cắt miếng, bỏ lõi, hột và vỏ cứng, chẳng hạn như táo, chuối, dâu, kiwi, dưa, đào, lê hoặc mận. Nho hoặc cà chua nhỏ cắt dài thành 4 miếng để bé dễ ăn.


- Ngoài ra, bạn có thể làm sinh tốt cà chua hoặc nước các loại rau cho bé thưởng thức.


Gợi ý cực đỉnh cho bữa phụ của bé 1-3 tuổi 3

 

Đồ uống cho bé

 

Không phải lúc nào bé cũng biết nói cho cha mẹ biết mình đang khát. Các bé còn dễ bị mất nước hơn người lớn. Vì thế, nên cho bé bú mẹ cho đến khi được 2 tuổi trở lên. Sữa mẹ bảo vệ bé khỏi nhiễm trùng và các bệnh khác.

Với bé 1-3 tuổi không (hoặc ít) bú mẹ nên cho bé uống khoảng 500ml (tương đương 2 cốc) sữa mỗi ngày. Bởi vì, bé trong tuổi chập chững cần có chất béo để phát triển não. Do đó, cha mẹ nên cho bé uống sữa nguyên chất cho đến khi bé được 2 tuổi. Không nên cho bé dưới 2 tuổi uống sữa rút bớt chất béo (1% và 2%).


Gợi ý cực đỉnh cho bữa phụ của bé 1-3 tuổi 4

Cho uống nước lọc trong thời gian giữa các bữa ăn chính và ăn vặt để bé bớt khát.

Nếu cho bé uống nước quả, cần giới hạn khoảng 125-175m (tương đương 1/2-3/4 cốc) mỗi ngày. Chỉ cho uống nước quả hoặc nước rau chất lượng tốt. Nên cho uống nước quả trong cốc, không cho bú nước quả trong bình. Nên nhớ, hoa quả tươi bao giờ cũng tốt hơn cho bé so với nước hoa quả.


Phòng hóc nghẹn cho bé


- Bạn cần luôn luôn có mặt bên cạnh bé khi bé ăn, uống. Nhớ cho bé ngồi khi ăn.


- Bạn nên làm gương tốt cho con bằng cách ăn chậm, nhai kỹ.


- Bạn cần nấu chín hoặc (bào vụn) các loại rau củ cứng như carrot, bí đao… Cần cắt hoa quả thành nhiều miếng nhỏ và lấy hột ra. Nên gỡ xương cá và lọc ra từng miếng mỏng trước khi cho bé ăn. Dùng các đầu ngón tay để bóp cá, tìm và gỡ xương.


- Bạn cần cắt dọc (theo chiều dài) các loại thức ăn tròn như nho và xúc xích trước; sau đó, mới cắt thành nhiều miếng nhỏ. Bạn nên trét mỏng bơ (phômai) trên bánh mì nướng.


- Đề phòng khi bé ăn lạc, ngô rang… kẹo cứng, kẹo cao su hoặc kẹo dẻo; các thức ăn dính đặc trên thìa.

 

Theo PLXH

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN