Hiển thị các bài đăng có nhãn Công việc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Công việc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

Đi, đứng, ngồi, nằm là 4 tư thế thường xuyên của mẹ bầu và cần được thực hiện chuẩn để tránh làm ảnh hưởng sức khoẻ mẹ và bé.
Tư thế đứng

Phụ nữ mang thai không nên đứng lâu, bởi nó dễ gây ra đau lưng, giãn tĩnh mạch và làm chậm sự lưu thông máu ở chân, gây ra phù nề chân. Vì thế, các bác sĩ khuyên mẹ bầu nên chọn tư thế đứng phù hợp với thể chất đặc biệt của mình trong 9 tháng thai kỳ như sau: thả lỏng vai, đứng thẳng, hai chân song song, khoảng cách hai chân nhỏ hơn độ rộng của vai một chút. Khi đứng như thế này, trọng tâm của cơ thể sẽ rơi vào khoảng giữa hai chân, giúp cơ thể mẹ bầu bớt mệt mỏi.


Lưu ý về 4 tư thế hàng ngày của bà bầu 1

Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải đứng lâu, mẹ bầu nên để hai chân hơi lệch nhau, một trước một sau và thỉnh thoảng đảo vị trí hai chân. Một số mẹ bầu do tính chất công việc thường xuyên phải đứng lâu thì ngoài việc áp dụng biện pháp trên, cần phải nghỉ ngơi nhiều với tư thế ngồi trên ghế, duỗi hai chân lên chiếc ghế nhỏ ở đối diện.


Tư thế ngồi


Mẹ bầu không nên ngồi ghế quá cao hoặc quá thấp, độ cao của ghế khoảng 40cm là phù hợp. Khi chuẩn bị ngồi xuống, trước hết mẹ bầu vịn nhẹ hai tay vào đùi hoặc tay vịn của ghế rồi mới từ từ ngồi xuống. Lúc mới ngồi xuống ghế, mẹ bầu nên ngồi dịch về phía trước ghế một chút, hai tay đỡ lấy bụng, khuỷu tay hướng vào bên trong ghế, sau đó dịch mông ngồi sát lưng ghế và tựa lưng thoải mái, dừng lại rồi hơi dạng hai chân trong khi vẫn giữ cho hông và đầu gối vuông góc với nhau. Có thể đặt một chiếc gối nhỏ đỡ bụng ở vị trí của thận cũng giúp cho mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn.


Lưu ý về 4 tư thế hàng ngày của bà bầu 2

Với những mẹ bầu làm công việc đòi hỏi phải ngồi nhiều, đặc biệt là dân văn phòng, chú ý cần đứng dậy và di chuyển thường xuyên, tránh ngồi tại chỗ trong suốt buổi làm việc. Làm như vậy sẽ giúp cơ thể lưu thông máu và ngăn ngừa bệnh trĩ. Ngoài ra, do ngồi viết nhiều hoặc làm việc với máy tính, mẹ bầu cần nghỉ ngơi, thư giãn ít nhất mỗi giờ đồng hồ một lần.


Tư thế nằm


Trước khi thai được 16 tuần, tư thế nằm tốt nhất cho mẹ bầu là nằm ngửa, có thể đặt một chiếc gối dưới chân để cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng sau 16 tuần cho đến trước thời điểm sinh con, tư thế nằm ngửa lại làm tăng áp lực động mạch chủ trong tử cung, lượng máu cung cấp cho tử cung giảm đi đáng kể, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu thường xuyên nằm ngửa khi thai đã lớn có thể gây giãn tĩnh mạch, bong nhau thai và thậm chí làm suy yếu sức khoẻ mẹ bầu.


Lưu ý về 4 tư thế hàng ngày của bà bầu 3

Vì vậy, từ 16 tuần trở đi, mẹ bầu nên nằm nghiêng nhiều hơn để giúp thả lỏng cơ bắp, hạn chế tình trạng căng cơ, đồng thời làm giảm cảm giác mệt mỏi và loại bỏ áp lực lên các mạch máu ở bụng. Mẹ bầu nằm nghiêng trái hay phải đều được, miễn là cảm thấy thoải mái, chỉ cần không được cong gập người như con tôm.


Tuy nhiên, một số bác sĩ lại cho rằng nằm nghiêng phải nhiều hơn có thể gây bất lợi cho sự phát triển thai nhi và khi vượt cạn. Bởi thường xuyên nằm nghiêng phải đôi khi ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho bào thai, gây ra tình trạng thiếu oxy mãn tính.


Tư thế đi


Bà mẹ mang thai khi đi bộ cần giữ lưng thẳng, mắt nhìn thẳng phía trước, khép chặt hai hông. Khi bước đi, cần đặt gót chân xuống trước, mỗi bước đi đều mang lại “cảm giác thực”, luôn giữ cân bằng cơ thể và tốc độ đi đều đặn. Chú ý tuyệt đối không đi lại bằng các đầu ngón chân và hạn chế đi nhanh, thay đổi tốc độ đi đột ngột cũng như cách đi ưỡn bụng về phía trước. Mẹ bầu có thể tận dụng các tay vịn hoặc thành lan can trên đường đi (nếu có) làm điểm tựa, giúp mỗi bước vững chắc và an toàn hơn.


Lưu ý về 4 tư thế hàng ngày của bà bầu 4

Đi bộ đường dài rất có lợi cho mẹ bầu, giúp ngăn ngừa chứng giãn tĩnh mạch. Nhưng nếu đang đi cảm thấy mệt mỏi, mẹ bầu nên lập tức dừng lại, tìm chỗ có bề mặt phẳng ở gần nhất để ngồi nghỉ trong khoảng 5 – 10 phút. Mẹ bầu nơi chọn nơi thoáng đãng như công viên, vườn hoa để đi dạo hàng ngày là tốt nhất.


Khi leo cầu thang, ngược lại với cách đi trên đường bằng, mẹ bầu nên đặt ngón chân lên bậc thang trước rồi mới đến gót chân, lưng luôn giữ thẳng, trọng tâm cơ thể nghiêng về phía trước, di chuyển về phía trước bằng lực đẩy của chân sau. Chú ý phải đặt toàn bộ bàn chân lên bậc thang mới được di chuyển chân tiếp theo, chỉ sử dụng phần đầu ngón chân hoặc nửa bàn chân để đi cầu thang là rất nguy hiểm.



12 điều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thai nhi
” target=”_blank”>Lưu ý về 4 tư thế hàng ngày của bà bầu 5

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Chồng mất khi con còn ẵm ngửa, giờ đây tôi lại rung động với người đàn ông khác. Liệu tôi có nên ‘lừa dối’ con.


22 tuổi tôi lấy anh, người bạn học thưở thiếu thời. Anh là người chồng tốt, rất mực quan tâm vợ con. Chúng tôi có một bé trai tên là Minh Quang. Anh chỉ mong sau này con lớn lên sẽ thông minh, học giỏi và trở thành một người đàn ông quang minh, lỗi lạc.


Chồng tôi làm giám sát công trình, suốt năm suốt tháng nay đây mai đó, thời gian anh dành cho mẹ con tôi rất ít nhưng thú thật tôi chưa bao giờ cảm thấy tủi hờn hay buồn phiền vì chồng làm nghề xây dựng xa nhà biền biệt. Anh là người đàn ông luôn biết cách để hậu phương ở nhà yên tâm.


Sau 4 năm làm vợ anh, số ngày được thực sự bên chồng chẳng được là bao, vậy nhưng tôi vẫn chờ chồng và dành cho anh trọn vẹn tình yêu. Cuối năm đấy, anh dành cho tôi một món đặc biệt khi thông báo, chỉ còn 2 tháng nữa anh sẽ hết thời hạn đảm trách công việc hiện tại và trở về trụ sở chính của công ty. Điều đó đồng nghĩa với việc gia đình tôi sẽ được đoàn tụ, sum họp.


Ngày anh gọi điện về báo với tôi, tiếng anh hồ hởi, mừng vui, còn tôi sung sướng đến nỗi nước mắt lặng rơi. Nghĩ về những ngày một tay chăm con, nhớ chồng chẳng dám nói thế mà chỉ ít ngày nữa thôi vợ chồng con cái lại có nhau, tôi thấy mừng mừng tủi tủi.


Tôi chuẩn bị trang hoàng lại nhà cửa, dọn dẹp từng ngõ ngách trong nhà thật sạch sẽ, gọn gàng. Tôi còn dẫn con trai đi cùng để chọn thêm mấy bộ quần áo cho anh. Danh sách những món ăn anh thích nhất là gì nhỉ, tôi vội vàng lên thực đơn sẵn sang. Lâu rồi anh chỉ ăn cơm hàng cháo chợ không được thưởng thức mùi vị mâm cơm nhà. Từ nay, tôi đã được làm vợ một cách chính thức, được tự tay chăm sóc cho chồng những điều nhỏ nhắt nhất.


Chỉ còn 3 ngày nữa thôi là sẽ đến ngày anh về, tôi không dám gọi điện thoại nhiều như những hôm trước nữa sợ anh mong rồi hấp tấp công việc. Nhưng cái ngày chờ mong ấy đã không bao giờ thành hiện thực với tôi.


Buổi tối hôm đó tôi nhận được điện thoại từ đồng nghiệp của anh thông báo: Chồng tôi đã qua đời trên đường đi cấp cứu. Còn ít ngày nữa là anh kết thúc công việc tại công trường, anh đến chào hỏi anh em công nhân, đồng nghiệp thì bất ngờ giàn giáo gãy đổ ập vào người anh lúc anh đi ngang qua. Có nhiều người bị thương nặng trong vụ tai nạn đó nhưng họ được cứu sống cả, chỉ có chồng tôi là từ nay vĩnh viễn nằm lại dưới nấm mồ sâu.


Cuộc đời nghiệt ngã tưởng chỉ xảy ra trên phim ảnh nay tôi lại là “nhân vật chính”. Tôi trở thành góa phụ và con trai tôi trở thành đứa trẻ mất cha từ mùa đông nghiệt ngã đó. Ngày đó Quang Minh mới lên 2, còn tôi vừa bước qua tuổi 26.


Tôi có nên “tráo cha” cho con? 1

Mái ấm gia đình đã là điều xa vời với tôi từ khi anh ra đi (ảnh minh hoạ)

Tôi vẫn không tưởng tượng được sức mạnh nào đã cho tôi trụ vững được đến bây giờ vì sự mất mát đó quá lớn với giới hạn chịu đựng của tôi. Tôi bị trầm cảm suốt một thời gian dài phải đi chữa trị nhiều nơi. Bé Quang Minh phải nhờ cậy ông bà nội ngoại chăm sóc, đỡ đần.


Mãi hơn 2 năm sau, tinh thần của tôi mới trở lại bình thường với sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Tôi bắt đầu lao vào công việc, tập trung nuôi con để những ký ức đau buồn không dày vò tâm can. Những ngày tháng đó không thể thiếu hình ảnh của anh Chính- bạn thân của chồng tôi.


Lúc bé Minh còn nhỏ, cháu chưa ý thức được hình ảnh của ba. Mọi người cũng luôn nói với cháu rằng, ba cháu đi công tác xa nhà. Trên bàn thờ anh, bức ảnh thờ được phủ khăn đỏ để cháu không thắc mắc nhiều. Cứ đều đặn 3 tháng một lần anh Chính lại giả danh là bố của Minh để gửi quà, gửi thư hoặc giả giọng gọi điện về cho cháu.


Càng lớn lên, Minh càng giống bố như đúc, từ cử chỉ, nết ăn nết ở. Nhà lúc nào cũng chỉ có 2 mẹ con quấn quýt bên nhau sớm hôm nên cháu có ý thức tự giác rất cao, thương mẹ, nghe lời mẹ. Cháu thường nói với tôi rằng: “Con sẽ bảo vệ mẹ khi bố vắng nhà”. Không biết bao lần tôi đã phải nén giấu con để chùi vội nước mắt đang chực lăn dài.


Năm nay sẽ là 7 năm từ ngày anh mất. Minh đã vào học lớp 3, cháu học rất giỏi vì được thừa hưởng gen thông minh của bố. Tôi cũng bước vào tuổi 34 một cách khó khăn.


Suốt quãng thời gian qua, trái tim tôi đã khô héo trước những tình cảm trai gái. Nhiều người đàn ông đã ngỏ ý muốn nối duyên với tôi nhưng tôi đều khước từ. Có lẽ ngày chồng tôi ra đi cũng là lúc anh đã mang theo trái tim của người đàn bà trong tôi.


Trong suốt 7 năm đấy, anh Chính vẫn luôn hỗ trợ và giúp đỡ cho mẹ con tôi cũng như ông bà nội của cháu Minh rất nhiều. Gia đình nhà chồng tôi đã coi anh Chính như con cái trong nhà, anh gọi bố mẹ chồng tôi là bố mẹ xưng con. Mọi người cũng rất quý mến và dành nhiều tình cảm tốt đẹp cho anh.


Mấy năm trở lại đây, có lần mẹ chồng tôi gọi tôi lên nhà bảo rằng: “Con ạ, mẹ thương con, hiểu lòng dạ con đối với con trai mẹ như thế nào. Giờ chồng con ngắn số, nó nằm xuống nhưng nhìn cảnh mẹ góa con côi của con như thế này chắc chắn nó cũng chẳng vui được. Thằng Chính nó là người tốt, nó mải mê công việc nên muộn đường vợ con. Mẹ thấy nó hết lòng nhiệt tình với gia đình mình với cháu Minh. Mẹ cũng là người đàn bà nên mẹ hiểu nó cũng mến con đấy. Mẹ mong con và cháu sống hạnh phúc thì tuổi bố mẹ mới an lòng, còn không ông bà già này thấy có tội với con lắm con ơi”


Bài liên quan:


Lại một lần nữa tôi và mẹ chồng ôm nhau khóc. Tôi biết bà thương con thương cháu nên mở đường trước cho tôi, sợ tôi lỡ dở tuổi xuân. Bản thân tôi cũng biết anh Chính là người tốt, tôi mến anh và cảm động trước tình cảm của anh. Vậy nhưng lòng tôi vẫn ngổn ngang khó buông chuyện quá khứ.


Mùa đông năm ngoái, ngày giỗ chồng tôi, tôi cùng gia đình trong đó có anh Chính ra mộ viếng bố Minh. Sau khi làm xong các thủ tục thì anh Chính níu tay tôi lại nói chuyện. Trước phần mộ của chồng tôi, anh đã không ngại ngùng nói ra tất cả tâm tư, tình cảm mà bấy lâu nay anh dành cho tôi và Minh. Anh muốn xin phép chồng tôi để anh được phép thay anh ấy phần việc chăm sóc cho mẹ con tôi.


Tôi đã khóc rất nhiều và cũng sau lần ấy trái tim người phụ nữ trong tôi đã bắt đầu gõ nhịp. 6 tháng trước tôi đồng ý đến với anh trước sự chứng kiến mừng vui của gia đình và bạn bè.


Nhưng còn 1 điều khó khăn nữa đấy chính là Minh. Tôi không biết sẽ phải nói chuyện với con như thế nào. Tôi cứ để cháu nhận anh Chính là người bố đã đi công tác xa nhà lâu nay thì cũng không hợp lý. Nếu tôi nói sự thật với con rằng bố cháu đã mất lâu nay thì tôi chưa tưởng tượng được phản ứng của cháu. Chuyện giữa tôi và anh Chính không có gì gấp gáp vội vàng như giờ mọi chuyện phơi bày liệu bé Minh có oán trách tôi không? Liệu tôi có nên nói với con rằng anh Chính là bố của bé để con đỡ đau lòng? Tôi thấy mình bối rối quá.


Tâm sự của một độc giả xin được giấu tên

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Tôi nhận ra những công việc không “làm ra tiền” thì không được coi trọng.


Hôm qua tôi có đọc được bài viết Kiếm tiền ít thì ở nhà chăm con và khi lướt xuống những comment ở phía dưới, tôi thấy buồn. Tôi buồn vì những người phụ nữ ở nhà chăm con như tôi chẳng được chồng coi trọng, được xã hội quan tâm và được những người phụ nữ khác thôi “đe doạ” sẽ có ngày chồng chán chồng bỏ.


Ngày nay, việc ở nhà chăm con thường được coi như “nghề” dễ nhất trong các loại nghề. Một số người thậm chí còn không coi đó là một “nghề”. Bất cứ bà mẹ đi làm nào cũng nói rằng “Ai mà chẳng muốn ở nhà chăm con”. Vậy nhưng dường như họ cần thời gian để làm những nghề “quan trọng” hơn và “vất vả” hơn.


Là một người mẹ đang ở nhà chăm con, tôi không hề có một giây phút nào để nghỉ ngơi. Rất nhiều người cho rằng những người phụ nữ như tôi cả ngày chỉ có việc nắm dài xem tivi. Họ đã quên mất làm một người mẹ thì khó khăn vất vả đến nhường nào. Đó là công việc đòi hỏi cả sức bền, sự kiên nhẫn, tinh thần thép và tình yêu thương vô bờ. Mẹ ở nhà thì làm gì? Xin thưa, tôi làm tất cả mọi thứ. Tôi giặt giũ, dọn dẹp, nấu nướng, cho con ăn, dạy con học, sửa cái bóng đèn, khâu lại cái cúc áo, là lại cho con bộ cánh phẳng phiu.


Là một người mẹ ở nhà chăm con, thời khắc hạnh phúc của tôi, đó là được vào phòng tắm một mình và không phải lo lắng đứa con trai siêu quậy sẽ không đập cửa rầm rầm đòi mẹ.


Là một người mẹ ở nhà chăm con, tôi vẫn kiếm ra tiền và công việc đó,theo tôi, là công việc khó khăn nhất. Kiếm tiền ngay khi vẫn ngồi ở nhà, ai nghe cũng sẽ tưởng tượng ra một công việc “thiên đường”. Nhưng để tôi nói cho chị em nghe: đó là một công việc chúng ta chỉ có thể làm khi con đã ngủ say, chỉ có thể tranh thủ vài phút ngồi bên máy tính một lần, chỉ có thể làm với một đứa trẻ đang chạy lăng xăng xung quanh và lúc nào cũng chỉ chực kéo mẹ xuống chơi với chúng, khóc lóc, cào cấu. Đó cũng là công việc nếu ngồi bàn công ty, ta có thể làm 8 tiếng thong thả. Nhưng với tôi, tôi chỉ được làm chúng trong 2 tiếng mỗi ngày.


Nhiều người sẽ hỏi tôi, ở nhà chăm con khổ thế? Sao còn ngồi đấy mà than? Sao còn không đi làm? Xin thưa, tôi làm vậy là vì con mình. Vì tôi muốn nuôi con bằng sữa mẹ, muốn được thấy lần đầu tiên con nói, lần vấp ngã đầu tiên của con, muốn cầm tay con chỉ dạy từng nét chữ, bước đi. Tôi muốn kỉ niệm thời ấu thơ của con, sẽ là những tháng ngày êm đềm với mẹ.



  


  


  


  


  

Con trai tôi giờ mới vào lớp 1, vậy nhưng con đã có thể học hết bảng cửu chương, biết đọc những quyển truyện dài, đi thi tiếng anh đoạt học bổng lớn. Con rất ngoan ngoãn, biết kính trên nhường dưới, biết lễ phép dạ vâng…tất cả đều do một tay mẹ uốn nắn chỉ dạy. Những người không biết tôi, họ có thể cho tôi là nhàn hạ. Vậy nhưng chồng và gia đình tôi, tất cả đều dành cho tôi một sự thương yêu và trân trọng, cảm phục.


“Phụ nữ mà biết kiếm tiền thì rất giỏi, nhưng để nuôi được một đứa con cho nên người thì còn giỏi hơn gấp nhiều lần”. Đó là điều tôi luôn tâm niệm.


Tôi viết bài viết này, là để chia sẻ tâm trạng với những chị em cùng đang ở nhà chăm con, mong chúng ta sẽ tìm được niềm vui và mục đích sống của mình trong cuộc đời.


Tâm sự của độc giả

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Những sự thật này chỉ được lộ rõ khi bạn trực tiếp trải nghiệm quá trình thai nghén.


Khi chưa bầu bí bạn nghĩ: Quá trình mang thai thực sự tuyệt vời, nó giúp tôi trưởng thành.


Sự thật: Không phải mẹ bầu nào cũng cảm nhận được sự tuyệt vời của 9 tháng 10 ngày thai nghén. Nhiều chị còn cho rằng, việc mang thai không khác gì “cực hình” với họ.


Thời gian bầu bí, chị em sẽ có nhiều những biến đổi về các mặt sinh lý, tâm lý, lối sống vì vậy cuộc sống của nhiều người dường như bị đảo lộn hoàn toàn. Thậm chí một số trường hợp rơi vào trạng thái trầm cảm hay lo lắng vì mang thai.


Chị Trang Nhung ( Hà Nội) thú thật: “Tôi như phát điên khi mang thai lần đầu. Tôi là thợ làm tóc, công việc khiến tôi phải đứng suốt ngày nên rất mệt mỏi, lắm lúc tôi thấy mình như sắp kiệt sức đến nơi. Cái bụng bầu mỗi ngày to lên khiến tay chân tôi trở nên lóng ngóng, việc cầm kéo cắt tóc cho khách hàng cũng không dễ dàng như trước, mặc dù đó là công việc quá quen thuộc với tôi hơn 7 năm nay.”


Lời khuyên từ các chuyên gia tâm lý dành cho chị em trong trường hợp này:


- Cần biết cách sắp xếp hợp lý, khoa học giữ công việc hàng ngày và sức khỏe thai nhi.


- Bạn hãy mạnh dạn đề xuất với các đồng nghiệp ưu tiên hơn trong quá trình làm việc, thậm chí xin phép được làm việc tại nhà nếu có thể.


- Hãy dành thời gian để chăm sóc bản thân như đi dạo, sapa hoặc tán gẫu cùng bạn bè để đánh bay những cơn stress, áp lực của công việc.


- Và người đồng hành quan trọng ở bên mẹ bầu lúc này không ai khác chính là ông xã, nếu bạn đang mệt mỏi, căng thẳng thì hãy nhờ sự trợ giúp của anh ấy. Sự động viên, giúp đỡ từ người thân trong gia đình đã có kinh nghiệm như mẹ chồng, mẹ đẻ cũng có ý nghĩa nhất định để bà bầu vượt qua những lo lắng không cần thiết khi bầu bí.


- Và dù thế nào đi chăng nữa, khi mang thai và sinh con, người phụ nữ đã có một sự trải nghiệm khó quên trong đời. Những khó khăn, mệt mỏi, đau đớn về thể xác lần tinh thần đều sẽ giúp chị em bản lĩnh hơn, cứng cáp hơn, tất cả đều vì bảo vệ con yêu.



Tôi như phát điên khi mang thai lần đầu. (ảnh minh họa)

Khi chưa bầu bí bạn nghĩ: Sau 3 tháng đầu mang thai, tôi sẽ hết buồn nôn


Mai Hương, nhân viên văn phòng cho biết: “Lúc mới ốm nghén, bác sĩ sản khoa, bạn bè đều động viên tôi rằng tình trạng của tôi sẽ sớm kết thúc sau 3 tháng đầu của thai kỳ. Tôi mệt mỏi nhẩm tính từng ngày để 3 tháng đó qua mau nhưng cuối cùng bước vào tam cá nguyệt thứ 2, tôi vẫn …ốm nghén.”


Sự thật: Nhiều mẹ bầu nghén, nôn ọe không chỉ vào buổi sáng mà nó có thể diễn ra vào bất cứ lúc nào ngày hay đêm, sáng trưa chiều tối. Về mặt tích cực thì việc ốm nghén có thể báo hiệu cho mẹ bầu biết rằng mình đang có một thai kỳ khỏe mạnh. Hiện tượng này xảy ra là do hormone hCG , tiết ra từ nhau thai.


Hormone này tăng cao nhất khi thai nhai ở tuần 8 đến tuần 12 của thai kỳ. Và có đến 50-75% thai phụ khi mang thai đều có hiện tượng buồn nôn, ốm nghén. Đa số hiện tượng này sẽ kết thúc sau tam cá nguyệt thứ nhất.


Để giảm bớt tình trạng nôn ói, mẹ bầu nên ngậm kẹo gừng, kẹo bạc hà, nhai kẹo cao su. Một tin buồn là các chuyên gia hiện nay vẫn tìm hiểu nguyên nhân vì sao một số mẹ bầu kéo dài thường gian ốm nghén lâu hơn người khác.


Khi kéo dài thời gian ốm nghén, nhiều chị em cảm thấy mệt mỏi không thể tiếp tục công việc bình thường và phải nhập viện. Đặc biệt một số ít người mắc phải hội chứng ốm nghén HG, kéo dài cho đến tận ngày sinh. Với những trường hợp này cần phải có sự trợ giúp từ bác sĩ chuyên khoa chứ không nên ở nhà tự điều trị.


Khi chưa bầu bí bạn nghĩ: Cứ mang thai đi, sẽ đẹp lên đấy


Chị Lan Anh (Văn Quán, Hà Đông) kể: “Vốn dĩ, tóc mình là tóc rễ tre, cứng và khô. Mẹ mình vẫn bảo: Không sao đâu, đến lúc có bầu, thay đổi nội tiết là da, tóc cũng đẹp lên, cứ bầu bí rồi sẽ biết. Mình háo hứng lắm, tưởng bở sẽ có ngày vịt hóa tiên nhưng ai dè, ngoài da mặt hồng hào hơn 1 chút thì tóc mình vẫn xấu như thế.”


Sự thật: Trên thực tế không phải ai cũng may mắn đón nhận sự thay da đổi thịt trong thời gian mang bầu. Cũng có nhiều mẹ bầu xinh đẹp lên trông thấy khi bụng bầu mỗi ngày một lớn lên, ngược lại cũng có chị càng ngày… xấu đi.


Cơ địa hay hệ thống nội tiết tố của mỗi cá nhân không ai giống ai. Có nhiều mẹ tóc mỏng trở nên dày hơn, dài hơn. Tóc xấu, khô thì lại trở nên mềm mượt. Có người thì da dẻ căng mịn, hồng hào vì lượng hồng cầu tăng, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ hơn trước nên có những dấu hiệu thay đổi tích cực. Ngược lại không ít chị em gặp phải những tính huống tồi tệ hơn do các mạch máu bị phá vỡ, các tĩnh mạch căng lên nên khi nhìn chân tay trông rất sợ. Có chị thì xuất hiện nhiều mụn trứng cá, vết tàn nhang hoặc đường Nigra (vết cắt màu đen) trên thành bụng.


Nguyên nhân chung của những thay đổi này là do các hormone của tuyến nội tiết tăng cao đột biến.


Những dấu hiệu khiến mẹ bầu thấy khó chịu thường biến mất một cách tự nhiên sau thời gian sinh nở. Để hạn chế tình trạng da khô, nám, mụn trứng cá mẹ bầu không nên tự điều trị mà cần thực hiện theo lời khuyên của bác sỹ. Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 15+ trở lên.



Trên thực tế không phải ai cũng may mắn đón nhận sự thay da đổi thịt trong thời gian mang bầu. (ảnh minh họa)

Khi chưa bầu bí bạn nghĩ: Mẹ bầu béo lên vì thèm ăn liên tục


Việc thay đổi sở thích ăn uống khi bầu bí cũng chuyện bình thường. Nhiều chị em sẽ từ bỏ thậm chí là ghê sợ những món ăn mà trước đó là món khoái khẩu của họ, và ngược lại.


Sở thích này có thể thay đổi tùy thuộc từng giai đoạn mang thai, có thể thay đổi theo mùa, theo điều kiện sức khỏe của mẹ bầu.


Nhiều chị luôn có cảm giác thèm ăn vặt, đặc biệt là những món ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh nhưng hãy cảnh giác trước khi trở thành mẹ bầu béo phì. Điều này vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, vừa làm xấu mẹ bầu.


Hãy lên cho mình một thực đơn ăn uống khoa học, hợp lý với đa dạng chủng loại thực phẩm, chia các bữa ăn làm nhiều bữa ăn trong ngày.


Ngoài các bữa chính, mẹ bầu có thể lựa chọn một số đồ ăn vặt có lợi cho sức khỏe của mẹ và bé như: trái cây tươi, sô cô la đen, các loại hạt….


Khi chưa bầu bí bạn nghĩ: Tôi bực mình với bản thân


Bạn Hồng Anh (Đống Đa) nghĩ lại thời gian mang thai mới đây và kể cho chúng tôi rằng: “Trong tam cá nguyệt thứ nhất của em, em vô cùng nhạy cảm với rất nhiều loại mùi, mùi nấu ăn, mùi bếp núc, mùi xà phòng. Anh xã nhà em cũng mệt mỏi, bực mình với em nhiều lần vì bị vợ phàn nàn rằng: Miệng anh hôi thế hay anh đi tắm nhanh lên, toàn mùi mồ hôi. Em không hiểu vì sao mình lại thế, rõ rang anh ấy mới đi tắm sao vẫn thấy hôi chân nhỉ?”


Chị Bảo Khanh, 35 tuổi thì lại bị triệu chứng ptyalism, tức là miệng luôn ứa quá nhiều nước bọt. Mỗi ngày chị phải nhổ nước miếng không biết bao nhiêu lần. Thậm chí đang nói chuyện với đồng nghiệp, chị cũng phải chạy ra ngoài, xin phép có việc. Tuy nhiên tình trạng này không quá phổ biến với mẹ bầu và nó cũng nhanh chóng biến mất sau khi sinh nở


Khi chưa bầu bí bạn nghĩ: Tháng thứ 8, tôi phải ‘kiêng chồng’?


Nhiều mẹ bầu cảm thấy mất tự tin khi cơ thể mỗi ngày phát tướng hơn. Đâu rồi những đường cong gợi cảm mà ông xã từng chết mê chết mệt ngắm nhìn vợ? Tuy nhiên mất cái nọ lại được cái kia.


Do nồng độ hormone estrogen tăng cao trong thời gian mang thai, nhiều chị em luôn cảm thấy “nhớ” chồng nhiều hơn. Điều này cũng giúp cặp đôi có thêm hưng phấn trong cuộc yêu.


Chị Ban Mai, 28 tuổi thích thú kể: “Lúc bầu 7 tháng cu Ben, mình và ông xã luôn cảm thấy nhớ nhung nhau. Cả hai vợ chồng đã có những khoảng thời gian thực sự tuyệt vời. Chồng mình bảo, giá như lúc nào mình cũng được như thế”.


Tuy nhiên nhiều chị đã cấm tuyệt đối chồng vào những tháng cuối vì sợ gây ảnh hưởng cho em bé. Thực tế thì vẫn có nhiều cách “yêu” khác nhau để hai vợ chồng vẫn cảm thấy thoái mái và không gây ảnh hưởng đến em bé. Những trường hợp mẹ bầu quá mệt mỏi,không có nhu cầu quan hệ hoặc ngày sinh sát kề thì nên nói chuyện thẳng thắn cùng chồng để anh ấy thông cảm.


Thay vào đó vợ chồng nhà bầu có thể âu yếm, massage và cùng nhau thưởng thức những bộ phim tình cảm giải trí.



Trên thực tế không phải ai cũng may mắn đón nhận sự thay da đổi thịt trong thời gian mang bầu. (ảnh minh họa)

Khi chưa bầu bí bạn nghĩ: Chồng làm sao biết được những đau đớn của mình


Nhiều mẹ bầu than thở rằng, mang thai sinh nở cứ như chuyện của riêng mình mình ý. Con thì là con chung, lúc đặt tên thì phải theo họ nội, theo ý nhà nội nhưng bố nó có hiểu được những vất vả của mình đâu.


Sự thật: Nhiều ông bố trẻ còn chưa thực sự có trách nhiệm với gia đình, để có thể biết cách hỗ trợ vợ trong thời gian thai nghén. Thứ 2 bản thân họ cũng lung túng, lo lắng chưa chủ động để hiểu được vợ muốn gì, cần gì. Mẹ bầu đừng ngần ngại mà hãy “ sai bảo”, hướng dẫn anh ấy một cách tỷ mỷ để lần sau không phải tủi thân nữa nhé.


Việc cập nhật thông tin thai nghén, hướng chồng cùng tham gia các hoạt động cho bà bầu cũng giúp chồng biết cách chăm sóc vợ con nhiều hơn. Và quan trọng rằng, giờ phút chào đời thiên thần bé bỏng, ông xã bạn sẽ nhận rõ trách nhiệm của bản thân từ nay về sau quan trọng như thế nào rồi đấy.


Khi mang bầu bạn nghĩ: Tôi thấy xấu hổ khi phòng sinh. Họ sẽ nhìn thấy… hết


Mặc dù mình biết là chuyện sinh đẻ là bình thường, ai cũng như ai, đây là công việc hàng ngày của bác sĩ sản khoa rồi nhưng thú thực là tôi thấy e ngại khi… anh bác thấy tôi cứ rụt rè, e ngại lúc chuẩn bị lên bàn đẻ. Bác sĩ chắc quá hiểu tâm lý chị em nên cũng nói: “Quen rồi, không sao đâu, lên nhanh cho con nó ra nhanh”.


Sự thật: Các bác sĩ đều tập trung hết mức vào công việc của mình với mong muốn đứa trẻ sinh ra thuận lợi, khỏe mạnh và bình thường vì vậy họ cũng không có nhiều thời gian để ý những vấn đề “riêng tư, nhạy cảm” của bệnh nhân.


Trường hợp nhiều mẹ bầu rặn ra phân trong lúc rặn đẻ cũng là chuyện bình thường. Vì vậy chị em cứ bình tĩnh vì y bác sĩ biết cách xử lý trong tình huống này để đảm bảo vệ sinh cho mẹ và bé.

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN