Hiển thị các bài đăng có nhãn Sử dụng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sử dụng. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Thay đổi những thói quen trong cuộc sống sẽ giúp chị em có thai kỳ hoàn hảo.


Mang thai là một sự kiện quan trọng trong cuộc đời của một người phụ nữ. Nó giúp chị em trưởng thành nhanh chóng, từ một cô gái trẻ vô tư mải mê shopping, hay tham gia các buổi tụ tập bạn bè họ trở thành người phụ nữ của gia đình, biết cách vun vén cho tổ ấm bé nhỏ của mình.


Điều kiện sống thay đổi đồng nghĩa với những thói quen hàng ngày của chị em phải thay đổi theo để thích nghi với “hoàn cảnh mới”. Vậy chị em chúng mình sẽ phải thay đổi những thói quen nào trong cuộc sống sinh hoạt đây?


Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 7 thói quen mới này nhé!


Hạn chế tối đa đồ uống có chất kích thích


Phụ nữ hiện đại thường xuyên sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích như :


- Cà phê: Trong cà phê có hàm lượng axít taníc tương đối cao, gây cản trở trong quá trình hấp thụ sắt khiến mẹ bầu thiếu sắt. Điều này có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.


Có thể một ly cà phê vào mỗi buổi sáng giúp tinh thần chị em tỉnh táo làm việc, nhưng khi đã có bầu thì cần hạn chế tối đa việc sử dụng loại đồ uống này.


- Trà xanh: Trà xanh vốn là thức uống giàu chất chống ôxy hóa và có tác dụng bổ sung chất kẽm cho cơ thể. Tuy nhiên mặt hạn chế khi mẹ bầu uống trà xanh là sẽ ảnh hưởng sự hấp thụ của axit folic đối với cơ thể. Trong khi đó, axit folic lại là dưỡng chất rất quan trọng để hạn chế nguy cơ khuyết tật ống thần kinh của thai nhi. Đối với mẹ bầu đang mang thai trong 3 tháng đầu cần tuyệt đối không uống trà xanh trong giai đoạn này.


Như vậy: Các nhà khoa học đã đưa ra khuyến cáo, một người bình thường chỉ nên sử dụng tối đa 200mg cafein/ngày, tương đương với 3-4 tách trà xanh/ngày. Vì vậy các mẹ bầu chỉ nên sử dụng 100mg cafein/ngày mà thôi. Lượng cafein này bao gồm việc sử dụng tất cả các loại đồ uống như cà phê, ca cao, trà xanh.


Nếu mẹ bầu sử dụng vượt quá hàm lượng cafein cho phép có thể khiến thai nhi sinh ra bị nhẹ cân, sinh non thậm chí phải đối mặt với nguy cơ trẻ bị khuyết tật.


- Rượu: Rượu có những tác hại trực tiếp đến gan và dạ dày. Nếu bà mẹ mang thai uống rượu và say dù chỉ trong thời gian ngắn thì thai nhi có thể “mê mệt” và say li bì suốt vài ngày do lá gan quá bé không thể phân hủy nhanh chóng lượng cồn mà bà mẹ hấp thụ.


Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu uống rượu có thể khiến bé sinh ra nhẹ cân, sinh non, sảy thai hoặc trẻ sơ sinh có nguy cơ đột tử. Vì vậy nếu bạn đang là người nghiện rượu thì cần cai rượu trước khi có ý định thụ thai.


- Hút thuốc lá: nicotin là chất kích thích có hại với sức khỏe của con người. Việc bỏ thói quen hút thuốc cần phải làm ngay từ giai đoạn chuẩn bị mang thai.


Đối với chị em dù không có thói quen hút thuốc nhưng sống gần những người thường xuyên hút thuốc lá sẽ biến các chị thành người hút thuốc lá thụ động. Vì vậy cần tránh xa môi trường khói thuốc, đồng thời vận động những người trong gia đình từ bỏ hút thuốc lá.


Nên và không nên khi mang thai 1

Khi mang thai, chị em không nên sử dụng chất kích thích. (ảnh minh họa)

Lối sống tiêu cực dẫn đến thói quen xấu


Khi còn son rỗi, nhiều chị em vẫn giữ những thói quen xấu, tuy biết rõ những tác hại của nó nhưng vẫn khó từ bỏ. Tuy nhiên để bảo vệ sức khỏe của con yêu và đảm bảo cho thai kỳ luôn khỏe mạnh,mẹ bầu cần phải nghiêm túc thay đổi những thói quen xấu như:


- Thức khuya: thức khuya khiến cơ da mặt sớm lão hóa đồng thời cơ thể thường xuyên mệt mỏi do không ngủ đủ giấc, tinh thần không tập trung và thể trạng suy giảm.


Mỗi ngày nên dành từ 15-20 phút để đi bộ, tập yoga, bơi…đều giúp chị em nâng cao khả năng đề kháng cho cơ thể, cơ thể luôn dẻo dai, săn chắc đồng thời hỗ trợ quá trình giảm cân nhanh chóng sau thời gian mang thai và sinh nở.


Kiểm soát các loại thuốc đang sử dụng


Bài liên quan:


Người Việt Nam nói chung vốn có thói quen sử dụng thuốc một cách tùy tiện. Chỉ cần đau nhức ở đâu bạn có thể ra hiệu thuốc tây mô tả bệnh cho người bán thuốc và nhận về một tá các loại thuốc khác nhau.


Vì vậy chị em chúng mình cần lưu ý trong việc kiểm soát các loại thuốc đang sử dụng:


+ Đối với người chuẩn bị mang thai: Trước thời gian mang thai 3 tháng, chị em nên đi khám sức khỏe tổng quát. Đồng thời liệt kê cho bác sĩ về các loại thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng đang sử dụng để họ có lời khuyên đúng đắn về các loại thuốc được phép sử dụng trong giai đoạn này.


Bên cạnh đó, một số loại thuốc chữa bệnh cần có thời gian phân hủy trước thời gian chị em có bầu để đảm bảo quá trình mang thai không có các biến chứng do thuốc gây ra.


+ Đối với mẹ bầu: Việc sử dụng thuốc trong thai kỳ cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Trước khi sử dụng loại thuốc nào cần có chỉ thị và hướng dẫn một cách chi tiết của chuyên gia y tế. Tuyệt đối không mua, uống thuốc theo sự mách bảo, mô tả của người ngoài.


Bổ sung axit folic


Việc bổ sung đầy đủ axit folic trước thời điểm thụ thai từ 2-3 tháng với liều lượng 400 microgram (mcg) hoặc 0,4mg axit folic rất quan trọng đến sức khỏe của thai nhi. Axit folic giúp hạn chế nguy cơ sẩy thai và thai nhi bị các khuyết tật ống thần kinh, tật nứt đốt cột sống.


Điều này còn được duy trì một cách đều đặn cho tới khi mẹ bầu sinh bé.


Lượng axit folic mẹ bầu cần phải bổ sung lúc này cần đến 600 đến 800mcg, tương đương 0,6 đến 0,8mg.


Axit folic không lưu giữ trong cơ thể vì vậy mẹ bầu cần bổ sung dưỡng chất quan trọng này hàng ngày để tránh sự thiếu hụt gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.


Chị em có thể bổ sung dưỡng chất quan trọng này bằng việc sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều axit folic như bông cải xanh, đu đủ, các loại thịt đỏ, họ nhà đậu. Ngoài ra mẹ bầu nên sử dụng viên vitamin tổng hợp để đảm bảo việc bổ sung các vi chất một cách đầy đủ. Tuy nhiên chị em vẫn phải lưu ý để sử dụng hàm lượng một cách đầy đủ, không thiếu nhưng không được dư thừa quá mức.


Nên và không nên khi mang thai 2

Bổ sung axit folic rất quan trọng trong thai kỳ. (ảnh minh họa)

Kiểm tra mức độ an toàn của công việc đang làm


Đối với các chị em đang làm công việc văn phòng thì vấn đề này có vẻ không quan trọng lắm, tuy nhiên nếu những ai đang làm các công việc thường ngày phải tiếp xúc với các yếu tố rủi ro, môi trường độc hại như: khói bui, hóa chất, nhiệt độ cao thì cần cân nhắc về việc thuyên chuyển vị trí công tác sao cho phù hợp.


Thậm chí mẹ bầu văn phòng cũng nên lưu ý về chỗ ngồi làm việc như : không nên ngồi quá gần máy in, máy fax, máy photocopy vì nhiệt lượng tỏa ra từ các loại máy này về lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.


Thay đổi thói quen ăn uống


Việc ăn uống khi chưa có bầu không được các chị em quan tâm nhiều lắm: thích gì ăn nấy, tiện đâu ăn đấy, bỏ bữa, ăn kiêng, không chú ý xem khẩu phần ăn có đủ chất, đủ dinh dưỡng hay không đều là những thói quen ăn uống cần phải thay đổi khi bầu bí.


Thời gian mang thai chế độ ăn khoa học, hợp lý để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi là điều vô cùng quan trọng. Mẹ ăn gì thì bé sẽ hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm đó nên chuyện ăn cho hai người trong giai đoạn này cần phải chú ý.


Nhiều mẹ bầu có tư tưởng cần phải ăn gấp đôi lượng thức ăn so với bình thường là điều hoàn toàn sai lầm vì có thể dẫn đến mẹ bầu bị thừa cân, béo phì mà thai nhi vẫn còi cọc do không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết.


Chị em cần tham khảo chuyên gia dinh dưỡng để lên kế hoạch về thực đơn phù hợp cho mẹ bầu tùy thuộc từng thai kỳ.


Mẹ bầu được khuyến cáo không nên ăn kiêng nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chị em được ăn uống thả phanh hoặc thèm gì ăn nấy. Các đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, hàm lượng muối cao, đồ hải sản nghi có chứa thủy ngân, đồ ăn để lâu ngày, đồ ăn tái, sống đều là mầm mống chứa nhiều vi khuẩn gây hại cho thai nhi.


Đặc biệt, những bà mẹ có tiền sử bị dị ứng thực phẩm thì cần đặc biệt lưu ý trong việc lựa chọn thực phẩm


Trở thành người phụ nữ của gia đình


Khi trở thành người phụ nữ của gia đình và đón nhận thiên chức làm mẹ, chị em sẽ ý thức hơn việc quản lý gia đình.


Nếu trước đây, nhiều chị có thói quen mua sắm “vung tay quá trán” thì giờ trở nên so đo, tính toán trước việc có cần thiết tiêu tiền cho một món đồ xinh xinh, hợp mắt nhưng không có giá trị sử dụng lâu dài. Điều này giúp chúng ta học cách cân nhắc chi tiêu, quản lý nguồn tài chính của gia đình.


Không chỉ vậy, trở thành người mẹ, chị em chúng ta cũng trở nên mạnh mẽ, bản lĩnh hơn trong cuộc sống. Trước đây, ai đó còn là nàng công chúa hay mít ướt, gặp chút khó khăn đã nản lòng thì giờ đây chúng ta là bà mẹ đầy kiên cường với tinh thần lạc quan để chào đón thiên thần bé nhỏ sắp chào đời.

 

Theo Khampha.vn

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Đồ chơi của bé cần phân thành 5 loại như dưới đây để có cách làm sạch tương ứng.


Theo các chuyên gia y tế, bạn chọn một ngày Chủ nhật trong mỗi tháng để tiến hành làm sạch đồ chơi của con. Bạn nên cho bé tham gia hoạt động này, lúc đầu bé có thể chỉ giữ vai trò “quan sát viên” nhưng dần dần hãy để bé vào cuộc và trở thành “diễn viên” chính, còn bạn chủ yếu hướng dẫn và hỗ trợ con khi cần thiết. Hãy biến mỗi lần vệ sinh đồ chơi là một buổi vui chơi, thư giãn của cả bạn và bé nhé.


1. Thú nhồi bông


Hòa chất tẩy rửa hoặc bột giặt vào thùng, xô hoặc chậu to tùy theo số lượng và kích thước của thú nhồi bông. Khuấy nước trong thùng cho đến khi hòa tan chất tẩy rửa hoặc bột giặt, thấy bọt nổi trên mặt nước là được. Nhúng lần lượt từng con thú nhồi bông vào dung dịch và ngâm trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó bạn tiến hành giặt tay hoặc cho vào máy giặt rồi đem phơi kỹ dưới nắng để làm khô.


Mẹo làm sạch đồ chơi nhanh chóng, tránh mầm bệnh cho con 1

2. Đồ chơi nhựa

Đồ chơi nhựa là loại đồ chơi phổ biến nhất và rất dễ bị vấy bẩn. Bạn có thể dùng dung dịch chuyên dụng làm sạch bình sữa của bé để vệ sinh loại đồ chơi này. Cách làm là nhúng bàn chải vào dung dịch rồi cọ sạch từng chỗ bẩn trên đồ chơi, sau đó rửa kỹ với nhiều lần nước rồi phơi khô trong túi lưới.


Mẹo làm sạch đồ chơi nhanh chóng, tránh mầm bệnh cho con 2

3. Đồ chơi gỗ

Đồ chơi gỗ thường bị nấm mốc nếu bé dùng lâu ngày, đặc biệt là với môi trường có khí hậu nóng ẩm nhiệt đới như Việt Nam. Các bước làm sạch đồ chơi gỗ cũng tương tự như đối với đồ chơi nhựa nhưng chú ý sau khi xả nước xong, cần dùng vải thấm hút tốt để lau kỹ từng bề mặt trên đồ chơi. Chỉ nên phơi đồ chơi gỗ ở nơi râm mát, thoáng gió, không nên để lâu dưới ánh nắng mặt trời sau khi vừa bị nhúng ướt để tránh làm nứt gỗ.


Mẹo làm sạch đồ chơi nhanh chóng, tránh mầm bệnh cho con 3

4. Đồ chơi dùng pin

Làm sạch đồ chơi chạy bằng pin hoặc phải sạc điện hơi “phiền phức” một chút. Trước khi làm sạch đồ chơi, bạn cần tháo bỏ tất cả pin hoặc đầu sạc, sau đó lau bằng vải khô. Muốn khử trùng hoàn toàn loại đồ chơi này, có thể sử dụng một miếng gạc vô trùng và cồn y tế 75 độ, sau đó để ở nơi thoáng khí cho bay hết hơi cồn mới cho bé tiếp tục chơi.


5. Đồ chơi ngoài trời


Một số gia đình có vườn nhà hay đặt xích đu, cầu trượt và một số đồ chơi ngoài trời khác để con có thể vui chơi ngay tại nhà. Do để ở ngoài trời nên loại đồ chơi này cần thường xuyên làm sạch, đặc biệt là sau khi trời có mưa, giông hoặc lâu ngày không sử dụng.


Chỉ cần khăn, xà phòng và nước là có thể cọ rửa sạch sẽ các loại đồ chơi ngoài trời rồi. Tuy nhiên, do kích thước tương đối lớn nên khối lượng công việc lau chùi, cọ rửa khá vất vả với sức của một em bé. Vì vậy, bạn nên chịu trách nhiệm chính trong việc làm sạch, còn bé chỉ hỗ trợ một số việc lặt vặt hoặc tham gia hỗ trợ theo hướng dẫn của bạn mà thôi.

 

Theo Pháp luật xã hội

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Khoảng 60% não của bé được cấu thành từ chất béo. Vì vậy việc cho con ăn chất béo hợp lý là điều các mẹ nên quan tâm trong chế độ dinh dưỡng của bé.
Vai trò của chất béo


Chất béo bao gồm dầu, mỡ thuộc nhóm chất dinh dưỡng chính và có vai trò cần thiết với cơ thể, là nguồn sinh năng lượng quan trọng. Đặc biệt chất béo giúp cho sự phát triển sớm về trí tuệ và thể lực của trẻ. Cơ thể muốn hấp thu và sử dụng tốt các vitamin A, D, E, K, cần có dầu mỡ.  


Mỡ động vật, đặc biệt mỡ gan cá và một số mỡ động vật sống ở biển có nhiều vitamin A, D và axit arachidonic cần thiết cho cơ thể. 


Cách cho ăn dầu, mỡ để con thông minh hơn 1

Trong những năm đầu đời, trẻ phát triển và tăng trưởng nhanh cả về thể chất và tinh thần. Các thiếu hụt về chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là cơ quan thần kinh. Do vậy, với trẻ em, khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ chất béo.
 
Vì sao phải cho con ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật?


Bác sĩ dinh dưỡng Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: “Dầu thực vật hay mỡ động vật đều do chất béo cấu thành nhưng chúng có sự khác biệt. Trong dầu thực vật có nhiều axit béo chưa no có ích cho cơ thể bé. Nhưng dầu thực vật lại rất ít hoặc hầu như không có axit arachidonic – một axit béo không no cần thiết và có nhiều vai trò quan trọng. Loại axit này lại được tìm thấy nhiều trong mỡ động vật.


Bên cạnh đó, chất béo của dầu thực vật là do axit không bão hòa tổ hợp thành, còn thịt mỡ là loại “chất béo nguy hiểm”. Nếu cho bé sử dụng nhiều mỡ động vật dễ dẫn tới các bệnh về tim mạch hoặc béo phì.


Khi chuẩn bị bữa, các bà mẹ thường băn khoăn chọn sử dụng dầu thực vật

hay mỡ động vật. Cách tốt nhất nếu bạn muốn bổ sung chất béo trong khẩu

phần ăn của bé là một bữa nấu dầu, bữa kia chuyển đổi sang nấu mỡ”.


Cách cho ăn dầu, mỡ để con thông minh hơn 2

Sử dụng dầu/ mỡ trong bữa ăn của bé như thế nào là hợp lý?

Bác sĩ Hải cho biết thêm: Các mẹ nên cân đối tỷ lệ giữa chất béo động vật với chất béo thực vật nên là 70% và 30%.


Một số cách thêm dầu/ mỡ đơn giản như sau, các mẹ có thể tham khảo:


Dầu ăn


Các món ăn hoặc cháo đã nấu chín, bắc khỏi bếp, mẹ có thể trộn một vài thìa dầu ăn/ dầu mè/ dầu oliu vào thức ăn của con. Đây là một trong những chất béo tốt nhất dành cho cơ thể bé.  


Sốt Mayone


Đây cũng là một giải pháp thêm chất béo vào bữa ăn của con. Trong 100g sốt mayone có 79g cất béo. Khi cho con ăn sốt bánh mỳ hoặc rau trộn, mẹ có thể trộn mayone nhưng không nên lạm dụng quá nhiều.


Bơ đậu phộng


Trong 100g đậu phộng, có 50g chất béo. Mẹ có thể phết bơ đậu phộng lên bánh mỳ cho con ăn sáng. Nhưng theo khuyến cáo, mỗi tuần, bé chỉ nên ăn 2 lần bơ đậu phộng.


Cách cho ăn dầu, mỡ để con thông minh hơn 3

Phô mai

Trong 100g phô mai có 33g chất béo. Mẹ có thể cho bé ăn một miếng phô mai vào bữa ăn nhẹ buổi chiều, hoặc sẽ cho bé ăn bánh mỳ quết phô mai cũng rất tốt.


Sinh tố bơ


Trong 100g thịt trái bơ, có chứa 17g chất béo. Chất béo trong trái bơ rất tốt cho sức khỏe của bé. Mỗi ngày, mẹ cho bé ăn một cốc sinh tố bơ nhỏ, sẽ rất tốt cho bé.
 
Những lưu ý khi cho con ăn dầu/ mỡ


Không nên tái sử dụng dầu, mỡ đã rán và có mùi cháy khét: Dầu mỡ khi đã qua chế biến vừa mất đi nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng vừa dễ bị nhiễm khuẩn.  


Hạn chế cho bé ăn các loại thức ăn rán (hoặc quay) bán sẵn ngoài hàng hay ngoài vỉa hè: Các loại thức ăn như bánh rán, bánh khoai, bánh chuối, gà quay, vịt quay… không đảm bảo vệ sinh và dĩ nhiên sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa vốn còn non nớt của bé.


Không mua các loại mỡ cân đóng gói sẵn ngoài chợ: Tốt nhất, bạn nên chọn mua và sơ chế mỡ động vật từ mỡ lợn tươi sống.



 8 trò chơi phát triển trí thông minh kinh điển với trẻ em quốc tế
” target=”_blank”>Cách cho ăn dầu, mỡ để con thông minh hơn 4

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Đang trong một hàng dài chờ thanh toán thì con đòi đi vệ sinh, trong khi nhà vệ sinh dành cho nữ không còn phòng nào trống, bạn có dám liều mình đưa con sang phòng vệ sinh nam?


1. Lần đầu tiên bé sử dụng nhà vệ sinh


Lần đầu tiên bé chạm mông vào bồn cầu sứ là một cột mốc rất lớn. Đó được coi là một kĩ năng sống đầu tiên mà bạn cần dạy bé, bạn cần cho bé biết việc này sẽ diễn ra mãi mãi và không có gì đáng sợ.


2. Lần đầu tiên có người nhìn thấy bé nhà bạn đang ngồi bô


Cảm giác lần đầu tiên bị bắt gặp khi bạn đang dạy bé ngồi bô khá là không thoải mái và bạn có thể thấy ngượng. Tuy nhiên, bạn cần nhớ ai cũng sẽ có khoảng thời gian này. Chỉ cần bạn vui vẻ: “Xin lỗi vì đã thấy bé nhà mình khỏa thân nhé” và tiếp tục việc huấn luyện bé bình thường.


Những tình huống hài hước và đáng nhớ về việc dạy con ngồi bô 1

 

3. Lần đầu tiên chạm vào mông bé mà không có bỉm

 

Lần đầu tiên tôi không đóng bỉm cho bé Su Hào nhà tôi, có một cảm giác rất sợ sệt bé sẽ tè hoặc ị ra nhà. Chốc chốc tôi lại sờ dưới quần bé xem có bị ướt không. Tuy nhiên, tôi cảm thấy với bé thì khá là thoải mái. Mỗi lần tôi chạm vào mông bé, bé lại cười thích thú.

4. Lần đầu tiên sử dụng nhà vệ sinh công cộng


Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên cho Su Hào vào nhà vệ sinh công cộng tại một trung tâm thương mại. Bé đã khóc toáng lên vì quá nhiều người, vì tiếng ồn ào khi giật nước bồn cầu, từ máy sưởi tay…


5. Ngày đầu tiên không xảy ra “tai nạn”


Nếu bạn có một ngày không đóng bỉm cho bé và kịp thời cho bé ngồi bô để đi tiểu hoặc ị, bạn sẽ có cảm giác rất sung sướng như mình đã đạt được thành công lớn.


Những tình huống hài hước và đáng nhớ về việc dạy con ngồi bô 2

6. Lần đầu tiên con bạn muốn đi vệ sinh khi bạn đang… chờ thanh toán ở siêu thị

Đó là một buổi chiều thứ 7 tôi không bao giờ có thể quên. Rất nhiều người đi mua sắm ở siêu thị hôm đó và tôi phải xếp hàng dài để chờ thanh toán. Bỗng nhiên bé Su Hào kêu toáng lên: “Mẹ, con muốn đi ị. Nhanh mẹ ơi!” Đó vừa là cảm giác cuống, vừa có chút xấu hổ. Nếu bạn là tôi lúc đó, bạn sẽ làm gì?


Nói với bé hãy chờ cho đến khi bạn thanh toán xong và có thể bé sẽ ị ngay ở đó 1 lúc nữa?


Phá hàng và chạy lên đòi thanh toán luôn?


Từ bỏ toàn bộ công sức, thời gian xếp hàng của bạn nãy giờ để cho bé đi vệ sinh?


Chọn bất cứ cách xử lý tình huống nào trên đây thì đối với tôi, đó cũng là một trải nghiệm đáng sợ nhất.


7. Lần đầu tiên bạn vào nhà vệ sinh nam


Tôi từng bị rơi vào trường hợp này: lúc đó, bé nhà tôi rất muốn đi vệ sinh trong khi mọi phòng toilet dành cho nữ đã có người. Nhà vệ sinh kế tiếp thì cách rất xa và Su Hào không thể chờ thêm được. Tôi đã quyết định sẽ phải đến nhà vệ sinh nam. Đó là một quyết định không hề dễ dàng chút nào. Ngay khi vừa vào đó, rất nhiều người đàn ông đã rất bất ngờ kèm tức giận, vội vàng kéo quần lên. Tuy nhiên, tôi chỉ có thể xin lỗi và dắt bé thật nhanh vào 1 phòng. May sao lúc ra thì họ cũng thông cảm hơn cho tôi. Một kỉ niệm đáng nhớ.

 

Theo Pháp luật xã hội 

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

GiadinhNet – Trời rét, vì sợ con gái tè dầm gây lạnh nên tôi cho bé mặc bỉm cả ngày đêm, không ngờ bé bị hăm nhiều quá. Tôi tắm cho bé thì thấy chỗ hăm lại càng bị đỏ hơn. Mong chuyên mục cho biết lý do vì sao lại thế và cách trị?


Hà Phương (Ninh Bình)


Em bé bị hăm, chỗ hăm càng đỏ hơn khi tắm có thể là do bạn đã tắm cho bé bằng nước nóng già nên càng khiến cho da của bé bị tổn thương thêm. Bạn có thể dùng nước sát trùng để pha tắm rửa cho bé như dung dịch Cyteal, Saforelle theo hướng dẫn sử dụng. Những phương pháp dân gian như dùng trà xanh hay nước khổ qua cũng tốt cho da bé.


Bạn cũng có thể bôi một số loại kem trị hăm dành cho trẻ em. Tuy nhiên da trẻ nhỏ thường nhạy cảm, vì vậy bạn nên thử trước bằng cách bôi lên một vùng cánh tay của bé. Nếu sau vài giờ không thấy dị ứng, nổi đỏ thì có thể sử dụng được. Không nên dùng phấn rôm để rắc vào chỗ hăm vì có thể làm nặng thêm vùng da đang bị tổn thương. Cũng không nên sử dụng các loại kem thoa có chứa corticoid trừ trường hợp được bác sĩ hướng dẫn cách sử dụng.


Để bé không bị hăm, bạn nên mặc đồ bằng chất liệu cotton 100%, không chật quá cũng không rộng quá. Với những bé đóng bỉm suốt ngày thì nên kiểm tra xem tã giấy có vừa với bé không. Khi bỉm đã đủ ướt, không còn khả năng thẩm thấu thì phải được thay bỉm mới. Khi bé đã bị hăm thì bạn cần phải để chỗ da bị tổn thương được thông thoáng.


Chuyên gia tư vấn Kim Mai


Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Cách cho trẻ ăn và thời điểm ăn ảnh hưởng lớn đến tác dụng của sữa chua.


Sữa chua từ lâu vốn rất được các bà các mẹ tin dùng cho con vì cho rằng sữa chua tốt, hỗ trợ tiêu hóa, tăng canxi và lại rất lành cho trẻ. Món ăn tưởng chừng đơn giản và quen thuộc nhưng nếu không biết cách, mẹ có thể sẽ làm mất hoàn toàn giá trị dinh dưỡng của sữa chua. Ăn thế nào mới là “chuẩn”? Xin liệt kê những lầm tưởng tai hại của mẹ về sữa chua cho bé


Ăn sữa chua không nên ăn buổi tối


Nhiều chị em đến tối là không muốn cho trẻ ăn sữa chua nữa vì nghĩ rằng tối rồi ăn sữa chua con không hấp thụ được gì, lại phí tiền. Thực ra đây là suy nghĩ rất sai lầm. Không cho trẻ ăn sữa chua buổi tối là mẹ đã bỏ qua “thời điểm vàng” giúp con tận dụng tối đa lượng canxi có trong sữa chua.


Sữa chua cũng giàu canxi như sữa, nhưng nhờ có chứa acid lactic và giữ lại canxi nên sữa chua tốt hơn hẳn sữa thường về vai trò thúc đẩy sự hấp thụ canxi. Nói chung, sau khi ăn tối khoảng 30 phút đến 2 tiếng là thời điểm ăn sữa chua tốt nhất. Tuy nhiên, theo các bác sỹ thì để tối đa hóa hiệu quả của canxi trong sữa chua, tốt nhất là mẹ nên cho bé ăn sữa chua vào bữa tối trước khi đi ngủ.


Lý do: Từ buổi tối đến nửa đêm là thời điểm hàm lượng canxi của cơ thể bé đạt mức thấp nhất nên rất có lợi cho sự hấp thu canxi trong thực phẩm. Cũng trong thời điểm này, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của trẻ ít hơn. Ngoài ra, nếu uống sữa chua trong trạng thái đói nó rất dễ dàng kích thích đường tiêu hóa, khiến dinh dưỡng trong sữa chua chưa kịp hấp thụ hết đã bị bài tiết ra ngoài. Ăn sữa chua sau bữa ăn sẽ giảm kích thích, khiến sữa chua trong dạ dày được hấp thụ một cách từ từ hơn.


Lời khuyên: Mẹ nên lưu ý khi dùng sữa chua vào buổi tối thì cần vệ sinh miệng cho bé sau khi uống hay ăn. Vì sữa chua và các chất có tính axit trong sữa có thể gây hại cho răng trẻ.


5 Lầm tưởng tai hại của mẹ về sữa chua 1

Buổi tối là thời điểm cơ thể trẻ hấp thụ được nhiều canxi từ sữa chua nhất (ảnh minh họa)

Sữa chua càng đặc càng tốt


Hầu hết các bà mẹ tin rằng sữa chua đặc hơn thì tốt hơn. Nhưng trên thực tế sữa chua cô đặc thường được bổ sung với các chất như phân lân tinh bột hydroxypropyl, pectin, gelatin đó không tốt cho sức khỏe của trẻ. Trừ những hộp sữa chua mẹ tự làm cho con thì khái niệm sữa chua càng đặc càng tốt là sai lầm.


Sữa chua cứ chưa mở nắp thì để bao lâu cũng được


Một sai lầm rất lớn của các bà mẹ, đó là tùy tiện ra hàng tạp hóa hay đi siêu thị bỏ vài hộp sữa chua vào giỏ mà quên mất không xem Hạn sử dụng của sữa chua. Đặc biệt, có nhiều mẹ nghĩ sữa chua dưới đáy ghi hạn sử dụng dài, chưa mở nắp thì để bao lâu cũng được nên mua cả chục hộp về cho con ăn dần. Tuy nhiên trên thực tế, sữa chua mua về có thể sử dụng trong 2 tuần nhưng để tốt nhất cho trẻ, mẹ chỉ nên để sữa chua trong vòng 1 tuần.


Theo một chuyên gia trong ngành hóa thực phẩm, người tiêu dùng cần bảo quản sữa chua ở nhiệt độ 6-8 độ C. Để trong môi trường nhiệt độ bình thường, sản phẩm sẽ bị lỏng sau khoảng 30-60 phút, tùy thời tiết. Nếu để ở bên ngoài lâu quá, thì chất lượng sữa chua sẽ bị ảnh hưởng, mùi hương không thơm như ban đầu, vị chua nhiều, trạng thái lỏng, vữa…, vì vậy không nên dùng. Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế lắc, nghiêng hộp mà chưa có ý định ăn để tránh phá vỡ cấu trúc, làm hỏng sữa chua.


5 Lầm tưởng tai hại của mẹ về sữa chua 2

Mua sữa chua mẹ nên lưu ý chọn hộp có Ngày sản xuất gần nhất cho con (ảnh minh họa)

Ăn sữa chua ấm cho con đỡ đau họng


Khi lấy sữa chua từ tủ lạnh, nhiều mẹ thường cho vào lò vi sóng để làm nóng sữa chua hoặc khi lấy sữa chua ra khỏi tủ lạnh thì ngay lập tức nhúng vào nước sôi để ngâm nhằm mục đích tránh con bị đau họng khi ăn. Đó là thói quen sai lầm bởi khi làm nóng, vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị giết chết, từ đó làm mất tác dụng của sản phẩm và khẩu vị, giá trị dinh dưỡng cũng giảm đi. Để tránh lạnh, buốt, các mẹ có thể lấy sữa chua ra để ở nhiệt độ thường khoảng 10-15 phút hoặc có thể ngâm vào nước ấm theo công thức 2 sôi 1 lạnh, rồi trộn để nhiệt độ sữa chua đồng đều trước khi cho bé ăn.


Sữa chua hộp và sữa chua nước là như nhau


Hiện nay trên thị trường, ngoài những loại sữa chua lên men từ sữa nguyên chất được đóng hộp dạng dẻo còn có rất nhiều những loại sữa chua dạng nước được gọi với cái tên thông dụng là “sữa uống lên men”. Sữa chua dạng nước có thành phần chủ yếu là sữa bò hoặc bột sữa, đường, axit chua, axit chanh hoặc axit táo, hương liệu, chất bảo quản… Nhiều phụ huynh tin rằng sữa chua và sữa chua dạng nước đều tốt cho sức khỏe của trẻ.


Tuy nhiên, trên thực tế, giá trị dinh dưỡng của 2 loại sữa chua này hoàn toàn khác biệt. Dinh dưỡng trong sữa chua dạng nước chỉ bằng 1/3 so với sữa chua nguyên chất, do đó, không thể dùng thay thế cho nhau.

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Cơ thể sử dụng các chất béo chuỗi ngắn để tạo nên các axit béo chuỗi dài, giúp cơ thể khỏe mạnh theo nhiều cách, tùy mục đích của chúng.


Axit béo cần thiết (essential fatty acids – EFAs) giúp xây dựng các tế bào, duy trì hoạt động của hệ thần kinh trung ương, làm khỏe tim và các mạch máu, tăng miễn dịch và giúp cơ thể hấp thu các chất dinh dưỡng. EFAs cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thị giác và bộ não của bé.


Có 2 loại EFAs: Đó là Omega-6 (axit linoleic) và Omega-3 (axit alpha-linolenic).


Cơ chế hoạt động của các axit béo cần thiết


Cơ thể sử dụng các chất béo chuỗi ngắn để tạo nên các axit béo chuỗi dài, giúp cơ thể khỏe mạnh theo nhiều cách, tùy mục đích của chúng.


Một trong những axit béo chuỗi dài mà cơ thể sản xuất từ axit alpha-linolenic là DHA (docosahexaenoic acid), rất cần thiết cho não và mắt của bé. Điều này giải thích tại sao sữa bột dành cho các bé nhũ nhi đều có chứa DHA và đó cũng là lý do phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh được khuyên nên tăng cường DHA trong chế độ ăn của họ, qua thực phẩm và cả viên bổ sung.


Những axit béo không thể thiếu trong dinh dưỡng của bé 1

  

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới sản xuất DHA của cơ thể bé, gồm lượng chất béo Omega-6, chất béo bão hòa và chất béo trans (trans fats) trong chế độ ăn. Mất cân bằng chất béo Omega-6 và Omega-3 có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới hệ miễn dịch và phản ứng kháng viêm của cơ thể. Điều này nghĩa là bé dễ mắc bệnh như bệnh tim mạch và tiểu đường.


EPA (eicosapentaenoic acid) là một axit béo chuỗi dài mà bé hấp thu qua sữa mẹ. Giống DHA, chất này còn có trong các loại cá chứa dầu.


Lượng EFAs cho bé


- Bé 1-3 tuổi: 7000mg Omega-6 và 700mg Omega-3 mỗi ngày.


- Bé 4-8 tuổi: 10.000mg Omega-6 và 900mg Omega-3 mỗi ngày.


Omega-6 và Omega3 có mặt trong nhiều loại thực phẩm.


Nguồn dồi dào EFAs


Thực phẩm nhiều Omega-3:


- 30g đậu phụ: 300mg Omega-3.


- ½ bát đậu nành nấu chín: 500mg Omega-3.


- 1 thìa dầu hạt lanh: 1.500mg Omega-3.


- 1 thìa bơ lạc bổ sung Omage-3: 4.500mg Omega-3.


Ngoài ra, Omega-3 còn có trong sữa, sữa chua, nước cam ép và trứng. Omega-3 cũng có thể hiện diện trong nhiều loại thức ăn chế biến sẵn; do đó, bạn nên đọc kỹ nhãn hiệu trước khi cho bé ăn món gì.


Nguồn dồi dào Omega-6: Nhìn chung, Omega-6 có trong nhiều loại thực phẩm hơn Omega-3. Chẳng hạn, trong dầu đậu nành, hạt hướng dương, dầu ngô…


- 1 thìa dầu hạt hướng dương: 2.900mg Omega-6.


- 1 thìa dầu ngô: 2.400mg Omega-6.


- 1 thìa dầu cây rum: 3.300mg Omega-6.


- 1 thìa dầu đậu nành: 2600mg Omega-6.


Những axit béo không thể thiếu trong dinh dưỡng của bé 2

 

Để bé đủ DHA và EPA

 

Cơ thể bé dùng Omega-3 để tạo ra DHA và EPA. Các chuyên gia đề nghị, bé 1-3 tuổi cần 70mg DHA và EPA mỗi ngày; bé 4-8 tuổi cần 90mg DHA và EPA mỗi ngày. Nên khuyến khích bé ăn các thực phẩm giàu DHA hàng tuần, chẳng hạn:

- 30g cá hồi nấu chín: 400mg DHA.


- 30g cá thu đóng hộp: 226mg DHA.


- 30g cá sardines: 282mg DHA.


Ngoài ra, DHA còn có trong sữa, trứng, bánh… có bổ sung DHA.


Khi bé nhận quá nhiều EFAs


Quá nhiều EFAs sẽ dẫn tới mất cân bằng. Cách tốt nhất để cân bằng các axit béo cho dinh dưỡng của bé là chọn thực phẩm giàu Omega-3, tránh chất béo bão hòa và chất béo trans.


Trans fats có mặt trong nhiều đồ ăn chiên rán, bánh kẹo, pizza, bơ thực vật… Trans fats làm tăng LDL (cholesterol xấu) và giảm HDL (cholesterol tốt). Vì thế, nó làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tiẻu đường.


Chất béo bã hòa có trong các thực phẩm từ động vật như thịt, sữa và các sản phẩm từ sữa như kem, bơ, pho mát… Chúng cũng được tìm thấy trong đồ ăn nướng, chiên rán và một số thực phẩm từ thực vật như tinh dầu cọ, tinh dầu dừa…

 

Theo Pháp luật xã hội

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Sắp đến ngày vượt cạn và bạn đang hết sức lo lắng về chuyện đau đẻ thì 10 lời khuyên dưới đây sẽ rất hữu ích.


1. Tìm một nơi lý tưởng để dưỡng thai và sinh bé


Ngay khi biết có em bé, bạn cần có kế hoạch tìm một bệnh viện mang lại cho bạn cảm giác an tâm trong suốt quá trình mang bầu và khi sinh. Đó là nơi có không gian để bạn có thể đi bộ, có phòng tắm sạch sẽ cũng như các vật dụng phục vụ và khuyến khích cho việc vận động như máy nghe nhạc, ghế xích đu, bóng sinh, ghế thấp, giường mềm…


2. Lựa chọn một đội ngũ chăm sóc tốt


Những bác sỹ, y tá, nữ hộ sinh hiểu biết và có kĩ năng chăm sóc cùng với người thân, bạn bè sẽ là đội ngũ chăm sóc bà bầu và sau sinh tốt nhất. Khi được chăm sóc tốt, tinh thần thoải mái, bạn sẽ dễ dàng tìm ra cách giải quyết những cơn đau trong phòng sinh.


10 lời khuyên giúp bà bầu không còn sợ đau đẻ 1

3. Tìm hiểu thật nhiều về việc sinh đẻ

Tích cực đọc sách báo, tìm hiểu trên mạng, xem các video, tham gia các lớp học, thăm quan và làm quen với các thủ tục tại bệnh viện, thường xuyên trao đổi với gia đình và bạn bè là điều bạn rất nên làm. Càng trang bị nhiều kiến thức, bạn sẽ càng tự tin khi ở phòng sinh và cơn đau trở nên dễ dàng vượt qua hơn hẳn.


4. Đừng giấu mọi người về sự lo ngại của bạn


Bạn đang lo lắng về những cơn đau khi sinh bé, sợ sệt những ống kim tiêm, mùi thuốc men tại bệnh viện và bạn đang bị mất kiểm soát? Đó là tâm lý rất bình thường. Trong trường hợp này, trò chuyện với một người bạn đáng tin cậy và có kinh nghiệm, hoặc chuyên gia về sinh đẻ, hoặc một bà đỡ mát tay sẽ giúp bạn xóa tan đi những âu lo. Họ sẽ tìm ra cho bạn những giải pháp hỗ trợ thiết thực và phù hợp nhất.


Ngoài ra, bạn cần xây dựng một kế hoạch sinh con rõ ràng và trong đó bày tỏ những mong muốn của mình.


5. Thường xuyên rèn luyện việc thở theo nhịp


Ngay khi xuất hiện những cơn co thắt cho đến cả quá trình sinh bé, bạn cần duy trì việc thở theo nhịp. Lấy hơi nhanh chóng (từ 2-3 giây/lần) bằng mũi và thở sâu ra bằng miệng. Hoạt động này sẽ giúp làm giảm các cơn đau co thắt và khiến việc sinh đẻ diễn ra nhanh chóng, dễ dàng.


Nếu bà bầu bị “cuống”, mất nhịp thở, lúc này, người thân nên giúp đỡ. Chỉ cần họ nhìn bạn, tay và đầu họ chuyển động theo nhịp hoặc cho bạn những lời động viên là bạn có thể bình tĩnh trở lại.


6. Hãy nhìn, nghe và tưởng tượng về một điều làm bạn thấy vui vẻ


Tập trung nghĩ về một vật khiến bạn hạnh phúc (có thể là khuôn mặt của chồng mình hay một bức tranh mà bạn yêu thích) sẽ làm giảm nhận thức về những cơn đau. Hoặc bạn cũng có thể nghe những bản nhạc hoặc tiếng nói dịu dàng, tiếng sóng biển nhẹ nhàng và tưởng tượng mình đang ở một nơi thư giãn. Điều đó sẽ rất hiệu quả.


7. Tắm nước ấm dưới vòi hoa sen


Hãy ngồi trên một chiếc ghế và bắt đầu mát xa bụng và lưng với vòi sen được điều chỉnh mức xả nước nhẹ nhàng. Tắm nước ấm sẽ khiến bạn thư giãn và nhanh chóng đẩy lùi những cơn đau.


10 lời khuyên giúp bà bầu không còn sợ đau đẻ 2

8. Chăm chỉ vận động

Những bài tập đơn giản nhưng giúp cho việc sinh đẻ dễ dàng đó là đi bộ, đung đưa người và đứng lên – ngồi xổm liên tục, nhẹ nhàng. Bạn cũng sẽ có thêm sức khỏe để vượt cạn thành công.


9. Sử dụng miếng gạc ấm hoặc mát


Đặt miếng gạc ấm hoặc mát lên phần bụng dưới, háng, phần lưng dưới hoặc trên vai sẽ rất hiệu quả trong việc giảm các cơn đau đẻ.


10. Người chồng hãy tỏ ra là một người chu đáo


Người phụ nữ lúc nào cũng cần được yêu thương và nhất là trong thời kì mang thai, lúc ở phòng sinh cho đến sau khi sinh bé. Người chồng hãy luôn thể hiện sự quan tâm để khiến người vợ bớt lo lắng và thêm tự tin.


Nếu bạn và vợ sắp chào đón một thiên thần nhỏ, hãy tỏ ra là một người chồng chu đáo, đừng quên thường xuyên trò chuyện, nắm tay và vuốt ve mái tóc của cô ấy. Thỉnh thoảng cũng hãy mát xa toàn thân cho cô ấy với các loại tinh dầu an toàn cho bà bầu. Vợ bạn sẽ thấy thoải mái, an lòng và chắc chắn chẳng còn điều gì phía trước làm cô ấy lo lắng nữa.

 

Theo Pháp luật xã hội

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN