Hiển thị các bài đăng có nhãn Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Sử dụng tã vải vẫn gây kích ứng da


Việc sử dụng tã vải (hay còn được gọi là xô) đã được “lưu truyền” xưa nay giữa các bà mẹ Việt. Vì những ưu điểm như mềm mại, cấu trúc vải thoáng khí, giúp da bé được hô hấp tự nhiên và luôn khô thoáng. Tuy nhiên, có thể mẹ chưa biết, tã vải cũng có những nhược điểm có thề gây kích ứng cho làn da non nớt của bé sơ sinh. Tã vải (xô) không có khả năng giữ chất lỏng cao nên dễ bị ướt, nếu không thay thường xuyên sẽ khiến bé khó chịu, quấy khóc và mất giấc ngủ ngon. Không chỉ vậy, tã vải có thể lưu lại 1 số sợi lông trên bề mặt da bé sơ sinh dễ gây kích ứng. Hơn thế nữa, trong một số trường hợp, loại xà phòng dùng để giặt tã có thể khiến bé bị dị ứng, dẫn đến hiện tượng hăm tã.  


Lựa chọn ta Huggies cho trẻ sơ sinh


Ngày nay, cùng với cuộc sống hiện đại hối hả, miếng lót sơ sinh (miếng lót tã) ra đời giúp tiết kiệm thời gian cho những bố mẹ trẻ bận rộn mà vẫn đảm bảo bé được chăm sóc tốt nhất ngay từ những ngày đầu tiên chào đời. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần xem xét thật kĩ khi “tuyển chọn” cho con người bạn đầu tiên này.



Ta Huggies với bề mặt mềm mại, không gây kích thích khi tiếp xúc trực tiếp với làn da bé sơ sinh. Miếng lót cũng cần có khả năng thấm hút tốt, ngăn chất lỏng thấm ngược khiến bề mặt tã không bị ướt để da bé luôn khô thoáng. Ngoài ra, bố mẹ nên lựa chọn loại miếng lót có mặt đáy dạng vải và có khả năng thoát hơi ẩm, giúp đẩy hơi nóng ẩm ra ngoài, giúp da bé được hô hấp tự nhiên, giảm thiểu nguy cơ hăm tã. Lưu ý không nên chọn mua một số loại miếng lót sơ sinh trên thị trường có chun chân cứng, khi tiếp xúc với vùng bẹn bé sơ sinh dễ gây đỏ rát.



Một số lưu ý sau đây trong việc chọn và sử dụng tã sẽ phần nào giúp các mẹ tự tin hơn khi có thể bảo vệ làn da mỏng manh của bé một cách tốt nhất, để bé có những giấc ngủ thật êm.


Mới lên chức mẹ, hẳn bạn sẽ có không ít băn khoăn, lo lắng trước hàng tá lời khuyên cũng như bí kíp trong việc chăm sóc thiên thần nhỏ. Nào là chuyện ăn, chuyện ngủ… đến chuyện chăm sóc làn da non nớt của bé như thế nào mới là đúng cách? Một số lưu ý sau đây  trong việc chọn và sử dụng tã sẽ phần nào giúp các mẹ tự tin hơn khi có thể bảo vệ làn da mỏng manh của bé một cách tốt nhất, để bé luôn có những giấc ngủ thật êm.


Vệ sinh cho bé khi thay ta Huggies hay thay miếng lót


Khi sử dụng miếng lót sơ sinh (miếng lót tã), bố mẹ cần lưu ý những điểm sau đây:


- Luôn giữ cho vùng da mặc tã của bé luôn sạch, và khô thoáng.


- Kiểm tra tã của bé thường xuyên và thay tã ngay sau khi thấy bề mặt tã bị ướt bẩn (kiểm tra 2 tới 3 tiếng 1 lần) hoặc thay ta Huggies ngay sau khi bé tiêu bẩn.


- Vệ sinh cho bé thật sạch bằng nước hoặc khăn ướt và lau khô trước khi thay miếng lót mới.

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Giáo sư tâm lý học người Mỹ sẽ lý giải cho các mẹ vì sao không bao giờ nên nói những điều này với con.


Nhiều lúc nóng giận, bạn có thể buột miệng nói với con những câu như “Con thật là hư” hay “Nhanh lên, không mẹ bỏ con lại đấy”… Bé sẽ tưởng những lời bạn nói là thật và trở nên sợ hãi. Điều này có thể sẽ gây rối nhiễu tâm lý, thậm chí khiến bé tự ti, mặc cảm với chính bản thân mình.


1. “Sao con không thông minh như anh (chị) con chứ”


Nếu bạn có thói quen so sánh bé với anh (chị) mình, bé sẽ dần hình thành tâm lý bi quan, mặc cảm hoặc cáu kỉnh, khó chịu. Giáo sư tâm lý Joe Elliott (Đại học tổng hợp Durham – Hoa Kỳ) khẳng định: “Nếu bạn cố gắng so sánh khiếm khuyết của bé với ưu điểm của các bé khác, bé sẽ nghĩ rằng bản thân mình không bao giờ khắc phục được những yếu điểm đó và không thể trở nên hoàn thiện trong mắt bạn được. Khi đã bị tổn thương, thậm chí, bé sẽ không muốn cố gắng để đạt được những hành vi tốt nữa”.


Gợi ý dành cho bạn: Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái mình thông minh, giỏi giang, ngoan ngoãn tuy nhiên bạn nên học cách chấp nhận thực tế rằng, mỗi bé là một cá thể độc lập. Thay vì so sánh hoặc tỏ ra thất vọng, bạn nên khuyến khích để bé có thể tiến bộ trong khả năng của bé.


2. “Con chờ bố về mà hỏi”


Bé sẽ rất vui nếu được bạn bỏ chút thời gian chơi đồ hàng cùng hoặc bé cũng thích thú muốn khoe bức tranh mới vẽ cho bạn, những lúc ấy, bạn thường gạt đi và bảo: “Con chờ bố về đã, mẹ đang bận”.


Giáo sư Joe chia sẻ tiếp: “Thái độ bất hợp tác này của bạn có thể khiến bé căng thẳng. Bé sẽ nghĩ bạn không còn yêu bé nữa. Thêm vào đó, nếu chồng bạn trở về nhà trong tình trạng mệt mỏi, anh ấy dễ cáu gắt khi bị bé làm phiền. Khi ấy, bé sẽ càng trở nên buồn chán và xuất hiện nhiều cảm xúc tiêu cực hơn”.


Gợi ý dành cho bạn: Dù bạn có bận bịu đến mấy, cũng không nên dồn hết trách nhiệm chăm nom bé lên vai người bạn đời. Bạn nên vui vẻ thông báo để bé hiểu rằng, bạn đang dở việc, lát nữa bạn có thể trò chuyện, vui chơi hay xem tranh của bé sau.


14 câu cha mẹ không bao giờ nên nói với con 1

 

3. “Con không nhanh chân lên, mẹ sẽ bỏ con lại đấy”

 

Với các bé, nỗi sợ hãi lớn nhất là bị cha mẹ bỏ rơi. Đây có thể là câu nói khi bạn muốn thúc giục bé nhưng bé lại tỏ ra sợ hãi thực sự. Joe nói: “Bé sẽ chỉ nhanh chân trong lần đầu bị bạn giục giã, những lần sau, bé sẽ phát hiện ra rằng bạn chỉ ‘nói chơi’, câu hù dọa này của bạn sẽ mất tác dụng”.

Gợi ý dành cho bạn: Nếu muốn bé ghi nhớ và nhanh nhẹn hơn, tốt nhất, bạn có thể đưa ra cho bé vài lời cảnh báo. Nói với bé rằng “Đã đến lúc mẹ con mình phải về nhà rồi” đồng thời dắt tay bé bước theo bạn.


4. “Con thật hư”


Bạn nghĩ nói vậy sẽ giúp bé kiểm soát hành vi của mình và tự sửa chữa những hành vi xấu. Nhưng “thực tế, câu nói này của bạn chỉ khiến bé tin rằng bé hư thật mà thôi” – GS. Joe giải thích.


Gợi ý dành cho bạn: Thay vì nói “Con hư thế” bạn có thể nhẹ nhàng “Mẹ không bằng lòng khi con cư xử như vậy”. Sau đó, bạn có thể gợi ý bé cách thực hiện những hành vi tốt hơn.


5. “Sao con không bao giờ làm theo lời mẹ dặn”


Câu hỏi ngược này của bạn khiến bé có cảm giác lo sợ. Có thể bé đã làm theo những chỉ dẫn của bạn trước đó nhưng kết quả không được như mong muốn.


Gợi ý dành cho bạn: Chỉ rõ cho bé thấy những hành vi sai bé cần sửa chữa thay vì bạn trách mắng bé một cách chung chung như thế. Bạn có thể nhấn mạnh lại những điều bạn yêu cầu bé làm để bé ghi nhớ hơn nữa.


6. “Nếu con không ngoan, mẹ sẽ gọi ma (quỷ) bắt con đi đấy”


Giáo sư Joe khẳng định: “Xét ở một chừng mực nhất định, việc dọa nạt bé cũng mang đến một kết quả tốt tuy nhiên nếu bạn lấy ma quỷ hay những hình ảnh rùng rợn để nói với bé, bé sẽ dễ gặp phải ác mộng khi đi ngủ”. Thay vào đó, nhiều bé sẽ xuất hiện tật nói dối khi mắc lỗi nhằm thoát khỏi sự dọa nạt từ cha mẹ.


Gợi ý dành cho bạn: Những lúc bạn muốn chứng tỏ “quyền lực” của mình với bé, bạn có thể nghiêm mặt lại và lên cao giọng để nhắc nhở bé phải thực hiện một công việc nào đó. Khi biết đây là điều phải hoàn thành, bé sẽ tự giác làm theo đúng yêu cầu của bạn.


7. “Dễ vậy mà con cũng không biết à”


Một trong những cách tệ nhất bạn có thể khiến bé lo lắng là mắng mỏ, chê bai bé. Điều này khiến cho bé cảm thấy sợ hãi, không dám hỏi thêm bạn điều gì nữa vì sợ bạn nổi giận.


Gợi ý dành cho bạn: Bạn nên bình tĩnh chỉ dẫn bé làm lại từ đầu. Khuyến khích để bé tập trung hoàn thành từng phần việc nhỏ một, từ việc dễ đến việc khó, từ những việc đơn giản đến những phần việc phức tạp hơn. Không nên cười chê, chế nhạo nếu chẳng may bé không tự mình làm được. Thay vào đó, bạn nên tạo không khí vui vẻ để bé không bị căng thẳng khi bạn hướng dẫn bé làm một việc nào đó.


8. “Ước gì mẹ chưa bao giờ sinh ra con”


Bé sẽ tin rằng, bạn không muốn làm mẹ của bé thực sự. Thậm chí, nhiều bé sẽ không bao giờ quên được câu nói này của bạn. Hậu quả: Bé sẽ thiếu tự tin vào bản thân mình và luôn hoài nghi “Mẹ không yêu mình”.


Gợi ý dành cho bạn: Nếu bạn có thói quen phàn nàn những câu tương tự khi tức giận bé, tốt nhất, bạn nên nhanh chóng ra ngoài, đợi đến khi bình tĩnh trở lại, bạn có thể trao đổi với bé về những điều bạn chưa hài lòng sau.


9. “Ra ngoài kia xem tivi đi, đừng ở đây hỏi này hỏi nọ nữa”


Có 2 cái hại sau lời nói này:


- Thứ nhất, thời gian tới, bé sẽ khép mình lại, không muốn chia sẻ ý kiến vì lo sợ bạn nổi giận.


- Thứ hai, việc xem tivi ngoài tầm kiểm soát, trên 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày, bé có xu hướng dễ cáu kỉnh, rối loạn tinh thần, khó ngủ…


10. “Ước gì bạn Bin là con mẹ thì tốt quá”


Bin là người bạn thân thiết của bé và có thể đây chỉ là một câu đùa hay câu nói trong lúc bạn giận vì bé hư. Bé sẽ bị tổn thương bởi suy nghĩ: “Mẹ ghét mình, mẹ chỉ yêu bạn Bin thôi”. Từ đó, bé sẽ trở nên mặc cảm, tự tin, so bì, ghen tỵ với bạn Bin.


14 câu cha mẹ không bao giờ nên nói với con 2

 

11. “Con đừng có giống hệt bố như thế, lôi thôi, bẩn thỉu…”

 

Việc chỉ trích, kể tội xấu của chồng trước mặt bé không mang lại bất kỳ lợi ích nào. Bạn có thể nhắc nhở để bé biết cách thu xếp gọn gàng đồ chơi nhưng tuyệt đối không nên so sánh bé với bất kỳ người thân nào, nhất là với bố. Phản ứng của bé trong tình huống này là dần trở nên ghét bố hoặc bắt chước tính xấu của bố.

12. “Ngu quá! Mẹ đã dạy bao lần mà sao vẫn không biết ngồi bô hả?”


Không phải bé nào cũng ghi nhớ và thực hiện theo đúng các thao tác vệ sinh khi ngồi bô. Phần lớn các bé đến tuổi đi học vẫn cần người lớn giúp đỡ sau mỗi lần đi đại tiện, tiểu tiện. Cho nên, bạn cáu giận với bé như thế sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp. Nếu muốn bé tiến bộ, bạn nên kiên trì, nhẫn nại và thường xuyên ở bên cạnh để hướng dẫn bé cách “ngồi bô” hiệu quả.


13. “Ồ, được thôi, con cứ ăn nhiều vào cho béo ú lên”


Bé không thể hiểu hết ý nghĩa cảnh báo của bạn với câu nói này. Vì vậy, bạn nên tránh ngôn từ “mát mẻ” khi giao tiếp với bé. Tốt nhất, bạn nên nhẹ nhàng hướng dẫn để bé biết cách chọn lựa đồ ăn tốt cho sức khỏe và tránh xa những loại thực phẩm không an toàn, có thể gây nên tình trạng béo phì…


14. “Có ăn không thì bảo, con mà không ăn là mẹ khâu mồm đấy”


Nếu bạn cứ tiếp tục dọa nạt bé như vậy, bé sẽ bị ức chế tâm lý, cơ thể khó hấp thụ được chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Ngoài ra, bạn đã xây dựng ở bé một nối sợ vô hình về ma quỷ. Điều này chỉ khiến bé thêm nhút nhát, e dè, ngại hòa nhập với thế giới xung quanh mà thôi.

 

Theo Pháp luật xã hội

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Các nhà nghiên cứu người Mỹ cho biết nếu có 9 dấu hiệu dưới đây thì bạn cần xem lại cách chăm sóc con của mình bởi bé đang bị quan tâm quá mức.


1. Thường xuyên can thiệp vào thời gian chơi của con


Can thiệp vào thời gian chơi của con nên hiểu là khi bé đang chơi với bạn, nếu xảy ra tranh cãi, xung đột với bạn thì bố mẹ lập tức đứng ra bênh vực hoặc tìm cách dàn xếp vụ xung đột một cách êm xuôi bằng nhiều biện pháp. Ngay cả khi bé chơi một mình với đồ chơi thì bố mẹ cũng luôn sẵn sàng “ra tay” nếu bé không sắp xếp đồ chơi như ý muốn.


Cách quan tâm con như thế này đích thực là làm hại con nhiều hơn là yêu con, bởi sự can thiệp của bố mẹ ngay cả trong thời gian chơi đùa, giải trí sẽ làm bé mất dần tính tự chủ và không rèn luyện được khả năng độc lập giải quyết những rắc rối nho nhỏ xung quanh mình.


2. Luôn kiểm soát đồ ăn của con


Nếu con chán ăn, không lên cân và ngày càng gầy yếu (hoặc bé bị béo phì) thì mới là lúc bạn cần lo lắng xem con ăn những gì, ăn như thế nào và nhanh chóng hỏi ý kiến bác sĩ. Nhưng nếu bé không nằm trong những trường hợp trên thì không phải lúc nào bạn cũng ý kiến về món ăn trong mỗi bữa của con. Hãy tôn trọng sở thích và khẩu vị cá nhân của bé, dù nó có thể hơi khác với quan điểm dinh dưỡng của bạn.


3. Tranh luận về cách ăn mặc của con


Bố mẹ không nên quá khắt khe trong chuyện ăn mặc của con cái và càng nên tránh đưa ra yêu cầu lúc nào phải mặc quần áo gì. Ở lứa tuổi thiếu niên và đặc biệt là với các bé nhi đồng, bố mẹ nên đứng trên quan điểm của con để nhìn nhận về thời trang và cách ăn mặc, không nên áp đặt cách nhìn của người cách các bé đã mấy thế hệ.


9 dấu hiệu cho thấy bạn đang quan tâm con quá mức 1

4. Làm hết việc nhà cho con

Vì thương con học hành vất vả (không có cả thời gian để chơi), thương con sức yếu, nhà có người giúp việc và vô số lí do khác được các bậc cha mẹ đưa ra để giải thích cho việc con mình không cần làm việc nhà. Trên thực tế, không phải lúc nào việc học tập cũng chiếm quá nhiều thời gian của trẻ con như thế và việc nhà không có gì quá sức đối với một đứa trẻ. Làm việc nhà cũng là trải nghiệm để con trẻ có thể hình thành khả năng tự giải quyết vấn đề của mình cũng như biết cách sắp xếp thời gian hợp lí.


5. “Chạy” điểm cho con


Điểm số nên được coi là chuyện riêng giữa các bé và thầy, cô giáo. Bố mẹ chỉ nên tạo mọi điều kiện để con phát huy năng lực trong các môn học, giành được thành tích tốt hơn mà cần tránh tuyệt đối chuyện “chạy” điểm, nâng cao thứ hạng của con. Điểm số chưa phải là tất cả, vì vậy đừng vội lo lắng khi con bị điểm thấp, quan trọng là hãy xem bé xử lý việc này như thế nào, có rút kinh nghiệm và cố gắng học hành hơn không.


6. Thường xuyên gọi điện thoại kiểm tra


Bố mẹ không cần giám sát từ xa đối với mỗi hành động của con qua chiếc điện thoại. Làm như vậy, trước hết là bạn đang cho con thấy bố mẹ không tin tưởng bé. Thứ hai, con sẽ tìm ra cách để đối phó với những câu hỏi căn vặn qua điện thoại của bạn, dần dần bé còn có thể nói dối trơn tru mà không cảm thấy áy náy trong lòng.


7. Yêu cầu con phải “tường trình” các hoạt động trong ngày


Trừ khi đang nghi ngờ con về một việc gì đó rất nghiêm trọng, bạn mới bắt bé làm bản tường trình chi tiết các hoạt động trong ngày. Còn nếu không thì nên hạn chế tuyệt đối các cuộc hỏi cung, căn vặn xem trong ngày bé đã đi những đâu, làm gì, với ai… Bởi con bạn là một đứa trẻ luôn cần sự yêu thương chứ không phải phạm nhân cần người giám sát.


8. Xem trộm các bí mật của con


Lục đồ, đọc lén nhật kí của con là sự xâm phạm nghiêm trọng đời sống riêng tư của một đứa trẻ. Tệ hại hơn là sau khi biết các bí mật của con, bạn lại đem chúng ra làm lí do để trách phạt bé. Bé sẽ cảm thấy bị xúc phạm và tổn thương. Tình cảm giữa bé và bạn rất có thể bị ảnh hưởng không nhỏ. Theo các chuyên gia tâm lí trẻ em, bạn có thể quan sát, “theo dõi” con từ một khoảng cách nhất định, không cần thiết phải tìm mọi cách để biết mọi bí mật của con mới hiểu và bảo vệ được con.


9. Chọn hộ trường học cho con


Ở lứa tuổi mẫu giáo, nhi đồng thì việc chọn trường học cho con có thể do cha mẹ toàn quyền quyết định. Thế nhưng, khi con bạn lên cấp II, cấp III và đặc biệt là học đại học, hãy tôn trọng mong muốn của con. Đừng vì trường chuyên lớp chọn hay vì danh tiếng của trường mà ép con phải theo ý kiến cá nhân của bạn, nên nhớ có câu “Ước mơ cha đè nát cuộc đời con”.

 

Theo Pháp luật xã hội 

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Giáo sư tâm lý học người Mỹ sẽ lý giải cho các mẹ vì sao không bao giờ nên nói những điều này với con.

Nhiều lúc nóng giận, bạn có thể buột miệng nói với con những câu như “Con thật là hư” hay “Nhanh lên, không mẹ bỏ con lại đấy”… Bé sẽ tưởng những lời bạn nói là thật và trở nên sợ hãi. Điều này có thể sẽ gây rối nhiễu tâm lý, thậm chí khiến bé tự ti, mặc cảm với chính bản thân mình.


1. “Sao con không thông minh như anh (chị) con chứ”


Nếu bạn có thói quen so sánh bé với anh (chị) mình, bé sẽ dần hình thành tâm lý bi quan, mặc cảm hoặc cáu kỉnh, khó chịu. Giáo sư tâm lý Joe Elliott (Đại học tổng hợp Durham – Hoa Kỳ) khẳng định: “Nếu bạn cố gắng so sánh khiếm khuyết của bé với ưu điểm của các bé khác, bé sẽ nghĩ rằng bản thân mình không bao giờ khắc phục được những yếu điểm đó và không thể trở nên hoàn thiện trong mắt bạn được. Khi đã bị tổn thương, thậm chí, bé sẽ không muốn cố gắng để đạt được những hành vi tốt nữa”.


Gợi ý dành cho bạn: Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái mình thông minh, giỏi giang, ngoan ngoãn tuy nhiên bạn nên học cách chấp nhận thực tế rằng, mỗi bé là một cá thể độc lập. Thay vì so sánh hoặc tỏ ra thất vọng, bạn nên khuyến khích để bé có thể tiến bộ trong khả năng của bé.


2. “Con chờ bố về mà hỏi”

Bé sẽ rất vui nếu được bạn bỏ chút thời gian chơi đồ hàng cùng hoặc bé cũng thích thú muốn khoe bức tranh mới vẽ cho bạn, những lúc ấy, bạn thường gạt đi và bảo: “Con chờ bố về đã, mẹ đang bận”.


Giáo sư Joe chia sẻ tiếp: “Thái độ bất hợp tác này của bạn có thể khiến bé căng thẳng. Bé sẽ nghĩ bạn không còn yêu bé nữa. Thêm vào đó, nếu chồng bạn trở về nhà trong tình trạng mệt mỏi, anh ấy dễ cáu gắt khi bị bé làm phiền. Khi ấy, bé sẽ càng trở nên buồn chán và xuất hiện nhiều cảm xúc tiêu cực hơn”.


Gợi ý dành cho bạn: Dù bạn có bận bịu đến mấy, cũng không nên dồn hết trách nhiệm chăm nom bé lên vai người bạn đời. Bạn nên vui vẻ thông báo để bé hiểu rằng, bạn đang dở việc, lát nữa bạn có thể trò chuyện, vui chơi hay xem tranh của bé sau.


14 câu cha mẹ không bao giờ nên nói với con 1

3. “Con không nhanh chân lên, mẹ sẽ bỏ con lại đấy”

Với các bé, nỗi sợ hãi lớn nhất là bị cha mẹ bỏ rơi. Đây có thể là câu nói khi bạn muốn thúc giục bé nhưng bé lại tỏ ra sợ hãi thực sự. Joe nói: “Bé sẽ chỉ nhanh chân trong lần đầu bị bạn giục giã, những lần sau, bé sẽ phát hiện ra rằng bạn chỉ ‘nói chơi’, câu hù dọa này của bạn sẽ mất tác dụng”.


Gợi ý dành cho bạn: Nếu muốn bé ghi nhớ và nhanh nhẹn hơn, tốt nhất, bạn có thể đưa ra cho bé vài lời cảnh báo. Nói với bé rằng “Đã đến lúc mẹ con mình phải về nhà rồi” đồng thời dắt tay bé bước theo bạn.


4. “Con thật hư”


Bạn nghĩ nói vậy sẽ giúp bé kiểm soát hành vi của mình và tự sửa chữa những hành vi xấu. Nhưng “thực tế, câu nói này của bạn chỉ khiến bé tin rằng bé hư thật mà thôi” – GS. Joe giải thích.


Gợi ý dành cho bạn: Thay vì nói “Con hư thế” bạn có thể nhẹ nhàng “Mẹ không bằng lòng khi con cư xử như vậy”. Sau đó, bạn có thể gợi ý bé cách thực hiện những hành vi tốt hơn.


5. “Sao con không bao giờ làm theo lời mẹ dặn”

Câu hỏi ngược này của bạn khiến bé có cảm giác lo sợ. Có thể bé đã làm theo những chỉ dẫn của bạn trước đó nhưng kết quả không được như mong muốn.


Gợi ý dành cho bạn: Chỉ rõ cho bé thấy những hành vi sai bé cần sửa chữa thay vì bạn trách mắng bé một cách chung chung như thế. Bạn có thể nhấn mạnh lại những điều bạn yêu cầu bé làm để bé ghi nhớ hơn nữa.


6. “Nếu con không ngoan, mẹ sẽ gọi ma (quỷ) bắt con đi đấy”


Giáo sư Joe khẳng định: “Xét ở một chừng mực nhất định, việc dọa nạt bé cũng mang đến một kết quả tốt tuy nhiên nếu bạn lấy ma quỷ hay những hình ảnh rùng rợn để nói với bé, bé sẽ dễ gặp phải ác mộng khi đi ngủ”. Thay vào đó, nhiều bé sẽ xuất hiện tật nói dối khi mắc lỗi nhằm thoát khỏi sự dọa nạt từ cha mẹ.


Gợi ý dành cho bạn: Những lúc bạn muốn chứng tỏ “quyền lực” của mình với bé, bạn có thể nghiêm mặt lại và lên cao giọng để nhắc nhở bé phải thực hiện một công việc nào đó. Khi biết đây là điều phải hoàn thành, bé sẽ tự giác làm theo đúng yêu cầu của bạn.


7. “Dễ vậy mà con cũng không biết à”


Một trong những cách tệ nhất bạn có thể khiến bé lo lắng là mắng mỏ, chê bai bé. Điều này khiến cho bé cảm thấy sợ hãi, không dám hỏi thêm bạn điều gì nữa vì sợ bạn nổi giận.


Gợi ý dành cho bạn: Bạn nên bình tĩnh chỉ dẫn bé làm lại từ đầu. Khuyến khích để bé tập trung hoàn thành từng phần việc nhỏ một, từ việc dễ đến việc khó, từ những việc đơn giản đến những phần việc phức tạp hơn. Không nên cười chê, chế nhạo nếu chẳng may bé không tự mình làm được. Thay vào đó, bạn nên tạo không khí vui vẻ để bé không bị căng thẳng khi bạn hướng dẫn bé làm một việc nào đó.


8. “Ước gì mẹ chưa bao giờ sinh ra con”


Bé sẽ tin rằng, bạn không muốn làm mẹ của bé thực sự. Thậm chí, nhiều bé sẽ không bao giờ quên được câu nói này của bạn. Hậu quả: Bé sẽ thiếu tự tin vào bản thân mình và luôn hoài nghi “Mẹ không yêu mình”.


Gợi ý dành cho bạn: Nếu bạn có thói quen phàn nàn những câu tương tự khi tức giận bé, tốt nhất, bạn nên nhanh chóng ra ngoài, đợi đến khi bình tĩnh trở lại, bạn có thể trao đổi với bé về những điều bạn chưa hài lòng sau.


9. “Ra ngoài kia xem tivi đi, đừng ở đây hỏi này hỏi nọ nữa”


Có 2 cái hại sau lời nói này:


- Thứ nhất, thời gian tới, bé sẽ khép mình lại, không muốn chia sẻ ý kiến vì lo sợ bạn nổi giận.


- Thứ hai, việc xem tivi ngoài tầm kiểm soát, trên 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày, bé có xu hướng dễ cáu kỉnh, rối loạn tinh thần, khó ngủ…


10. “Ước gì bạn Bin là con mẹ thì tốt quá”


Bin là người bạn thân thiết của bé và có thể đây chỉ là một câu đùa hay câu nói trong lúc bạn giận vì bé hư. Bé sẽ bị tổn thương bởi suy nghĩ: “Mẹ ghét mình, mẹ chỉ yêu bạn Bin thôi”. Từ đó, bé sẽ trở nên mặc cảm, tự tin, so bì, ghen tỵ với bạn Bin.


14 câu cha mẹ không bao giờ nên nói với con 2

11. “Con đừng có giống hệt bố như thế, lôi thôi, bẩn thỉu…”

Việc chỉ trích, kể tội xấu của chồng trước mặt bé không mang lại bất kỳ lợi ích nào. Bạn có thể nhắc nhở để bé biết cách thu xếp gọn gàng đồ chơi nhưng tuyệt đối không nên so sánh bé với bất kỳ người thân nào, nhất là với bố. Phản ứng của bé trong tình huống này là dần trở nên ghét bố hoặc bắt chước tính xấu của bố.


12. “Ngu quá! Mẹ đã dạy bao lần mà sao vẫn không biết ngồi bô hả?”


Không phải bé nào cũng ghi nhớ và thực hiện theo đúng các thao tác vệ sinh khi ngồi bô. Phần lớn các bé đến tuổi đi học vẫn cần người lớn giúp đỡ sau mỗi lần đi đại tiện, tiểu tiện. Cho nên, bạn cáu giận với bé như thế sẽ không mang lại kết quả tốt đẹp. Nếu muốn bé tiến bộ, bạn nên kiên trì, nhẫn nại và thường xuyên ở bên cạnh để hướng dẫn bé cách “ngồi bô” hiệu quả.


13. “Ồ, được thôi, con cứ ăn nhiều vào cho béo ú lên”

Bé không thể hiểu hết ý nghĩa cảnh báo của bạn với câu nói này. Vì vậy, bạn nên tránh ngôn từ “mát mẻ” khi giao tiếp với bé. Tốt nhất, bạn nên nhẹ nhàng hướng dẫn để bé biết cách chọn lựa đồ ăn tốt cho sức khỏe và tránh xa những loại thực phẩm không an toàn, có thể gây nên tình trạng béo phì…


14. “Có ăn không thì bảo, con mà không ăn là mẹ khâu mồm đấy”


Nếu bạn cứ tiếp tục dọa nạt bé như vậy, bé sẽ bị ức chế tâm lý, cơ thể khó hấp thụ được chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Ngoài ra, bạn đã xây dựng ở bé một nối sợ vô hình về ma quỷ. Điều này chỉ khiến bé thêm nhút nhát, e dè, ngại hòa nhập với thế giới xung quanh mà thôi.



Nếu bạn nghĩ rằng tiền bạc, tình dục hay cái chết… là những vấn đề không cần thiết phải dạy con thì bạn đã hoàn toàn sai lầm rồi đấy! Dưới đây 6 điều bằng mọi giá cha mẹ đều phải nói với con.
” target=”_blank”>14 câu cha mẹ không bao giờ nên nói với con 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Hãy tham khảo những mốc quan trọng dưới đây để giúp bé phát triển và học hỏi tốt hơn.


Theo thống kế Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ có tới gần 17% trẻ em tại Mỹ có biểu hiện khiếm khuyết về phát triển và hành vi. Sớm phát hiện khiếm khuyết ở trẻ nhỏ giúp các bậc phụ huynh sớm hành động. Thấu hiểu tầm quan trọng về sự phát triển bình thường của trẻ trong những năm đầu đời, CDC – Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, cơ quan trực thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ đầu tư cho chiến dịch “Học dấu hiệu. Sớm hành động”. Chiến dịch nhằm giúp các bậc phụ huynh nắm được từng bước phát triển của bé theo từng mốc phát triển quan trọng.


Những mốc phát triển quan trọng dưới đây liệt kê những điều hầu hết các bé có thể làm ở những giai đoạn nhất định, một số có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn.


Các mốc phát triển bình thường của bé 2 tháng tuổi 1

Bé 02 tháng tuổi

Bé có thể làm gì tại mốc này?


Xã hội/Cảm xúc


- Tự trấn an bản thân (có thể bé sẽ cho tay vào trong miệng và mút tay)


- Bắt đầu cười với người khác


- Cố gắng nhìn gương mặt của bố, mẹ


Ngôn ngữ/Giao tiếp


- Miệng phát ra âm thanh nho nhỏ


- Hướng đầu về phía có âm thanh


Nhận thức (học hỏi, suy nghĩ, giải quyết vấn đề)


- Chú ý tới khuôn mặt người


- Bắt đầu dõi mắt theo những vật chuyển động và nhận ra người ở khoảng cách nhất định


- Bắt đầu thể hiện cảm xúc khi buồn chán (khóc, quấy)


Vận động/ Phát triển thể chất


- Có thể cất đầu lên và bắt đầu rướn người khi cho nằm sấp


- Tay và chân chuyển động nhịp nhàng hơn


Các mốc phát triển bình thường của bé 2 tháng tuổi 2

Bạn có thể làm gì để giúp bé phát triển

- Âu yếm, nói chuyện, và chơi với bé trong lúc cho bé ăn, thay đồ và tắm cho bé.


- Giúp bé học cách trấn an bản thân. Không vấn đề gì nếu bé mút tay mình.


Các mốc phát triển bình thường của bé 2 tháng tuổi 3

- Hãy bắt đầu tạo thời gian biểu và thực hiện đều đặn cho bé, bao gồm cả việc luyện cho bé ngủ đêm nhiều hơn ban ngày.

- Làm quen với những điều bé thích và không thích có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu và tự tin hơn.


- Luôn tỏ ra hào hứng và cười khi bé ú ớ phát ra âm thanh.


- Thỉnh thoảng bạn hãy bắt chước những âm thanh của bé, nhưng cũng hãy dùng cả những âm tiết rõ ràng của bạn.


- Hãy lưu tâm đến những tiếng khóc khác nhau của bé bạn sẽ học được cách phân biệt được khi nào bé cần gì.


- Nói chuyện, đọc sách, và hát cho bé nghe.


- Chơi ú òa với bé. Giúp bé cùng chơi ú òa.


Các mốc phát triển bình thường của bé 2 tháng tuổi 4

- Đặt một chiếc gương an toàn vào trong cũi hoặc giường của bé để bé có thể nhìn được mình trong gương.

- Cùng xem tranh với bé và nói cho bé nghe về bức tranh


- Cho bé nằm sấp khi bé thức dậy và đặt đồ chơi cạnh bé


Các mốc phát triển bình thường của bé 2 tháng tuổi 5

- Cầm đồ chơi hoặc xúc xắc phía trước bé và cổ vũ bé chạm vào.

- Bế đứng bé, chạm chân bé xuống sàn. Hát và nói chuyện với bé trong lúc bế bé đứng.


Hãy trao đổi với bác sỹ nếu bé của bạn:


- Không phản ứng với âm thanh lớn


- Không nhìn theo đồ vật đang di chuyển


- Không cười với người khác


- Không cho tay vào miệng


- Không cất đầu lên hoặc rướn người khi nằm sấp.

 

Theo Pháp luật xã hội 

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Phải cẩn thận trong sinh hoạt, ăn uống, vì những hoạt động của mẹ trong thai kỳ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí thông minh của bé.


Dù trí thông minh của bé được hưởng 1 phần do di truyền từ cha mẹ, nhưng đây không phải là tác nhân duy nhất quyết định chỉ số IQ. Vẫn còn nhiều yếu tố quan trọng khác tác động đến việc hình thành, phát triển trí não bé. Trong đó, giai đoạn bào thai là rất quan trọng, vì có đến 70% não bộ sẽ phát triển và được hoàn thiện vào thời điểm này. Các hoạt động thường ngày của mẹ bầu như ăn uống, tập thể dục, hay mẹ bị stress v.v… đều có ảnh hưởng nhất định đến trí thông minh của bé về sau.


Do đó, mẹ bầu cần lưu ý đến những gì nên hoặc không nên làm để tránh gây ảnh hưởng xấu đến trí thông minh, cũng như giúp bé phát triển tối ưu não bộ ngay trong giai đoạn bào thai.



  Thận trọng trong sinh hoạt, chọn lựa thực phẩm … khi mang thai, mẹ sẽ giúp bé có thêm cơ hội phát triển trí thông minh, khả năng học hỏi nhanh nhạy sau này (hình minh họa)

Top việc nên làm giúp bé thêm thông minh, nhanh nhạy


- Bổ sung đầy đủ axit folic. Một chế độ ăn chứa nhiều axit folic rất quan trọng với sự phát triển trí não thai nhi, đồng thời giúp phòng tránh các khuyết tật nguy hiểm cho bé như dị tật ống thần kinh gây nên tình trạng não úng thủy, nứt đốt sống v.v… Theo khuyến nghị của Bộ Y tế Mỹ, mẹ bầu nên bổ sung 400 – 800 mcg axit folic mỗi ngày. Tuy nhiên, do hầu hết thai phụ không thể hấp thu đủ lượng axit folic cần thiết qua thực phẩm tiêu thụ hàng ngày, vì vậy việc dùng thêm các viên thuốc cung cấp axit folic theo chỉ định của bác sĩ rất là cần thiết.


- Dùng nhiều thực phẩm chứa Omega 3 (DHA). 200 mg là lượng Omega 3 được các chuyên gia khuyên chị em nên dùng mỗi ngày trong suốt thai kỳ và trong thời gian cho con bú, bằng các nguồn cung từ thực phẩm như cá hồi, cá trích, cá mòi, các loại hạt, quả óc chó, sữa v.v… và những thực phẩm bổ sung DHA. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên cung cấp thêm các dưỡng chất khác có ích cho việc phát triển não bộ thai nhi như Choline, I ốt, sắt v.v…, thường có nhiều trong thực phẩm hàng ngày và viên tổng hợp vitamin theo chỉ định bổ sung dinh dưỡng từ bác sĩ sản khoa.


- Tăng lượng protein trong khẩu phần ăn hàng ngày. Để phát triển não bộ, cơ thể mẹ và bé đòi hỏi phải được cung cấp đầy đủ năng lượng mỗi ngày. Do đó, 1 chế độ ăn đủ protein là rất quan trọng. Thường trong thai kỳ, nhu cầu protein ở mẹ bầu sẽ tăng khoảng 30%, tương đương cần thêm từ 45 – 60 g đến 75 – 100 g đạm. Protein có nhiều trong các loại thịt nạc, thịt gia cầm, thịt đỏ, trứng, các loại đậu, sữa và chế phẩm từ sữa.


- Giảm tối đa stress. Căng thẳng trong giai đoạn ngắn, ở mức độ nhẹ không gây tác động tiêu cực gì đến trí não bé, nhưng các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trầm cảm, stress dai dẳng, nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến chỉ số IQ của trẻ. Dù không thể tránh xa stress, nhưng mẹ bầu có thể học cách giải quyết các căng thẳng dai dẳng kéo dài, cũng như đừng “quan trọng hóa vấn đề” để tâm lý được thảnh thơi, thoái mái hơn. Nhiều hoạt động như thiền, yoga, hoặc massage cũng giúp mẹ bầu giảm được tối đa tác hại của stress lên tâm trí, từ đó giữ cho tinh thần được lạc quan, vui vẻ hơn.



  Thiền là cách hay để mẹ bầu “quẳng gánh lo mà vui sống”, nhờ đó bé cũng hưởng được nhiều tác dụng tích cực trong phát triển trí não ngay từ giai đoạn bào thai (hình minh họa)

- Siêng tập thể dục. Nghiên cứu mới nhất của Đại học Montreal (Canada) cho thấy, thai phụ thực hiện ít nhất 20 phút thể dục vừa phải vào khoảng 3 lần/ tuần sẽ giúp bé có kích hoạt não trưởng thành hơn cũng như giúp não phát triển nhanh. Vì vậy, trong thai kỳ, mẹ bầu nên thường xuyên vận động và tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội v.v… ngoài tác dụng giúp bé thông minh, các bài tập này còn hỗ trợ các mẹ vượt cạn nhanh và đỡ đau hơn, đồng thời mau lấy lại vóc dáng sau sinh.


Top việc không nên làm


- Không để cơ thể quá nóng. Tập thể dục trong suốt thai kỳ là rất cần thiết và có ích cho cả mẹ và bé, tuy vậy, bạn cần giữ cho cơ thể đừng quá nóng. Khi nhiệt độ cơ thể tăng cao, sẽ làm nhiệt độ nước ối tăng, từ đó ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi không chỉ về trí não mà còn có khi gây nên dị tật, sẩy thai v.v… Mẹ bầu cũng nên tránh xa các hoạt động sinh nhiệt khác như tắm hơi, xông hơi, ngâm mình trong bồn nước nóng v.v…


- Không ăn hải sản chứa nhiều thủy ngân. Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Y khoa Harvard (Mỹ) đã khẳng định, thai phụ ăn nhiều hải sản chứa thủy ngân dễ sinh ra em bé bị tổn hại lâu dài về não và tim. Cụ thể, kết quả kiểm tra mẫu máu của 1000 trẻ ở độ tuổi từ 7 – 14 tuổi đã cho thấy, những trẻ có tổn thương về não và tim thường là trẻ có nồng độ thủy ngân trong máu cao vượt mức cho phép 1 microgram/g. Các loại hải sản chứa nhiều thủy ngân mà mẹ bầu nên tránh trong suốt thai kỳ là cá ngừ, cá kiếm, cá ngân, cá mập, cá thu v.v… Ngoài ra, cũng như thủy ngân, chì được xem là độc chất đối với việc phát triển trí não của bé. Vì cả thủy ngân và chì đều có mặt ở môi trường sống xung quanh, nên mẹ bầu cần lưu ý tránh hai chất độc này bằng cách sử dụng các vật dụng bằng pha lê, thủy tinh, gốm, không dùng sơn pha chì, ăn nhiều thực phẩm chứa sắt, canxi, vitamin C để giúp cơ thể chống hấp thu thủy ngân và chì v.v…


- Không dùng thực phẩm chứa cồn. Các thức uống có cồn như bia, rượu sẽ nhanh chóng thâm nhập qua nhau thai vào thai nhi, với nồng độ gần bằng nồng độ cồn trong máu mẹ. Trong khi đó, bé phải mất gấp đôi thời gian so với người bình thường để thải cồn ra khỏi cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác hại không nhỏ của cồn với sự phát triển trí não, thể chất của thai nhi. Cụ thể, nếu uống nhiều hơn 2 đơn vị rượu bia trong 1 ngày sẽ làm tăng nguy cơ bé gặp phải các vấn đề về khả năng nói, học hỏi, ngôn ngữ, làm suy giảm mức độ tập trung và khiến bé dễ mắc chứng hiếu động thái quá. Nếu mẹ uống quá 6 đơn vị rượu bia một ngày có thể sinh con bị hội chứng nhiễm rượu bào thai, gây nên tình trạng chậm phát triển tâm thần, thần kinh ở trẻ.



  Mẹ tuyệt đối không dùng rượu bia hay thuốc lá, cocaine khi mang thai, vì chúng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng, lâu dài đến sự phát triển thần kinh và tâm thần ở bé (hình minh họa)

- Không hút thuốc, sử dụng thuốc gây nghiện. Các nhóm thuốc gây nghiện như cocaine, amphetamin v.v… là các loại thuốc kích thích, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tế bào thần kinh. Vì vậy, nếu mẹ bầu sử dụng những loại thuốc này trong thời gian mang thai sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ở thai nhi, như tạo các khối u nang trong não bé, tăng khuyết tật khi sinh, trẻ sinh ra dễ mắc chứng nghiện giống mẹ, đồng thời phát triển hành vi khác thường, kém phát triển trí não, ngỗ ngược và ảnh hưởng lâu dài đến sự hình thành tâm tính khi trưởng thành.


Cũng giống như cocaine, chất nicotin có nhiều trong thuốc lá là loại chất gây nghiện. Do đó, khi mẹ bầu hút thuốc lá, nicotin sẽ ngấm sâu vào máu, qua nhau thai đi vào bào thai. Thời gian phơi nhiễm nicotin càng lâu, bé càng dễ mắc chứng nghiện gây hậu quả nghiêm trọng như suy hô hấp do thiếu oxy, bào thai phát triển không bình thường về thể chất và trí tuệ v.v…

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Dưới đây là những chia sẻ của nhà văn Phan Việt về cách dạy con tự lập, kỷ luật của bố mẹ Đức trong cuốn du ký Bất hạnh là một tài sản: Một mình ở Châu Âu.


Trên bờ biển, bố nằm sưởi nắng, mẹ ung dung đọc sách, mặc cho những đứa trẻ mới lẫm chẩm bước đi bò xuống mép nước và nghịch cát. Tôi nằm trên cát và kinh ngạc vì cái cách mà người Đức dạy con.


Dưới đây là những chia sẻ của nhà văn Phan Việt về cách dạy con tự lập, kỷ luật của bố mẹ Đức trong cuốn du ký Bất hạnh là một tài sản: Một mình ở Châu Âu.


Trẻ con Đức, từ những em bé một, hai tuổi đã có ý thức kỷ luật và tự lập một cách đáng kinh ngạc: không hề có cảnh trẻ con khóc lóc, bám bố mẹ, không có cảnh bố mẹ dỗ dành, quát nạt, bú mớm, cho con ăn uống, tay xách nách mang. Trẻ em ở đây được tôn trọng như những cá thể độc lập và có ý thức, cho nên chúng được đối xử trên tinh thần như thế; và chúng cư xử lại cũng với tinh thần như thế. Không có sự bảo bọc, nuông chiều, cung phụng hoặc hách dịch với trẻ.


Khi cùng bố mẹ ra bãi biển, bọn trẻ con xuống tắm, hầu hết bố mẹ ngồi hoặc sưởi nắng ở bên trên, mặc bọn trẻ muốn làm gì thì làm. Có những đứa bé chỉ lẫm chẫm đi, hoặc còn đang bò, nhưng bố mẹ chúng mặc kệ cho chúng bò xuống mép nước hoặc nghịch cát. Họ chỉ im lặng và theo dõi từ xa chứ không kè kè bên cạnh, cũng không ngăn cản, đe dọa, khuyên bảo, dỗ dành.


Tôi quan sát một em bé còn đeo tã lẫm chẫm đi rồi bị một cơn sóng đánh ngã ngồi ra sau nhưng bố mẹ em chỉ chăm chú theo dõi mà không chạy lại giúp. Em bé lồm cồm bò dậy, tự động lùi lại rồi tiếp tục vục tay xuống nước để vầy.


Kinh ngạc với cách dạy con tự lập của cha mẹ Đức 1
Tôi kinh ngạc trước cách bố mẹ Đức dạy con tự lập và kỷ luật. (Ảnh minh họa)


Ở ngoài xa hơn một chút, những đứa bé ba, bốn tuổi; và xa hơn là bọn trẻ mười, mười lăm tuổi túm tụm đùa nhau. Chúng có thể cãi nhau và đánh nhau, và phải tự giải quyết lấy; người lớn sẽ không can thiệp ngay cả khi trẻ con quay về “mách”.


“Việc của con, con tự giải quyết,” tôi nghe một ông bố nói với đứa con khoảng sáu tuổi của mình; trong lúc đó, người mẹ nằm sưởi nắng, đọc sách.


Tôi nằm trên cát, cạnh những bụi sậy úa vàng dưới nắng hè xem bọn trẻ đùa trên bãi biển và kinh ngạc về cái cách mà người Đức dạy con. Họ kỷ luật và còn lý tính hơn người Mỹ. Được nuôi lớn trong sự bình tĩnh và kỷ luật tự nhiên như thế này, hy vọng những đứa trẻ sẽ có cơ hội giữ được sự bình tĩnh và kỷ luật trước những biến động và cám dỗ của cuộc sống người lớn sau này.


Phan Việt


Trích từ “Bất hạnh là một tài sản – Một mình ở Châu Âu”

 

Theo Pháp luật xã hội

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Mẹ bé Jenny Hoàng Anh tiếp tục ghi lại một số món ăn trưa phổ biến của trẻ em Mỹ.Sau một thời gian sinh sống tại Mỹ, chị Phượng – mẹ bé Jenny Hoàng Anh nhận thấy cũng giống như phần lớn người trưởng thành, trẻ em ở đất nước này có thói quen ăn trưa rất gọn nhẹ. Bữa trưa của các bé thường chỉ là sandwich, bánh mì nướng, mì pasta… với thành phần nhân rất phong phú.


1. Bánh mì với mật ong, bơ hạnh nhân và chuối


Món ăn này gồm hai lát bánh mì được phết bơ hạnh nhân hoặc bơ lạc. Phết một lớp mật ong lên một lát bánh mì rồi xếp một lớp chuối được thái lát lên trên. “Úp” lát bánh mì còn lại lên lớp chuối là được một món tuyệt ngon mà không chỉ trẻ em Mỹ mà rất nhiều bé được ăn thử món này cũng rất thích. Một điều cần chú ý là chỉ phết mật ong vào bánh mì dành cho bé 1 tuổi trở lên.


Trẻ em Mỹ và 7 món ăn trưa phổ biến 1

2. Bánh mì với táo, pho-mát Cheddar và bơ lạc


Phết một lớp bơ lạc lên bánh mì, xếp 3 lát pho-mát lên trên, tiếp đến là táo tươi được cắt mỏng, rồi lại đến một lát bánh mì. Món bánh mì này có hương thơm bùi bùi ngậy ngậy của bơ lạc quyện với pho-mát và đặc biệt có vị ngon rất lạ miệng.


Trẻ em Mỹ và 7 món ăn trưa phổ biến 2

3. Bánh muffin với dâu tây và pho-mát dê


Phết một lớp mỏng mứt dâu lên một nửa bánh, tiếp đến là vài miếng dâu tây tươi thái mỏng. Đem bánh nướng nhanh ở nhiệt độ thấp. Khi lấy bánh ra thì cho pho-mát dê hoặc pho-mát kem lên trên và đặt nửa bánh còn lại lên trên và ấn nhẹ.


Trẻ em Mỹ và 7 món ăn trưa phổ biến 3

4. Mì pasta rau

Thành phần của món mì đặc biệt này gồm có mì pasta, bơ, đậu Hà Lan nấu chín, cà chua, muối, tiêu. Trẻ em Mĩ thường ăn món này với cà rốt và táo tươi.


Trẻ em Mỹ và 7 món ăn trưa phổ biến 4

5. Pizza mini

Các bà mẹ Mỹ cho rằng chiếc bánh pizza xinh xắn này có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho những đứa bé hiếu động của họ. Vì thế, dù khâu chế biến hơi mất thời gian một chút nhưng các bà mẹ vẫn chuẩn bị món này cho bữa trưa của con (trên thực tế, để tiết kiệm thời gian của buổi sáng, các bà mẹ Mỹ thường chế biến sẵn nguyên liệu từ tối hôm trước). Dù kích thước rất “mini” nhưng một chiếc bánh pizza như thế này vẫn đầy đủ các thành phần cần có: nước sốt marinara, bông cải xanh hoặc rau bina xắt nhỏ (nếu bọn trẻ không phản đối), pho-mát Mozzarella.


Trẻ em Mỹ thích ăn món bánh này với một ít quả việt quất và bánh pudding chocolate hạnh nhân để tráng miệng.


Trẻ em Mỹ và 7 món ăn trưa phổ biến 5

6. Salat gà


Nho, táo thái hạt lựu trộn cùng thịt gà luộc là thành phần chính của món salat được trẻ em Mỹ rất yêu thích này. Có thể tùy ý thêm một chút rau tươi, pho-mát và ăn kèm với bánh mì nướng để tăng thêm dinh dưỡng.


Trẻ em Mỹ và 7 món ăn trưa phổ biến 6

7. Sandwich “như ý”

Đây là cách gọi vui của món sandwich tự chế theo khẩu vị của từng bé. Đôi khi, để tăng thêm hứng thú ăn uống cho con, các bà mẹ Mỹ sẽ cho bé tự chọn và phối hợp các loại nhân đã chuẩn bị sẵn trên bàn để làm thành một chiếc bánh sandwich theo ý thích của bé. Nhân bánh rất phong phú cho bé chọn lựa, gồm có: bơ, thịt nguội, pate, pho-mát, muối, tiêu, dưa chuột, hoa quả tươi…


Trẻ em Mỹ và 7 món ăn trưa phổ biến 7
9 món ăn “kinh điển” trong bữa sáng của trẻ em Mỹ
Trẻ em Mỹ và 7 món ăn trưa phổ biến 8

Nguồn bài viết: AFamily.VN