Hiển thị các bài đăng có nhãn Cà rốt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cà rốt. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

Cam và sữa, cải và tôm, cà rốt củ cải…nấu ăn dặm cho con như vậy, thực phẩm sẽ bị mất chất hoàn toàn.


Không phải thực phẩm nào cũng có thể nấu chung với nhau. Những loại thực phẩm có thành phần vitamin và khoáng chất không tương đồng khi nấu có thể làm hòa tan các chất dinh dưỡng có trong bát cháo của con khiến bé ăn hoài không lớn. Cũng có những loại thực phẩm có thời gian tiêu hóa khác nhau, độ nhai khác nhau nếu nấu chung có thể khiến bé đầy bụng, khó tiêu.


Nấu ăn dặm cho trẻ là một “nghệ thuật” và mẹ hãy ghi nhớ những qui tắc sau để làm một đầu bếp “nghệ sĩ” thật chuẩn cho trẻ


Cải bó xôi và tôm


Những món mẹ không-được-nấu cùng nhau 1

  

Đậu, khoai lang và cải bó xôi là những thực phẩm có chứa rất nhiều axit Phytic. Axit này sẽ liên kết với canxi trong cơ thể tạo thành muối. Kết quả là canxi chẳng được hấp thụ vào cơ thể bé mà thậm chí vì lý do sức khỏe, cơ thể trẻ sẽ còn “trục xuất” các hợp chất muối mới này dưới hình thức chất thải. Do vậy, nếu mẹ đã mua tôm, cua hay các loại hải sản cho con ăn thì mâm cơm hôm đó của bé nên tránh có đậu, đậu phụ, khoai lang và rau cải bó xôi. Nếu không sẽ chỉ là phí hoài.


Thịt lợn và đậu nành


Theo quan niệm của các chuyên gia dinh dưỡng, thịt lợn và đậu nành không nên cùng kết hợp khi chế biến món ăn. Đậu nành là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt-pho nên khi kết hợp chế biến đậu nành với thịt lợn trong cùng một món ăn, hàm lượng phốt pho trong đậu có khả năng sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc. Với trẻ ăn dặm chỉ hay ăn thịt nạc, nếu mẹ nấu thịt lợn cùng đậu nành cho con thì sẽ rất phí chất.


Cam dầm sữa


Những món mẹ không-được-nấu cùng nhau 2

  

Nhiều mẹ có thói quen làm cam dầm trộn thêm sữa cho con ăn chiều. Thực ra, đây là một quan niệm sai lầm. Nước cam và nước chanh đều thuộc sản phẩm hoa quả acid AHA cao, acid AHA gặp protein trong sữa sẽ làm cho protein biến chất, từ đó giảm thấp giá trị dinh dưỡng của protein. Hơn nữa, kết hợp như vậy sẽ gây ra ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ sữa trong cơ thể bé.


Thường món cam sữa hay nước cam sữa chua rất hay được mẹ Tây dùng làm mẹo trị con táo bón vì sau khi uống món này, cơ thể các bé sẽ có phản ứng muốn “tống” ngay chúng ra ngoài.


Gan xào rau cần hay cháo gan cà rốt


Những món mẹ không-được-nấu cùng nhau 3

  

Gan rất nhiều sắt và tưởng như tốt cho trẻ. Tuy nhiên nếu nấu chung gan với rau cần hay cà rốt, bé sẽ chẳng hấp thụ được tí sắt nào. Lý do: Cellulose xung khắc với sắt. Các loại gan động vật có chứa nhiều sắt, nên nếu được ăn cùng với các loại rau cần, cà rốt chứa nhiều cellulose, cellulose sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt trong thức ăn của cơ thể bé.


Óc lợn và trứng gà


Nhiều mẹ có thói quen mua óc lợn về rồi đập trứng gà vào rán lên hoặc hấp cho bé ăn. Món ăn này rất thơm ngậy nên bé nào cũng mê. Tuy nhiên chúng lại không tốt cho trẻ. Dùng trứng chung với óc lợn sẽ làm tăng cholesterol trong máu trẻ.


Canh, súp cà rốt và củ cải


Những món mẹ không-được-nấu cùng nhau 4

  

Cà rốt nấu chung với củ cải thường rất thơm ngon, ngọt nước bé thích mê, Vậy nhưng sự kết hợp này không có lợi cho con về mặt dinh dưỡng. Trong cà rốt có chứa enzyme có thể phá hủy vitamin C. Do đó, lượng vitamin C trong củ cải cũng sẽ bị phá hủy hoàn toàn khi ăn kèm với cà rốt.


Nước ngọt có ga và cơm


Với các bé lớn, mẫu giáo, khi biết uống nước ngọt có ga thì thường rất mê. Nhiều bé đòi mẹ bữa ăn cơm phải có một cốc nước có ga bên cạnh mới chịu ăn. Và vừa ăn vừa uống nước ngọt. Cách chiều con như vậy là sai lầm. Uống nước ngọt khi ăn cơm sẽ làm loãng dịch vị, gây cản trở hoạt động co bóp thức ăn của trẻ. Lâu dần sẽ dẫn đến viêm dạ dày.

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Ăn trái cây và rau quả, đặc biệt là 8 loại củ, quả dưới đây sẽ giúp mẹ bầu khỏe mạnh và hỗ trợ thai nhi phát triển, phòng tránh nguy cơ sinh con nhẹ cân.


1. Dâu tây


Dâu tây rất giàu vitamin C, axit folic và chất xơ. Mẹ bầu ăn dâu tây chủ yếu sẽ được bổ sung thêm axit folic. Tuy nhiên, cách tốt nhất để hấp thụ được chất dinh dưỡng có trong dâu tây vào cơ thể mẹ bầu là uống nước dâu tây ngâm đường.


8 loại củ, quả tốt cho sức khỏe mẹ bầu 1

  

Khi mua dây tây, mẹ bầu nên chọn quả chín, màu sắc tươi sáng. Không nên dùng nước tẩy rửa để làm sạch dâu tây mà nên ngâm trong nước vo gạo. Một điều cần chú ý là dâu tây là loại trái cây rất dễ hỏng, mẹ bầu không nên mang đi xa hoặc để lâu mới ăn (nếu chưa ngâm đường). Theo Đông y, dâu tây có tính hàn nên mẹ bầu cũng không nên ăn quá nhiều.


2. Cà rốt


Nếu bị thiếu vitamin A, mẹ bầu dễ bị khô mắt, mắt kém, da xấu, hệ thống miễn dịch hoạt động không tốt… Trong cà rốt có chưa carotene có thể chuyển hóa thành vitamin A, giúp mẹ bầu phòng tránh được tình trạng nêu trên.


8 loại củ, quả tốt cho sức khỏe mẹ bầu 2

  

Khi chế biến thành món ăn, mẹ bầu chú ý không dùng giấm hoặc thực phẩm có vị chua nấu cùng cà rốt để không giảm hiệu quả của loại củ này.


3. Cà chua


Cà chua rất giàu vitamin, carotene, protein và các nguyên tố vi lượng. Ăn nhiều cà chua có thể giúp mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng và làm đẹp da.


8 loại củ, quả tốt cho sức khỏe mẹ bầu 3

  

Mẹ bầu chú ý không nên ăn cà chua chưa chín đề đề phòng ngộ độc, gây buồn nôn, mệt mỏi và ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Mẹ bầu cũng không nên ăn cà chua khi đói vì như vậy sẽ cản trở tiêu hóa và khiến mẹ bầu bị đau bụng.


4. Chuối


Chuối có lượng axit folic rất phong phú, giúp em bé trong bụng mẹ phát triển các ống thần kinh, não và xương bé phát triển. Ăn chuối cũng giúp mẹ bầu thúc đẩy nhu động ruột, cải thiện sự thay đổi nội tiết khi mang thai.


8 loại củ, quả tốt cho sức khỏe mẹ bầu 4

5. Ngô ngọt

Ngô ngọt bổ dưỡng, có chứa nhiều vitamin, axit béo chưa bão hòa, giúp làm mềm mạch máu và phòng ngừa bệnh tim mạch. Ăn ngô không chỉ giúp mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng mà còn cung cấp nhiều chất xơ cho cơ thể, phòng chống táo bón rất tốt. Mẹ bầu nên ăn ngô luộc hoặc hấp để hấp thụ tốt nhất chất dinh dưỡng trong ngô.


8 loại củ, quả tốt cho sức khỏe mẹ bầu 5

6. Hành tây

Hành tây có tác dụng giải độc và là một trong số hiếm hoi các loại củ quả có chứa prostaglandin A, có thể làm giảm huyết áp. Hành tây cũng có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi cảm thấy mệt mỏi, mẹ bầu nên ăn món ăn chế biến từ thịt và hành tây. Nấu canh xương hầm với hành tây cũng là một món dễ ăn, ngọt nước nhưng trên thực tế cách chế biến này làm giảm tỷ lệ hấp thu vitamin B1 vào cơ thể.


8 loại củ, quả tốt cho sức khỏe mẹ bầu 6

  

Mẹ bầu bị ngứa da hoặc sung huyết, bị bệnh liên quan đến mắt không nên ăn hành tây. Ngoài ra, cũng không nên ăn quá nhiều để tránh bị đầy hơi và đánh trung tiện.


7. Dưa hấu


Dưa hấu có chứa carotene, vitamin, đường, sắt và một số chất dinh dưỡng khác. Dưa hấu giúp lợi tiểu, hỗ trợ tiêu hóa, thúc đẩy trao đổi chất trong cơ thể. Khi cảm thấy khát, mẹ bầu nên ăn dưa hấu nhưng không nên ăn dưa hấu để lạnh. Mẹ bầu có tiền sử tiểu đường cũng không nên ăn dưa hấu.


8 loại củ, quả tốt cho sức khỏe mẹ bầu 7

  

Một điều cần chú ý là một số người có thói quen ăn dưa hấu với một chút muối để tăng vị ngọt nhưng cách làm này làm tiêu hao một số lượng đáng kể chất kali có trong dưa hấu.


8. Đào


Đông y xem quả đào là “tiên dược” và rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng lâu nay, đào thường được xếp vào danh sách những loại quả mẹ bầu không nên ăn. Lý do là vì quả đào hay bị sâu hại và nhanh hỏng (thối nhũn) nên người ta thường hay phun thuốc trừ sâu và ngâm thuốc bảo quản, ăn vào dễ bị ngộ độc. Ngoài ra, vỏ quả đào có nhiều lông khiến mẹ bầu ăn vào thường bị rát họng, viêm họng. Sự thật thì chỉ có lá đào là chứa chất độc và không nên ăn mà thôi.


8 loại củ, quả tốt cho sức khỏe mẹ bầu 8

  

Vì vậy, mẹ bầu vẫn có thể ăn đào để bổ sung chất dinh dưỡng, chỉ cần chọn loại đào không phun thuốc trừ sâu, ngâm thuốc bảo quản và rửa sạch sẽ, gọt vỏ trước khi ăn là được.

 

Theo Pháp luật xã hội

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN