Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe bà bầu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe bà bầu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Đi, đứng, ngồi, nằm là 4 tư thế thường xuyên của mẹ bầu và cần được thực hiện chuẩn để tránh làm ảnh hưởng sức khoẻ mẹ và bé.
Tư thế đứng

Phụ nữ mang thai không nên đứng lâu, bởi nó dễ gây ra đau lưng, giãn tĩnh mạch và làm chậm sự lưu thông máu ở chân, gây ra phù nề chân. Vì thế, các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên chọn tư thế đứng phù hợp với thể chất đặc biệt của mình trong 9 tháng thai kỳ như sau: thả lỏng vai, đứng thẳng, hai chân song song, khoảng cách hai chân nhỏ hơn độ rộng của vai một chút. Khi đứng như thế này, trọng tâm của cơ thể sẽ rơi vào khoảng giữa hai chân, giúp cơ thể mẹ bầu bớt mệt mỏi.


Lưu ý về 4 tư thế hàng ngày của bà bầu 1

Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải đứng lâu, mẹ bầu nên để hai chân hơi lệch nhau, một trước một sau và thỉnh thoảng đảo vị trí hai chân. Một số mẹ bầu do tính chất công việc thường xuyên phải đứng lâu thì ngoài việc áp dụng biện pháp trên, cần phải nghỉ ngơi nhiều với tư thế ngồi trên ghế, duỗi hai chân lên chiếc ghế nhỏ ở đối diện.


Tư thế ngồi


Mẹ bầu không nên ngồi ghế quá cao hoặc quá thấp, độ cao của ghế khoảng 40cm là phù hợp. Khi chuẩn bị ngồi xuống, trước hết mẹ bầu vịn nhẹ hai tay vào đùi hoặc tay vịn của ghế rồi mới từ từ ngồi xuống. Lúc mới ngồi xuống ghế, mẹ bầu nên ngồi dịch về phía trước ghế một chút, hai tay đỡ lấy bụng, khuỷu tay hướng vào bên trong ghế, sau đó dịch mông ngồi sát lưng ghế và tựa lưng thoải mái, dừng lại rồi hơi dạng hai chân trong khi vẫn giữ cho hông và đầu gối vuông góc với nhau. Có thể đặt một chiếc gối nhỏ đỡ bụng ở vị trí của thận cũng giúp cho mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn.


Lưu ý về 4 tư thế hàng ngày của bà bầu 2

Với những mẹ bầu làm công việc đòi hỏi phải ngồi nhiều, đặc biệt là dân văn phòng, chú ý cần đứng dậy và di chuyển thường xuyên, tránh ngồi tại chỗ trong suốt buổi làm việc. Làm như vậy sẽ giúp cơ thể lưu thông máu và ngăn ngừa bệnh trĩ. Ngoài ra, do ngồi viết nhiều hoặc làm việc với máy tính, mẹ bầu cần nghỉ ngơi, thư giãn ít nhất mỗi giờ đồng hồ một lần.


Tư thế nằm


Trước khi thai được 16 tuần, tư thế nằm tốt nhất cho mẹ bầu là nằm ngửa, có thể đặt một chiếc gối dưới chân để cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng sau 16 tuần cho đến trước thời điểm sinh con, tư thế nằm ngửa lại làm tăng áp lực động mạch chủ trong tử cung, lượng máu cung cấp cho tử cung giảm đi đáng kể, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu thường xuyên nằm ngửa khi thai đã lớn có thể gây giãn tĩnh mạch, bong nhau thai và thậm chí làm suy yếu sức khoẻ mẹ bầu.


Lưu ý về 4 tư thế hàng ngày của bà bầu 3

Vì vậy, từ 16 tuần trở đi, mẹ bầu nên nằm nghiêng nhiều hơn để giúp thả lỏng cơ bắp, hạn chế tình trạng căng cơ, đồng thời làm giảm cảm giác mệt mỏi và loại bỏ áp lực lên các mạch máu ở bụng. Mẹ bầu nằm nghiêng trái hay phải đều được, miễn là cảm thấy thoải mái, chỉ cần không được cong gập người như con tôm.


Tuy nhiên, một số bác sĩ lại cho rằng nằm nghiêng phải nhiều hơn có thể gây bất lợi cho sự phát triển thai nhi và khi vượt cạn. Bởi thường xuyên nằm nghiêng phải đôi khi ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho bào thai, gây ra tình trạng thiếu oxy mãn tính.


Tư thế đi


Bà mẹ mang thai khi đi bộ cần giữ lưng thẳng, mắt nhìn thẳng phía trước, khép chặt hai hông. Khi bước đi, cần đặt gót chân xuống trước, mỗi bước đi đều mang lại “cảm giác thực”, luôn giữ cân bằng cơ thể và tốc độ đi đều đặn. Chú ý tuyệt đối không đi lại bằng các đầu ngón chân và hạn chế đi nhanh, thay đổi tốc độ đi đột ngột cũng như cách đi ưỡn bụng về phía trước. Mẹ bầu có thể tận dụng các tay vịn hoặc thành lan can trên đường đi (nếu có) làm điểm tựa, giúp mỗi bước vững chắc và an toàn hơn.


Lưu ý về 4 tư thế hàng ngày của bà bầu 4

Đi bộ đường dài rất có lợi cho mẹ bầu, giúp ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch. Nhưng nếu đang đi cảm thấy mệt mỏi, mẹ bầu nên lập tức dừng lại, tìm chỗ có bề mặt phẳng ở gần nhất để ngồi nghỉ trong khoảng 5 – 10 phút. Mẹ bầu nơi chọn nơi thoáng đãng như công viên, vườn hoa để đi dạo hàng ngày là tốt nhất.


Khi leo cầu thang, ngược lại với cách đi trên đường bằng, mẹ bầu nên đặt ngón chân lên bậc thang trước rồi mới đến gót chân, lưng luôn giữ thẳng, trọng tâm cơ thể nghiêng về phía trước, di chuyển về phía trước bằng lực đẩy của chân sau. Chú ý phải đặt toàn bộ bàn chân lên bậc thang mới được di chuyển chân tiếp theo, chỉ sử dụng phần đầu ngón chân hoặc nửa bàn chân để đi cầu thang là rất nguy hiểm.



12 điều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi
” target=”_blank”>Lưu ý về 4 tư thế hàng ngày của bà bầu 5

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

7 câu hỏi đi kèm đáp án đúng – sai dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức giữ gìn sức khỏe suốt hành trình mang thai.
1. Tất cả phụ nữ đều bị ra máu khi mang thai?


Sai. Ra máu là dấu hiệu tương đối dễ gặp khi mang bầu nhưng không phải 100% thai phụ đều bị ra máu. Nếu dấu hiệu ra máu nghiêm trọng, bạn nên nhanh chóng đi khám.


2. Bạn chỉ nên luyện tập khoảng 2 lần/tuần (mỗi lần 30 phút) khi mang bầu?


Sai. Các chuyên gia khuyến cáo, bạn nên duy trì chế độ luyện tập hợp lý khoảng 30 phút mỗi ngày. Những hoạt động tốt cho thai phụ là đi bộ, yoga, bài thể dục dành cho bà bầu…


3. Bạn có thể phòng ngừa được chứng giãn tĩnh mạch khi mang thai?


Sai. Giãn tĩnh mạch là một trong những rắc rối khi mang bầu. Bạn không thể phòng tránh hoàn toàn được hiện tượng này. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng khoa học, uống đủ nước, sử dụng kem dưỡng da hợp lý có tác dụng giảm thiểu nguy cơ giãn tĩnh mạch.


4. Bị đau đầu khi mang thai sẽ phải được bác sĩ điều trị khẩn cấp?

Sai. Cũng không phải mọi dấu hiệu đau đầu khi mang thai là tình trạng nguy cấp. Chứng đau đầu cũng là một trong những khó chịu về sức khỏe dành cho bà bầu, nhất là trong quý I (khi lượng hormone thay đổi mạnh). Bạn không nên tự ý dùng thuốc giảm đau. Nếu chứng đau đầu nghiêm trọng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.


7 câu mẹ nào cũng muốn hỏi khi mang bầu 1
Khi mang thai, mẹ bầu có rất nhiều thắc mắc nhưng không biết hỏi ai. (Ảnh minh họa)

5. Nếu bạn không xuất hiện những vệt sậm màu ở bụng bầu thì có thể bạn đang gặp nguy hiểm về sức khỏe?


Sai. Những vệt sẫm màu ở bụng bầu là kết quả thay đổi hormone khi mang thai. Không phải bà bầu nào cũng gặp phải hiện tượng này.


6. Sang quý III, chứng chuột rút về đêm có thể cảnh báo nguy cơ chuyển dạ sớm?

Sai. Chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng tỏ, dấu hiệu chuột rút về ban đêm có liên quan đến nguy cơ chuyển dạ sớm.


7. Chứng ợ nóng có liên quan đến số tóc trên đầu em bé sau này?


Đúng. Có nghiên cứu chứng minh, chứng ợ nóng ở người mẹ có tỷ lệ thuận với số tóc trên đầu của bé sơ sinh. Nếu mẹ mắc chứng ợ nóng nhiều, bé sẽ có nhiều tóc và ngược lại.



Để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi, cơ thể phụ nữ mang thai phải trải qua rất nhiều thay đổi. Dưới đây là những thay đổi quan trọng của cơ thể trong suốt 9 tháng thai kỳ.
7 câu mẹ nào cũng muốn hỏi khi mang bầu 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Cách ly với những đồng nghiệp bị cúm, hạn chế ra ngoài vào những ngày rét đậm hoặc nên sử dụng những đôi boot thấp ấm áp… sẽ giúp bà bầu luôn mạnh khỏe trong mùa đông.
1. Chọn giày giữ ấm

Những đôi boot thấp cổ, đế bằng là sự lựa chọn hoàn hảo để bảo vệ đôi chân trong mùa đông. Hơn nữa loại giày này cũng khá thuận tiện khi bạn di chuyển.


Trọng lực của cơ thể sẽ dồn nhiều xuống chân trong thời gian mang thai. Đó là lý do vì sao bạn cần một đôi giày ấm áp và thích hợp để chống lạnh.


2. Chọn áo thun cổ chữ V

Bạn nên trang bị trong tủ quần áo mùa đông những chiếc áo chất liệu thun (hoặc len) dài tay, co giãn tốt, không quá đắt tiền và đặc biệt có cổ khoét hình chữ V. Loại trang phục này tạo khoảng trống giữa ngực và vùng cổ nên khiến bạn không có cảm giác chật chội vì ngạt thở.


Tất nhiên, nếu bụng bầu ngày một lớn đi kèm với sự tăng trưởng kích cỡ vòng 1, bạn nên tạm cất những chiếc áo thun bó người và chuyển sang áo bầu. Bạn hoàn toàn có thể mặc lại những chiếc áo dạng thun này sau khoảng thời gian sinh bé.


3. Ở trong nhà nhiều hơn


Tình trạng thời tiết cụ thể phụ thuộc vào địa điểm bạn cư trú; tuy nhiên, trong những ngày nhiệt độ xuống thấp, bạn nên hạn chế ra ngoài trời. Các bác sĩ khuyến cáo rằng, không khí lạnh có thể khiến bạn bị cảm, ho, sổ mũi… hoặc các biến chứng khác về sức khỏe. Do đó, bạn chỉ nên ra ngoài trời trong những ngày nắng ấm, tránh khoảng thời gian sáng sớm hoặc chiều muộn.


4. Cẩn thận với những cơn cảm lạnh kéo dài


Khi bạn có thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể thường kém hơn nên nếu bị cảm lạnh, thời gian diễn biến của bệnh sẽ dài hơn bình thường. Cảm lạnh trầm trọng có khả năng chuyển thành viêm phổi nếu không được điều trị kịp thời.


Do đó, nếu bạn phải đối mặt với triệu chứng cảm lạnh bất thường, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng nên tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin trong mùa đông để tăng sức đề kháng cho cơ thể.


10 lưu ý để mẹ bầu không bị ốm trong mùa đông 1


5. Tạm thời xin nghỉ việc nếu có đồng nghiệp bị cúm


Những dấu hiệu ho, hắt hơi, chảy nước mũi của đồng nghiệp có thể cảnh báo một cơn cảm cúm sắp đến gần. Nếu công việc cho phép, bạn nên tạm thời nghỉ ở nhà để “bảo vệ” an toàn cho hệ miễn dịch của cơ thể. Bạn có khả năng nhiễm virus cúm rất nhanh từ đồng nghiệp nếu như bạn không chủ động cách ly với mầm mống gây bệnh này.


Ngay sau khi nhận thấy dấu hiệu bị cúm nhẹ, bạn nên nghỉ việc để phục hồi sức khỏe. Nằm nhà thư giãn, ăn uống đủ chất và hít thở không khí trong lành, bạn sẽ sớm khỏe mạnh để quay lại với công việc.


6. Nạp thêm nước


Tình trạng ngứa da, giãn tĩnh mạch có xu hướng tăng lên trong những tháng mùa đông (thời điểm làn da đặc biệt dễ khô). Bên cạnh việc dùng kem giữ ẩm và giàu dưỡng chất, bạn nên nhớ uống đủ nước. Nước sẽ giúp tránh tình trạng khô, nẻ da cũng như khiến cơ thể bạn luôn thoải mái.


7. Không quên phụ kiện trang phục


Tất chân, găng tay, khăn quàng, mũ len… là những loại phụ kiện nhỏ nhưng không thể thiếu với bà bầu trong những ngày đông. Các loại quần tất mặc kèm với váy hoặc quần jean lưng chun là những trang phục giúp bạn giữ ấm và làm đẹp luân phiên trong tuần.


8. Sữa hoặc cacao nóng


Khi bác sĩ khuyến cáo bạn tránh xa rượu hoặc đồ uống chứa cồn thì sữa hay cacao nóng là thức uống bổ dưỡng lý tưởng. Hàm lượng caffein chứa trong cacao tương đối thấp nên có những tác dụng tốt với sức khỏe bà bầu như cung cấp năng lượng, ngăn ngừa ung thư và các bệnh về tim mạch. Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng, hàm lượng chất chống oxy hóa trong cacao thường gấp đôi so với rượu vang đỏ.


Cách một ngày bạn sử dụng một tách cacao là tần suất an toàn hợp lý với đồ uống này.


9. Thư giãn ngoài trời


Thời điểm lý tưởng cho những chuyến dã ngoại ngắn ngày hoặc khởi hành về quê là khoảng thời gian quý II của thai kỳ. Bạn nên lưu ý để những chuyến đi xa này không quá mạo hiểm và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cuộc khởi hành chỉ nên bắt đầu khi bạn theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo thời tiết ở nơi đến để đảm bảo điều kiện an toàn.


10. Tránh đồ đông lạnh

Nguyên tắc an toàn và tăng cường sức khỏe là bạn nên sử dụng các loại đồ ăn được chế biến từ thực phẩm tươi sống. Với những loại đồ ăn thừa, được dự trữ trong tủ lạnh, bạn nên tránh dùng.


Việc uống nước lạnh, dùng sữa lạnh cũng được chống chỉ định cho thai phụ để phòng viêm họng hoặc cảm.



Tắm nắng trong mùa đông sẽ mang lại những lợi ích bất ngờ cho cả mẹ bầu và em bé trong bụng.
10 lưu ý để mẹ bầu không bị ốm trong mùa đông 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN