Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngôn ngữ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ngôn ngữ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Bé trai nhà tôi sắp được 3 tuổi nhưng chỉ nói được vài từ không rõ nghĩa (các kỹ năng khác của bé đều bình thường).
Một người mẹ thắc mắc: Bé trai nhà tôi sắp được 3 tuổi nhưng chỉ nói được vài từ không rõ nghĩa. Khi tôi đưa ra một từ, yêu cầu bé bắt chước thì bé không thể nói theo một cách rõ ràng. Các kỹ năng khác như vận động, cảm xúc, trí tuệ của bé đều bình thường. Có vấn đề gì với bé không?


Chuyên gia về trẻ em của tạp chí Kidshealth tư vấn:


Bé gần 3 tuổi mà chậm nói thì không thể coi là bình thường (có vấn đề trục trặc trong quá trình phát triển của bé). Bởi vì, ở độ tuổi xấp xỉ lên 3, các bé có thể nói được khoảng 600 từ vựng (80% số từ đó có nghĩa hoặc người nghe hiểu được).


Tình trạng bé nhà bạn được xếp vào nhóm bé chậm nói. Nhóm bé này được đánh giá theo tiêu chí: Bé 3 tuổi nói được dưới 200 từ; bé không biết cách đặt câu ngắn; 50% số từ của bé không có nghĩa…


Phân loại chậm nói ở bé


Chậm nói được chia làm 2 loại: đơn thuần và tự kỷ.


- Chậm nói đơn thuần là do bé bị rối loạn trong phát triển ngôn ngữ.


- Chậm nói tự kỷ có liên quan các dấu hiệu khác như bé không hiểu ngôn ngữ, sống tách bạch với thế giới riêng…


Nỗi lo của người mẹ có con 3 tuổi chậm nói 1
Ảnh minh họa.

Nguyên nhân của chậm nói ở bé


- Bé bị mất thính lực.


- Bé chậm phát triển tâm thần.


- Nhóm nguyên nhân khác là di truyền, bé bị chấn thương sọ não, động kinh, dị tật cơ quan phát âm, viêm thanh quản, viêm tai giữa…


Các yếu tố khiến làm chậm quá trình ngôn ngữ của bé:


- Bé ngồi xem tivi quá nhiều, cha mẹ hay người thân ít nói chuyện với bé…


- Bé suy dinh dưỡng, bị bố mẹ bạo hành… cũng dễ có nguy cơ chậm nói.


- Bé trai thường phát triển khả năng nói chậm hơn các bé gái.


Điều trị


Trường hợp này, bạn nên đưa bé đi khám sớm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tạo một bảng theo dõi sự tăng trưởng ngôn ngữ ở bé; ví dụ: số từ bé nói được trong một ngày; số từ có nghĩa là bao nhiêu; bé có biết đặt câu ngắn hoàn chỉnh không; người ngoài có hiểu bé nói gì không…


Bé chậm nói vẫn có trí tuệ, khả năng thính giác, cảm xúc xã hội… bình thường như các bé khác. Trường hợp bé nhà bạn, bác sĩ có thể can thiệp theo các mức độ sau.


- Trước tiên, bác sĩ sẽ hướng dẫn cha mẹ cách giao tiếp với bé thông qua đồ chơi hoặc các hoạt động giải trí khác.


- Thứ hai, bác sĩ vẫn khuyến khích cha mẹ để bé đi mẫu giáo như bình thường. Tuy nhiên, bạn nên phối hợp cùng cô giáo trong trường của bé để thúc đẩy ngôn ngữ cho bé.


- Cuối cùng, nếu bé không có dấu hiệu tiến bộ, bạn có thể gửi bé vào lớp học đặc biệt dành cho những bé chậm nói.


Song song với những biện pháp trên, bác sĩ cũng có thể thăm khám và chữa trị những trục trặc về sức khỏe, gây cản trở phát triển ngôn ngữ ở bé.


Bạn cũng nên dành nhiều thời gian vui chơi với bé. Có thể đọc sách, truyện tranh để kích thích ngôn ngữ cho bé. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm soát thời gian bé xem tivi (bao gồm cả thời lượng bé sử dụng máy vi tính). Bạn nên cùng bé xem phim hoạt hình và bình luận về những tình tiết trong bộ phim. Việc này giúp bé xây dựng phản xạ qua những gì bé nghe được từ tivi và bố mẹ.


Bạn nên dạy bé nói từng câu 1 từ, dần dần, nâng lên câu 2-3… từ với bé. Chỉ nên dạy bé trong không khí thoải mái, vui vẻ. Bạn nên tránh nói nhanh, nói ngọng, tránh quát mắng bé (vì bé chưa nói được nên nếu bạn càng mắng, bé  càng khó phát âm hơn).


Bạn nên dạy bé nói gắn với những hình ảnh cụ thể, cảm xúc hào hứng để bé yêu thích ngôn ngữ hơn. Hàng ngày, bạn có thể cùng bé gọi tên các loại thức ăn, gọi tên các đồ vật xung quanh nhà; chỉ dẫn cho bé thấy các hiện tượng thiên nhiên ngoài trời, đặt cho bé những câu hỏi đơn giản và trao phần thưởng khi bé trả lời đúng…



Bé Mon tuy mới 18 tháng tuổi nhưng đã nói được khá nhiều. Mẹ Mon đã có bí quyết gì để dạy con biết nói sớm?
” target=”_blank”>Nỗi lo của người mẹ có con 3 tuổi chậm nói 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

Từ 3 đến 5 tuổi là giai đoạn phát triển ngôn ngữ phong phú của bé. Tuy nhiên, đây là thời kỳ, bé dễ gặp phải một số rắc rối khi hòa nhập vào cuộc sống xung quanh như rối loạn về nhận thức, cảm xúc, hành vi và ngôn ngữ.

Bạn có thể tham khảo một số vấn đề chính sau đây:


1. Rối loạn ngôn ngữ


Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình giao tiếp của bé. Quá trình giao tiếp của bé bao gồm sự biểu đạt ngôn từ (sử dụng từ, đặt các loại câu) và sự tiếp nhận thông tin (hiểu được lời người khác nói và biết cách phản hồi đúng).


Các vấn đề thường gặp ở bé

Bé ít nói, thụ động hoặc tỏ ra khó khăn khi diễn đạt một vấn đề nào đó. Bé tỏ ra yếu trong quá trình phản hồi thông tin. Bé thường chậm chạp hoặc không trả lời rõ ý những câu hỏi của bạn.


Với bé 3 tuổi: Bé khó có thể nói hết một câu ngắn đầy đủ nghĩa.


Với bé 4 tuổi: Bé không biết cách hoàn thành một câu hoàn chỉnh gồm 3 từ trở lên. Bé cũng thường xuyên lẫn lộn khi sử dụng các đại từ nhân xưng.


Với bé 5 tuổi: Bé không phân biệt được các trạng từ đơn giản như bên trên, bên dưới, phía trước, phía sau…


Bé không nhớ được đầy đủ họ tên mình. Bé cũng ít tỏ ra hứng thú hoặc thích kể chuyện ở lớp mẫu giáo với bạn. Thậm chí, bạn hỏi gì bé mới trả lời.


Hướng dẫn dành cho bạn


Bạn nên thường xuyên cho bé tham gia chơi cùng các bạn khác. Bạn có thể tổ chức để các bé cùng hát, múa, cười đùa… Ở độ tuổi này, bạn nên cho bé đến trường mẫu giáo để bé có cơ hội hòa nhập với bạn bè.


Hình thành cho bé thói quen nghe một câu chuyện mỗi ngày và giúp bé đưa ra ý kiến khi kết thúc câu chuyện đó.


Thường xuyên trò chuyện và khuyến khích bé cách sử dụng từ ngữ trong giao tiếp hàng ngày.


Những rắc rối trong quá trình phát triển của bé mẹ cần lưu tâm 1
Ảnh minh họa.

2. Rối loạn các kỹ năng vận động


Bé không mấy hứng thú thậm chí tỏ ra thờ ơ với các trò vận động như chơi với bóng, chơi ôtô, xe máy hoặc tô vẽ màu…


Các vấn đề thường gặp ở bé


Bé khó khăn khi vẽ, chọn màu hay sắp xếp bố cục một bức tranh đơn giản. Bé lúng túng khi vận dụng các kỹ năng đá, bắt, ném khi chơi bóng.


Với bé 3 tuổi: Bé không thể tự mình lên xuống cầu thang nếu không có sự hỗ trợ của bạn.


Với bé 4 tuổi: Bé không biết cách ném một quả bóng nhựa, không biết đi xe đạp 3 bánh.


Với bé 5 tuổi: Bé không biết cách mặc chính xác những bộ quần áo đơn giản, khó khăn khi tự bé đánh răng hay rửa tay.


Hướng dẫn dành cho bạn


Bạn hãy thường xuyên khuyến khích và hướng dẫn để bé có thể hình thành và phát triển các kỹ năng vận động một cách tốt nhất.


3. Rối loạn cảm xúc


Quá trình phát triển cảm xúc của bé luôn song hành cùng quá trình phát triển thể chất. Cảm xúc là sự phản ứng của bé trước những yêu cầu hoặc mong đợi của cha mẹ.


Các vấn đề thường gặp


Với bé 3 tuổi: Bé ngại hoặc tỏ ra không quan tâm khi bạn muốn bé chơi cùng các bé khác. Bé ít chia sẻ cảm xúc với cha mẹ.


Với bé 4 – 5 tuổi: Bé tỏ ra sợ hãi và khóc không ngừng nếu không thấy sự có mặt của cha mẹ bên cạnh. Bé cũng không chịu trò chuyện với người nào khác ngoài người thân trong nhà bé.


Hướng dẫn dành cho bạn


Bạn hãy gợi ý để bé biết cách biểu lộ sự vui vẻ, lo lắng hay tức giận. Nếu bạn thấy bé có những dấu hiệu bất thường, hãy nhờ đến một chuyên gia về vấn đề này.


4. Rối loạn nhận thức


Bé không nhận biết và có ý thức chính xác với các hoạt động xung quanh mình.


Các vấn đề thường gặp


Với bé 3 tuổi: Bé khó khăn khi bạn yêu cầu tô lại một hình tròn. Bé không hiểu ý nghĩa của các chỉ dẫn đơn giản.


Với bé 4 – 5 tuổi: Bé không thể tập trung cho một hoạt động nào quá 5 phút. Không hào hứng với các trò chơi như các bạn cùng độ tuổi khác


Hướng dẫn dành cho bạn


Nếu bạn nhận thấy bé chậm phát triển trí tuệ và nhận thức, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp cho bé.



Gợi ý cha mẹ cách xử lý những tật xấu điển hình của bé lên 3.
” target=”_blank”>Những rắc rối trong quá trình phát triển của bé mẹ cần lưu tâm 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

4 tháng tuổi, bé có thể làm được những gì? Hãy tham khảo những mốc quan trọng dưới đây để giúp bé phát triển và học hỏi tốt hơn.

Bé có thể làm gì ở mốc 4 tháng tuổi này?


Xã hội/ Cảm xúc


- Cười có ý thức, đặc biệt là cười với người khác.
- Bắt chước một vài chuyển động và biểu cảm gương mặt như cười hoặc cau mày.
- Thích chơi với người khác và có thể khóc nếu ngừng chơi.


Các mốc phát triển bình thường của bé 4 tháng tuổi 1

Ngôn ngữ/ Giao tiếp


- Bắt đầu bập bẹ.
- Bập bẹ kèm theo cảm xúc và bắt chước âm thanh bé nghe thấy.
- Khóc bằng nhiều kiểu khác nhau để thể hiện bé đói, đau, mệt.


Nhận thức (học hỏi, suy nghĩ, giải quyết vấn đề)


- Thể hiện cho bạn biết khi bé buồn hay vui.
- Phản ứng lại với những tác động bên ngoài.
- Với đồ vật bằng một tay.


Các mốc phát triển bình thường của bé 4 tháng tuổi 2

- Kết hợp giữa tay và mắt, ví dụ nhìn đồ chơi và đưa tay ra với.
- Mắt nhìn theo vật chuyển động từ bên này sang bên kia.
- Nhìn gương mặt người khác một cách chăm chú.
- Nhận ra người thân và đồ vật ở khoảng cách nhất định.


Vận động/ Phát triển thể chất


- Nâng đầu lên một cách chắc chắn, không cần trợ giúp.
- Dồn lực xuống chân khi đặt bé đứng trên mặt phẳng cứng.
- Cho bé nằm úp bé có thể lẫy về vị trí nằm ngửa.


Các mốc phát triển bình thường của bé 4 tháng tuổi 3

- Có thể cầm một thứ đồ chơi và lắc.
- Cho tay vào mồm.
- Khi nằm úp, dồn lực vào khủy tay rướn lên.


Bạn có thể làm gì để giúp bé phát triển


- Ôm và nói chuyện với bé; cười và luôn vui vẻ trong lúc bạn làm.
- Lập thời gian biểu chặt chẽ cho việc ăn và ngủ của bé.
- Hãy lưu tâm tới những gì bé thích và không thích; bạn sẽ biết được cách đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của bé và biết những gì bạn có thể làm để bé vui.
- Bắt chước những âm thanh của bé.
- Tỏ ra hào hứng và cười với bé mỗi khi bé của bạn phát ra âm thanh.
- Có những khoảng thời gian yên tĩnh đọc sách và hát cho bé nghe.
- Đưa cho bé đồ chơi hợp với lứa tuổi, ví dụ như xúc sắc hoặc tranh ảnh màu.
- Chơi các trò chơi ví dụ như ú òa.


Các mốc phát triển bình thường của bé 4 tháng tuổi 4

- Tạo không gian an toàn cho bé để bé với đồ chơi và khám phá xung quanh.
- Đặt đồ chơi gần bé để bé có thể với hoặc đá chân.
- Đặt đồ chơi hoặc xúc sắc vào trong tay bé và dạy bé nắm lấy.
- Giữ bé đứng thẳng trên mặt sàn, hát hoặc nói chuyện với bé trong lúc bé ‘đứng’ có sự hỗ trợ.


Hãy trao đổi với bác sỹ nếu bé của bạn có những biểu hiện sau:


- Không nhìn theo vật khi vật chuyển động.
- Không cười với người khác.
- Không cất được đầu lên một cách chắc chắn.
- Không ú ớ hoặc phát ra âm thanh.
- Không cho tay vào miệng.
- Không dồn lực xuống chân khi đặt bé đứng trên mặt phẳng cứng.
- Có vấn đề trong việc chuyển động một hoặc 2 mắt theo các hướng.



Các mốc phát triển bình thường của bé 2 tháng tuổi
” target=”_blank”>Các mốc phát triển bình thường của bé 4 tháng tuổi 5

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

Sự thật về những đứa trẻ chậm nói tự kỷ và chậm nói thông thường mẹ cần biết.


Có một nỗi lo ngày càng lớn trong các bậc cha mẹ hiện đại, đó là số lượng trẻ chậm nói đang ngày càng tăng. Trong khi một số bà mẹ tỏ ra lo lắng thái quá và lo rằng bé tự kỷ thì cũng có không ít các chị em lại tự AQ và cố an ủi bằng những quan niệm dạng như “trẻ con phát triển nhanh chậm khác nhau mà!”, “nó đi sớm nên đương nhiên phải nói muộn” hay “Con chị A… mãi 3, 4 tuổi mới nói, vẫn thông minh và lanh lợi chứ có gì đâu”.


Thực tế, đúng là mỗi trẻ đều có một mức độ phát triển khác nhau phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, hoàn cảnh sống, cách giáo dục của bố mẹ…Tuy nhiên hầu hết các bé trước 24 tháng đều nên nói được 25 từ cơ bản. Nếu không, có thể coi là chậm nói.


Với các bé chậm nói, cần phân biệt hai khả năng về ngôn ngữ:


Nếu bé vẫn hiểu được lời nói: chỉ đúng những gì bố mẹ hỏi như “tai đâu, mắt đâu…” và thực hiện đúng những mệnh lệnh giản đơn như lấy mũ, dép cho mẹ, đưa đồ cho mẹ, nói hoan hô con biết vỗ tay, nói “bye bye” con biết vẫy tay… thì đó chỉ là chậm nói đơn thuần. Nếu được giúp đỡ tốt thì các bé này có thể phát triển lời nói rất nhanh để không bị chậm trễ về mặt ngôn ngữ khi đến tuổi đi học.


Ngược lại, những bé bị chậm cả diễn đạt lẫn cảm thụ ngôn ngữ thường có căn nguyên nghe kém hoặc chậm khôn. Việc giúp đỡ sẽ khó khăn hơn nhiều. Bé nhất thiết phải được các bác sĩ chuyên khoa tai khám, đo sức nghe và đo chỉ số IQ.


10 dấu hiệu “chỉ điểm” trẻ chậm nói 1

Trẻ chậm nói nhưng vẫn hiểu được mẹ nói gì thì chỉ là chậm nói đơn thuần (ảnh minh hoạ)

Nếu con đã gần đạt mốc 24 tháng mà vẫn có nhiều biểu hiện dưới đây, mẹ nên chú ý đưa trẻ đi khám:


1. Bé không quay lại khi nghe gọi tên: Não bộ của bé phản ứng không tốt, và đó cũng là biểu hiện đầu tiên của hệ thần kinh kém phát triển.


2. Bé không sợ người lạ: Không phải do bé dạn người hay quá hòa đồng, mà đó có thể là bé không phân biệt được người lạ hay quen.


3. Bé lắc đầu mỗi khi phấn khích.


4. Bé không bắt chước: Đó là biểu hiện cho thấy bé không có khả năng tập trung theo dõi hành động của người lớn và làm theo. Nếu không dạy thì bé không biết để ý học và sẽ không bao giờ biết.


5. Bé không biết chỉ bằng một ngón trỏ: Khi trẻ chỉ bằng một ngón là bé đã có khả năng tập trung để nhìn vào một hướng.


6. Bé mê coi quảng cáo: Cứ có quảng cáo là bé ngồi xem say sưa, thậm chí vẫy tay trước mặt bé, bé cũng không chớp mắt. Cha mẹ mua đĩa quảng cáo về cho bé coi, để làm việc.


Sai lầm lớn, với những trẻ bình thường xem quảng cáo ít thì cũng có lợi vì trẻ có thể học được vài thứ hay. Nhưng với trẻ chậm phát triển thì coi quảng cáo càng làm cho bé chìm vào thế giới ảo của quảng cáo.


Trong quảng cáo, hình ảnh và âm thanh biến đổi nhanh và sôi động hơn bình thường. Trẻ càng thích coi hình ảnh của quảng cáo nhiều sẽ càng chán hình ảnh của thế giới thực vì nó không sáng, không chuyển hình nhanh bằng.


7. Hay ăn vạ, kêu khóc khi đòi một cái gì đó: Các bé không có hoặc không biết sử dụng ngôn ngữ hay ăn vạ hơn bé bình thường vì chúng không biết làm sao để thể hiện ý muốn của mình.


8. Bé ra ngoài là cắm đầu chạy: Chạy nhiều hơn đi là biểu hiện của chứng tăng động, thiếu khả năng tập trung.


9. Bé khó ăn, khó ngủ, không chịu nhai.


10. Bé không tập trung làm cái gì đó lâu.

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN