Hiển thị các bài đăng có nhãn Chị Lan Anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chị Lan Anh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Những sự thật này chỉ được lộ rõ khi bạn trực tiếp trải nghiệm quá trình thai nghén.


Khi chưa bầu bí bạn nghĩ: Quá trình mang thai thực sự tuyệt vời, nó giúp tôi trưởng thành.


Sự thật: Không phải mẹ bầu nào cũng cảm nhận được sự tuyệt vời của 9 tháng 10 ngày thai nghén. Nhiều chị còn cho rằng, việc mang thai không khác gì “cực hình” với họ.


Thời gian bầu bí, chị em sẽ có nhiều những biến đổi về các mặt sinh lý, tâm lý, lối sống vì vậy cuộc sống của nhiều người dường như bị đảo lộn hoàn toàn. Thậm chí một số trường hợp rơi vào trạng thái trầm cảm hay lo lắng vì mang thai.


Chị Trang Nhung ( Hà Nội) thú thật: “Tôi như phát điên khi mang thai lần đầu. Tôi là thợ làm tóc, công việc khiến tôi phải đứng suốt ngày nên rất mệt mỏi, lắm lúc tôi thấy mình như sắp kiệt sức đến nơi. Cái bụng bầu mỗi ngày to lên khiến tay chân tôi trở nên lóng ngóng, việc cầm kéo cắt tóc cho khách hàng cũng không dễ dàng như trước, mặc dù đó là công việc quá quen thuộc với tôi hơn 7 năm nay.”


Lời khuyên từ các chuyên gia tâm lý dành cho chị em trong trường hợp này:


- Cần biết cách sắp xếp hợp lý, khoa học giữ công việc hàng ngày và sức khỏe thai nhi.


- Bạn hãy mạnh dạn đề xuất với các đồng nghiệp ưu tiên hơn trong quá trình làm việc, thậm chí xin phép được làm việc tại nhà nếu có thể.


- Hãy dành thời gian để chăm sóc bản thân như đi dạo, sapa hoặc tán gẫu cùng bạn bè để đánh bay những cơn stress, áp lực của công việc.


- Và người đồng hành quan trọng ở bên mẹ bầu lúc này không ai khác chính là ông xã, nếu bạn đang mệt mỏi, căng thẳng thì hãy nhờ sự trợ giúp của anh ấy. Sự động viên, giúp đỡ từ người thân trong gia đình đã có kinh nghiệm như mẹ chồng, mẹ đẻ cũng có ý nghĩa nhất định để bà bầu vượt qua những lo lắng không cần thiết khi bầu bí.


- Và dù thế nào đi chăng nữa, khi mang thai và sinh con, người phụ nữ đã có một sự trải nghiệm khó quên trong đời. Những khó khăn, mệt mỏi, đau đớn về thể xác lần tinh thần đều sẽ giúp chị em bản lĩnh hơn, cứng cáp hơn, tất cả đều vì bảo vệ con yêu.



Tôi như phát điên khi mang thai lần đầu. (ảnh minh họa)

Khi chưa bầu bí bạn nghĩ: Sau 3 tháng đầu mang thai, tôi sẽ hết buồn nôn


Mai Hương, nhân viên văn phòng cho biết: “Lúc mới ốm nghén, bác sĩ sản khoa, bạn bè đều động viên tôi rằng tình trạng của tôi sẽ sớm kết thúc sau 3 tháng đầu của thai kỳ. Tôi mệt mỏi nhẩm tính từng ngày để 3 tháng đó qua mau nhưng cuối cùng bước vào tam cá nguyệt thứ 2, tôi vẫn …ốm nghén.”


Sự thật: Nhiều mẹ bầu nghén, nôn ọe không chỉ vào buổi sáng mà nó có thể diễn ra vào bất cứ lúc nào ngày hay đêm, sáng trưa chiều tối. Về mặt tích cực thì việc ốm nghén có thể báo hiệu cho mẹ bầu biết rằng mình đang có một thai kỳ khỏe mạnh. Hiện tượng này xảy ra là do hormone hCG , tiết ra từ nhau thai.


Hormone này tăng cao nhất khi thai nhai ở tuần 8 đến tuần 12 của thai kỳ. Và có đến 50-75% thai phụ khi mang thai đều có hiện tượng buồn nôn, ốm nghén. Đa số hiện tượng này sẽ kết thúc sau tam cá nguyệt thứ nhất.


Để giảm bớt tình trạng nôn ói, mẹ bầu nên ngậm kẹo gừng, kẹo bạc hà, nhai kẹo cao su. Một tin buồn là các chuyên gia hiện nay vẫn tìm hiểu nguyên nhân vì sao một số mẹ bầu kéo dài thường gian ốm nghén lâu hơn người khác.


Khi kéo dài thời gian ốm nghén, nhiều chị em cảm thấy mệt mỏi không thể tiếp tục công việc bình thường và phải nhập viện. Đặc biệt một số ít người mắc phải hội chứng ốm nghén HG, kéo dài cho đến tận ngày sinh. Với những trường hợp này cần phải có sự trợ giúp từ bác sĩ chuyên khoa chứ không nên ở nhà tự điều trị.


Khi chưa bầu bí bạn nghĩ: Cứ mang thai đi, sẽ đẹp lên đấy


Chị Lan Anh (Văn Quán, Hà Đông) kể: “Vốn dĩ, tóc mình là tóc rễ tre, cứng và khô. Mẹ mình vẫn bảo: Không sao đâu, đến lúc có bầu, thay đổi nội tiết là da, tóc cũng đẹp lên, cứ bầu bí rồi sẽ biết. Mình háo hứng lắm, tưởng bở sẽ có ngày vịt hóa tiên nhưng ai dè, ngoài da mặt hồng hào hơn 1 chút thì tóc mình vẫn xấu như thế.”


Sự thật: Trên thực tế không phải ai cũng may mắn đón nhận sự thay da đổi thịt trong thời gian mang bầu. Cũng có nhiều mẹ bầu xinh đẹp lên trông thấy khi bụng bầu mỗi ngày một lớn lên, ngược lại cũng có chị càng ngày… xấu đi.


Cơ địa hay hệ thống nội tiết tố của mỗi cá nhân không ai giống ai. Có nhiều mẹ tóc mỏng trở nên dày hơn, dài hơn. Tóc xấu, khô thì lại trở nên mềm mượt. Có người thì da dẻ căng mịn, hồng hào vì lượng hồng cầu tăng, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ hơn trước nên có những dấu hiệu thay đổi tích cực. Ngược lại không ít chị em gặp phải những tính huống tồi tệ hơn do các mạch máu bị phá vỡ, các tĩnh mạch căng lên nên khi nhìn chân tay trông rất sợ. Có chị thì xuất hiện nhiều mụn trứng cá, vết tàn nhang hoặc đường Nigra (vết cắt màu đen) trên thành bụng.


Nguyên nhân chung của những thay đổi này là do các hormone của tuyến nội tiết tăng cao đột biến.


Những dấu hiệu khiến mẹ bầu thấy khó chịu thường biến mất một cách tự nhiên sau thời gian sinh nở. Để hạn chế tình trạng da khô, nám, mụn trứng cá mẹ bầu không nên tự điều trị mà cần thực hiện theo lời khuyên của bác sỹ. Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 15+ trở lên.



Trên thực tế không phải ai cũng may mắn đón nhận sự thay da đổi thịt trong thời gian mang bầu. (ảnh minh họa)

Khi chưa bầu bí bạn nghĩ: Mẹ bầu béo lên vì thèm ăn liên tục


Việc thay đổi sở thích ăn uống khi bầu bí cũng chuyện bình thường. Nhiều chị em sẽ từ bỏ thậm chí là ghê sợ những món ăn mà trước đó là món khoái khẩu của họ, và ngược lại.


Sở thích này có thể thay đổi tùy thuộc từng giai đoạn mang thai, có thể thay đổi theo mùa, theo điều kiện sức khỏe của mẹ bầu.


Nhiều chị luôn có cảm giác thèm ăn vặt, đặc biệt là những món ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh nhưng hãy cảnh giác trước khi trở thành mẹ bầu béo phì. Điều này vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, vừa làm xấu mẹ bầu.


Hãy lên cho mình một thực đơn ăn uống khoa học, hợp lý với đa dạng chủng loại thực phẩm, chia các bữa ăn làm nhiều bữa ăn trong ngày.


Ngoài các bữa chính, mẹ bầu có thể lựa chọn một số đồ ăn vặt có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé như: trái cây tươi, sô cô la đen, các loại hạt….


Khi chưa bầu bí bạn nghĩ: Tôi bực mình với bản thân


Bạn Hồng Anh (Đống Đa) nghĩ lại thời gian mang thai mới đây và kể cho chúng tôi rằng: “Trong tam cá nguyệt thứ nhất của em, em vô cùng nhạy cảm với rất nhiều loại mùi, mùi nấu ăn, mùi bếp núc, mùi xà phòng. Anh xã nhà em cũng mệt mỏi, bực mình với em nhiều lần vì bị vợ phàn nàn rằng: Miệng anh hôi thế hay anh đi tắm nhanh lên, toàn mùi mồ hôi. Em không hiểu vì sao mình lại thế, rõ rang anh ấy mới đi tắm sao vẫn thấy hôi chân nhỉ?”


Chị Bảo Khanh, 35 tuổi thì lại bị triệu chứng ptyalism, tức là miệng luôn ứa quá nhiều nước bọt. Mỗi ngày chị phải nhổ nước miếng không biết bao nhiêu lần. Thậm chí đang nói chuyện với đồng nghiệp, chị cũng phải chạy ra ngoài, xin phép có việc. Tuy nhiên tình trạng này không quá phổ biến với mẹ bầu và nó cũng nhanh chóng biến mất sau khi sinh nở


Khi chưa bầu bí bạn nghĩ: Tháng thứ 8, tôi phải ‘kiêng chồng’?


Nhiều mẹ bầu cảm thấy mất tự tin khi cơ thể mỗi ngày phát tướng hơn. Đâu rồi những đường cong gợi cảm mà ông xã từng chết mê chết mệt ngắm nhìn vợ? Tuy nhiên mất cái nọ lại được cái kia.


Do nồng độ hormone estrogen tăng cao trong thời gian mang thai, nhiều chị em luôn cảm thấy “nhớ” chồng nhiều hơn. Điều này cũng giúp cặp đôi có thêm hưng phấn trong cuộc yêu.


Chị Ban Mai, 28 tuổi thích thú kể: “Lúc bầu 7 tháng cu Ben, mình và ông xã luôn cảm thấy nhớ nhung nhau. Cả hai vợ chồng đã có những khoảng thời gian thực sự tuyệt vời. Chồng mình bảo, giá như lúc nào mình cũng được như thế”.


Tuy nhiên nhiều chị đã cấm tuyệt đối chồng vào những tháng cuối vì sợ gây ảnh hưởng cho em bé. Thực tế thì vẫn có nhiều cách “yêu” khác nhau để hai vợ chồng vẫn cảm thấy thoái mái và không gây ảnh hưởng đến em bé. Những trường hợp mẹ bầu quá mệt mỏi,không có nhu cầu quan hệ hoặc ngày sinh sát kề thì nên nói chuyện thẳng thắn cùng chồng để anh ấy thông cảm.


Thay vào đó vợ chồng nhà bầu có thể âu yếm, massage và cùng nhau thưởng thức những bộ phim tình cảm giải trí.



Trên thực tế không phải ai cũng may mắn đón nhận sự thay da đổi thịt trong thời gian mang bầu. (ảnh minh họa)

Khi chưa bầu bí bạn nghĩ: Chồng làm sao biết được những đau đớn của mình


Nhiều mẹ bầu than thở rằng, mang thai sinh nở cứ như chuyện của riêng mình mình ý. Con thì là con chung, lúc đặt tên thì phải theo họ nội, theo ý nhà nội nhưng bố nó có hiểu được những vất vả của mình đâu.


Sự thật: Nhiều ông bố trẻ còn chưa thực sự có trách nhiệm với gia đình, để có thể biết cách hỗ trợ vợ trong thời gian thai nghén. Thứ 2 bản thân họ cũng lung túng, lo lắng chưa chủ động để hiểu được vợ muốn gì, cần gì. Mẹ bầu đừng ngần ngại mà hãy “ sai bảo”, hướng dẫn anh ấy một cách tỷ mỷ để lần sau không phải tủi thân nữa nhé.


Việc cập nhật thông tin thai nghén, hướng chồng cùng tham gia các hoạt động cho bà bầu cũng giúp chồng biết cách chăm sóc vợ con nhiều hơn. Và quan trọng rằng, giờ phút chào đời thiên thần bé bỏng, ông xã bạn sẽ nhận rõ trách nhiệm của bản thân từ nay về sau quan trọng như thế nào rồi đấy.


Khi mang bầu bạn nghĩ: Tôi thấy xấu hổ khi phòng sinh. Họ sẽ nhìn thấy… hết


Mặc dù mình biết là chuyện sinh đẻ là bình thường, ai cũng như ai, đây là công việc hàng ngày của bác sĩ sản khoa rồi nhưng thú thực là tôi thấy e ngại khi… anh bác thấy tôi cứ rụt rè, e ngại lúc chuẩn bị lên bàn đẻ. Bác sĩ chắc quá hiểu tâm lý chị em nên cũng nói: “Quen rồi, không sao đâu, lên nhanh cho con nó ra nhanh”.


Sự thật: Các bác sĩ đều tập trung hết mức vào công việc của mình với mong muốn đứa trẻ sinh ra thuận lợi, khỏe mạnh và bình thường vì vậy họ cũng không có nhiều thời gian để ý những vấn đề “riêng tư, nhạy cảm” của bệnh nhân.


Trường hợp nhiều mẹ bầu rặn ra phân trong lúc rặn đẻ cũng là chuyện bình thường. Vì vậy chị em cứ bình tĩnh vì y bác sĩ biết cách xử lý trong tình huống này để đảm bảo vệ sinh cho mẹ và bé.

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN