Hiển thị các bài đăng có nhãn Giao tiếp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Giao tiếp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

4 tháng tuổi, bé có thể làm được những gì? Hãy tham khảo những mốc quan trọng dưới đây để giúp bé phát triển và học hỏi tốt hơn.

Bé có thể làm gì ở mốc 4 tháng tuổi này?


Xã hội/ Cảm xúc


- Cười có ý thức, đặc biệt là cười với người khác.
- Bắt chước một vài chuyển động và biểu cảm gương mặt như cười hoặc cau mày.
- Thích chơi với người khác và có thể khóc nếu ngừng chơi.


Các mốc phát triển bình thường của bé 4 tháng tuổi 1

Ngôn ngữ/ Giao tiếp


- Bắt đầu bập bẹ.
- Bập bẹ kèm theo cảm xúc và bắt chước âm thanh bé nghe thấy.
- Khóc bằng nhiều kiểu khác nhau để thể hiện bé đói, đau, mệt.


Nhận thức (học hỏi, suy nghĩ, giải quyết vấn đề)


- Thể hiện cho bạn biết khi bé buồn hay vui.
- Phản ứng lại với những tác động bên ngoài.
- Với đồ vật bằng một tay.


Các mốc phát triển bình thường của bé 4 tháng tuổi 2

- Kết hợp giữa tay và mắt, ví dụ nhìn đồ chơi và đưa tay ra với.
- Mắt nhìn theo vật chuyển động từ bên này sang bên kia.
- Nhìn gương mặt người khác một cách chăm chú.
- Nhận ra người thân và đồ vật ở khoảng cách nhất định.


Vận động/ Phát triển thể chất


- Nâng đầu lên một cách chắc chắn, không cần trợ giúp.
- Dồn lực xuống chân khi đặt bé đứng trên mặt phẳng cứng.
- Cho bé nằm úp bé có thể lẫy về vị trí nằm ngửa.


Các mốc phát triển bình thường của bé 4 tháng tuổi 3

- Có thể cầm một thứ đồ chơi và lắc.
- Cho tay vào mồm.
- Khi nằm úp, dồn lực vào khủy tay rướn lên.


Bạn có thể làm gì để giúp bé phát triển


- Ôm và nói chuyện với bé; cười và luôn vui vẻ trong lúc bạn làm.
- Lập thời gian biểu chặt chẽ cho việc ăn và ngủ của bé.
- Hãy lưu tâm tới những gì bé thích và không thích; bạn sẽ biết được cách đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của bé và biết những gì bạn có thể làm để bé vui.
- Bắt chước những âm thanh của bé.
- Tỏ ra hào hứng và cười với bé mỗi khi bé của bạn phát ra âm thanh.
- Có những khoảng thời gian yên tĩnh đọc sách và hát cho bé nghe.
- Đưa cho bé đồ chơi hợp với lứa tuổi, ví dụ như xúc sắc hoặc tranh ảnh màu.
- Chơi các trò chơi ví dụ như ú òa.


Các mốc phát triển bình thường của bé 4 tháng tuổi 4

- Tạo không gian an toàn cho bé để bé với đồ chơi và khám phá xung quanh.
- Đặt đồ chơi gần bé để bé có thể với hoặc đá chân.
- Đặt đồ chơi hoặc xúc sắc vào trong tay bé và dạy bé nắm lấy.
- Giữ bé đứng thẳng trên mặt sàn, hát hoặc nói chuyện với bé trong lúc bé ‘đứng’ có sự hỗ trợ.


Hãy trao đổi với bác sỹ nếu bé của bạn có những biểu hiện sau:


- Không nhìn theo vật khi vật chuyển động.
- Không cười với người khác.
- Không cất được đầu lên một cách chắc chắn.
- Không ú ớ hoặc phát ra âm thanh.
- Không cho tay vào miệng.
- Không dồn lực xuống chân khi đặt bé đứng trên mặt phẳng cứng.
- Có vấn đề trong việc chuyển động một hoặc 2 mắt theo các hướng.



Các mốc phát triển bình thường của bé 2 tháng tuổi
” target=”_blank”>Các mốc phát triển bình thường của bé 4 tháng tuổi 5

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

Hãy tham khảo những mốc quan trọng dưới đây để giúp bé phát triển và học hỏi tốt hơn.


Theo thống kế Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ có tới gần 17% trẻ em tại Mỹ có biểu hiện khiếm khuyết về phát triển và hành vi. Sớm phát hiện khiếm khuyết ở trẻ nhỏ giúp các bậc phụ huynh sớm hành động. Thấu hiểu tầm quan trọng về sự phát triển bình thường của trẻ trong những năm đầu đời, CDC – Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, cơ quan trực thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ đầu tư cho chiến dịch “Học dấu hiệu. Sớm hành động”. Chiến dịch nhằm giúp các bậc phụ huynh nắm được từng bước phát triển của bé theo từng mốc phát triển quan trọng.


Những mốc phát triển quan trọng dưới đây liệt kê những điều hầu hết các bé có thể làm ở những giai đoạn nhất định, một số có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn.


Các mốc phát triển bình thường của bé 2 tháng tuổi 1

Bé 02 tháng tuổi

Bé có thể làm gì tại mốc này?


Xã hội/Cảm xúc


- Tự trấn an bản thân (có thể bé sẽ cho tay vào trong miệng và mút tay)


- Bắt đầu cười với người khác


- Cố gắng nhìn gương mặt của bố, mẹ


Ngôn ngữ/Giao tiếp


- Miệng phát ra âm thanh nho nhỏ


- Hướng đầu về phía có âm thanh


Nhận thức (học hỏi, suy nghĩ, giải quyết vấn đề)


- Chú ý tới khuôn mặt người


- Bắt đầu dõi mắt theo những vật chuyển động và nhận ra người ở khoảng cách nhất định


- Bắt đầu thể hiện cảm xúc khi buồn chán (khóc, quấy)


Vận động/ Phát triển thể chất


- Có thể cất đầu lên và bắt đầu rướn người khi cho nằm sấp


- Tay và chân chuyển động nhịp nhàng hơn


Các mốc phát triển bình thường của bé 2 tháng tuổi 2

Bạn có thể làm gì để giúp bé phát triển

- Âu yếm, nói chuyện, và chơi với bé trong lúc cho bé ăn, thay đồ và tắm cho bé.


- Giúp bé học cách trấn an bản thân. Không vấn đề gì nếu bé mút tay mình.


Các mốc phát triển bình thường của bé 2 tháng tuổi 3

- Hãy bắt đầu tạo thời gian biểu và thực hiện đều đặn cho bé, bao gồm cả việc luyện cho bé ngủ đêm nhiều hơn ban ngày.

- Làm quen với những điều bé thích và không thích có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu và tự tin hơn.


- Luôn tỏ ra hào hứng và cười khi bé ú ớ phát ra âm thanh.


- Thỉnh thoảng bạn hãy bắt chước những âm thanh của bé, nhưng cũng hãy dùng cả những âm tiết rõ ràng của bạn.


- Hãy lưu tâm đến những tiếng khóc khác nhau của bé bạn sẽ học được cách phân biệt được khi nào bé cần gì.


- Nói chuyện, đọc sách, và hát cho bé nghe.


- Chơi ú òa với bé. Giúp bé cùng chơi ú òa.


Các mốc phát triển bình thường của bé 2 tháng tuổi 4

- Đặt một chiếc gương an toàn vào trong cũi hoặc giường của bé để bé có thể nhìn được mình trong gương.

- Cùng xem tranh với bé và nói cho bé nghe về bức tranh


- Cho bé nằm sấp khi bé thức dậy và đặt đồ chơi cạnh bé


Các mốc phát triển bình thường của bé 2 tháng tuổi 5

- Cầm đồ chơi hoặc xúc xắc phía trước bé và cổ vũ bé chạm vào.

- Bế đứng bé, chạm chân bé xuống sàn. Hát và nói chuyện với bé trong lúc bế bé đứng.


Hãy trao đổi với bác sỹ nếu bé của bạn:


- Không phản ứng với âm thanh lớn


- Không nhìn theo đồ vật đang di chuyển


- Không cười với người khác


- Không cho tay vào miệng


- Không cất đầu lên hoặc rướn người khi nằm sấp.

 

Theo Pháp luật xã hội 

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN