Hiển thị các bài đăng có nhãn Mai Anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mai Anh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Mai Anh – một bà mẹ 3 con năng động và được đánh giá cao trong công việc. Tuy nhiên, sau khi sinh đứa con thứ 3, chị đã quyết định nghỉ việc ở nhà chăm con.
Dưới đây là 7 lời khuyên của một phụ nữ từng trải dành cho những mẹ có ý định tương tự.

Khi cô con gái thứ ba của tôi – bé Sóc ra đời cũng là lúc tôi quyết định nộp đơn xin thôi việc tại công ty cũ. Mọi người đều rất ngạc nhiên, ngay cả chồng tôi. Phải nói thêm rằng, sự nghiệp của tôi lúc đó rất tốt. Tôi được đánh giá cao về năng lực. Mọi người đều chờ đợi tôi trở về tiếp tục cống hiến và hứa hẹn một vị trí cao trong công ty sẽ sớm thuộc về tôi.


Tuy nhiên, tôi đã lựa chọn gác lại tất cả và ở nhà chăm sóc, dạy dỗ cho những thiên thần của mình.


Chỉ 10 phút sau khi tôi trở về từ công ty để báo cáo thôi việc, tôi đã cho 3 đứa nhóc của mình đến công viên, vui đùa với chúng trên bãi cỏ xanh mượt, dưới ánh nắng chan hòa và hít thở không khí trong lành. Tôi thực sự thoải mái với quyết định của mình. Cho đến nay, đã 8 tháng kể từ đó, có những lúc vui có những lúc buồn, nhưng trên tất cả, tôi vẫn thấy mình đã làm đúng.



Có những lúc tôi ước gì mình đang ở công sở…

Trong bài viết này, tôi xin chia sẻ những điều thật nhất mà mình đã trải qua cho những bà mẹ có ý định ở nhà chăm con.


1. Tôi coi nhà mình là công ty và chăm con là một công việc. Cũng có những mục tiêu, deadline tôi phải đạt được. Điều này khiến tôi trở nên nghiêm túc ngay cả khi tôi ở nhà.


2. Tôi rèn cho mình việc đừng có quá cầu toàn.


3. Ở nhà chăm con có thể nói là một việc đầy tính thách thức với cảm xúc của bạn. Bạn sẽ học được nhiều thứ, tính kiên trì, nhẫn nại khi dành 12 tiếng đồng hồ để cố gắng trả lời những câu hỏi vì sao của 1 đứa bé 3 tuổi.


4. Tôi đã từng thề thốt rằng: Không được để bản thân buông xuôi. Tuy nhiên, áp lực, sự chán nản đã khiến tôi đôi khi rơi vào tình trạng đó. Nhưng may mắn thay, những lúc như vậy, tôi đều ngâm mình trong bồn tắm nước nóng và điều đó giúp tôi cân bằng trở lại.


5. Đôi khi, tôi ước giá mình đừng bỏ việc, giá mà bây giờ mình đang ở chốn công sở.


6. Ngay cả khi đêm xuống và bố của những đứa bé ở nhà thì người mẹ cũng dường như không được nghỉ ngơi. Đến 3 giờ sáng, con tôi vẫn mếu máo đến tìm mẹ vì chúng vừa gặp ác mộng.



… nhưng khi ngồi nghĩ lại, tôi thấy mình rất hạnh phúc khi được chứng kiến mọi sự kiện trong tuổi thơ của con.

7. Ở nhà chăm con – đó là một sự lựa chọn không hề dễ dàng. Điều đó chứng tỏ bạn rất dũng cảm và yêu con rất nhiều. Tuy nhiên, tôi đã có cơ hội nuôi và dạy con đúng như cách mình muốn, gần gũi với chúng và chứng kiến được mọi sự kiện trong tuổi thơ của chúng. Tôi biết mọi khó khăn sẽ qua và quãng thời gian này sẽ trở thành phần đẹp nhất trong cuộc đời tôi.



Những chuyện buồn khi ở nhà chăm con
” target=”_blank”>

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng, ăn vạ là một dấu hiệu phát triển tích cực, bởi nó là nỗ lực để bé thể hiện mình và đó cũng là một kỹ năng giao tiếp xã hội quan trọng.


Các chuyên gia đồng ý rằng, nguyên nhân ăn vạ ở bé là do bé thất vọng. Bé mới biết đi có bộ não phát triển tốt, đủ để biết những gì bé muốn và những gì bé đang cảm thấy. Tuy nhiên bé chưa đủ kỹ năng ngôn ngữ để bộc lộ nỗi thất vọng này.


Bé mới biết đi cũng chưa hiểu lý do sự việc hoặc hậu quả mà bé để lại sau cơn ăn vạ. Bé có xu hướng hành động mà không suy nghĩ về những gì sẽ xảy tới tiếp theo. Một khi bé giận dữ, bé không biết cách làm thế nào để tự thoát ra. Tức là bé chưa có kỹ năng quản lý tức giận.


Chia sẻ cách ứng phó từ một số người mẹ


- “Tôi sử dụng hình phạt khi con ăn vạ nhưng tôi đã nhận ra, cách này không hiệu quả với con tôi. Bé càng chống đối “điên cuồng” thì tôi càng nghĩ đang bị con thách thức nên dễ mất bình tĩnh hơn. Điều quan trọng là cha mẹ phải cực kỳ bình tĩnh khi con nổi đóa. Bé ăn vạ có thể do quá mệt và buồn ngủ. Khi đó, nếu vỗ về dỗ con ngủ thì mọi chuyện sẽ ổn (chị Hương, mẹ của bé Rêu, 3 tuổi).


- “Tôi đã thử nhiều cách ứng phó với cơn ăn vạ của con và tôi chọn cách bỏ qua cư xử chưa ngoan, ca ngợi và tặng thưởng khi bé ngoan là hữu ích hơn cả. Tôi cố gắng để không bao giờ đánh con vì tôi nghĩ, nếu đánh con lần này thì hẳn nhiên sẽ có lần khác.


Tôi nghĩ điều quan trọng là tìm hiểu điều gì làm bé mè nheo. Trong trường hợp của con tôi, nguyên nhân chính là khi bé mệt, ốm… Còn khi bé vui vẻ, khỏe mạnh thì bé cực kỳ dễ chịu” (chị Mai Anh, mẹ của bé Linh, 5 tuổi).


Mẹ hãy mừng khi con biết... ăn vạ 1

Ăn vạ là bình thường, tự nhiên và lành mạnh ở bé. (Ảnh minh họa)

“Chiến thuật” phòng chống


Hầu hết các bé đều la hét, lăn bò khóc lóc nhiều lần trong giai đoạn 1-5 tuổi. Cơn ăn vạ có thể gây ra hoặc bùng nổ nặng hơn bởi các yếu tố thực tế như mệt mỏi, đói. Đó là lý do vì sao nhiều bé ăn vạ vào cuối ngày hoặc trước giờ ngủ trưa. Cho bé đi ngủ hoặc ăn nhẹ có thể là cách hiệu quả nhất để “gìn giữ hòa bình”.


Nếu bạn có thể chỉ cho bé một việc khác giúp bé phân tâm thì nên làm. Bé dễ bị mất tập trung và vì thế, cơn giận dữ cũng qua mau.


Khi cơn ăn vạ chấm dứt


Khoảng 4 hoặc 5 tuổi, kỹ năng ngôn ngữ, hiểu biết giúp bé nhận ra rằng, có những cách thể hiện tốt hơn để có những gì bé muốn. Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng, ăn vạ là một dấu hiệu phát triển tích cực, bởi nó là nỗ lực để bé thể hiện mình và đó cũng là một kỹ năng giao tiếp xã hội quan trọng.


Gợi ý ứng xử từ nhà tâm lý học trẻ em Angharad Rudkin: Bạn phải thực sự bình tĩnh khi bé bắt đầu ăn vạ. Mặc dù tất nhiên chuyện này nói dễ hơn làm. Bé đang ở trong trạng thái cảm xúc dễ bị kích thích. Bởi vậy, nếu bạn cũng nóng nảy thì chỉ làm cơn thịnh nộ của cả hai mẹ con bùng cháy. Nếu bạn muốn nhắc nhở, hãy chờ cho tới khi bé bình tĩnh, sau đó bạn nói với bé những chuyện xảy ra, một cách nghiêm khắc nhưng không đổ lỗi.


Vài lưu ý cha mẹ cần nhớ:


- Ăn vạ là bình thường, tự nhiên và lành mạnh ở bé. Bé ăn vạ vì bé chưa biết cách tự giải tỏa cơn giận.


- Nó là bình thường khi bạn bực bội nhưng hữu ích hơn, nếu bạn tránh đổ lên đầu con những cảm xúc tiêu cực ấy.


- Hãy thử những “chiến thuật” sau theo thứ tự: phân tâm, bỏ qua và đi ra chỗ khác. Hãy giữ bình tĩnh. Cúi xuống ngang tầm mắt của bé và nói thật nghiêm túc: “Bao giờ con hết la khóc thì mẹ sẽ quay lại”.


- Đừng nhượng bộ đòi hỏi của bé vì bé sẽ chọn cách này cho những đòi hỏi tiếp theo.

 

Theo Pháp luật xã hội 

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN