Hiển thị các bài đăng có nhãn 6 đến 9 tháng tuổi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 6 đến 9 tháng tuổi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Trong 6 tháng đầu đời, bé không có sự lựa chọn nào khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên, khi bước sang tuổi ăn dặm, hoa quả sẽ là những thức ăn mới đầu tiên bé được nếm thử.
Nguyên tắc cho con uống nước hoa quả


- Cho bé uống bằng thìa, không cho bé uống nước quả bằng bú bình.


- Chỉ uống sau bữa ăn, không uống trước khi đi ngủ.


- Pha loãng nước rau quả bằng cách thêm nước sôi để nguội (10 nước sôi để nguội : 1 nước cốt).


- Lượng nước rau quả tối đa là 120ml/4 lần ngày.


- Không nên cho bé uống các loại nước rau quả quá ngọt.


Một số loại nước quả thông dụng


Nước dừa: Nước dừa có thể coi là thức uống hoàn hảo, rất giàu các khoáng chất như kali, natri, canxi, magie, sắt, đồng, phốtpho, vitamin nhóm B và vitamin C.


Khi mới bắt đầu, chỉ cho uống 2-3 thìa cafe và tăng lượng lên dần dần.


Nước dừa cho bé phải là nước dừa non, tươi, tránh cho bé uống nước từ các quả dừa có màu nâu.


Nước cà rốt: Cà rốt rất giàu vitamin A, phốtpho, magie, canxi, kali, natri và sắt.


Xắt nhỏ cà rốt và xay nhuyễn, lọc bỏ bã. Pha 1 phần nước cốt cà rốt với 10 phần nước, cũng có thể cho thêm một nửa phần nước táo ép để tăng hương vị.


Cách chế biến nước quả siêu tốt cho bé đang ăn dặm 1

Nước nho: Nho rất giàu flavonoid, các chất chống ôxy hóa và vitamin.


Xay 1 nhúm nhỏ nho lấy nước cốt. Pha một phần nước cốt với 10 phần nước đun sôi để nguội. Không cho thêm đường vì nho đã ngọt sẵn rồi.


Nước táo màu hồng đào: Rất giàu vitamin A, canxi, folate, magie, phốtpho.


Đổ 1 chén nước vào 1 chén táo cắt lát rồi đun sôi trong khoảng 2 phút rồi đem xay nhuyễn lọc bỏ bã.  Rồi thêm 1 nửa phần nước cà rốt để có được ly nước táo mang màu sắc và hương vị mới


Nước dưa hấu: Rất giàu vitamin A, vitamin C, canxi.


Xay hoặc dầm nửa cốc dưa hấu cắt lát, lọc bỏ bã. Cho bé uống luôn nước cốt nhưng nhớ là chỉ uống lượng nhỏ.


Lưu ý: Nếu bé nhà bạn có vấn đề về tiêu hóa thì không nên uống trước 1 tuổi.


Sữa hoa quả: là sự hòa quyện của sữa và các loại quả. Sữa rất giàu canxi còn hoa quả thì giàu vitamin A và C, phốtpho, axit folic, sắt, flavonoid, các chất chống ôxy hóa và chất xơ.


1/2 cốc 1 loại quả (chuối, táo, xoài, và dâu tây) xắt lát đem ép, xay hoặc nghiền rồi trộn với 1 cốc sữa. Về lượng, bạn có thể tăng thêm hoa quả, giảm bớt sữa hoặc ngược lại, tùy theo khẩu vị của bé. Đừng cho thêm đường vì các loại quả đã có ngọt sẵn rồi.


Sữa chua hoa quả: Công thức giống sữa hoa quả nhưng thay sữa bột pha bằng sữa chua hay phomai tươi mềm.


Sinh tố chuối: Rất giàu phốtpho, canxi, folate, magie.


1 quả chuối xắt lát, 1/4 tách phomai mềm/sữa chua, 1/4 tách nước cam đem trộn đều trong máy xay sinh tố và cho bé ăn ngay hỗn hợp mịn như kem này.


Sinh tố xoài: Rất giàu vitamin A, canxi, folate, magie


1/2 cốc xoài xắt lát, 1/4 cốc phomai tươi/sữa chua trộn đều bằng máy xay sinh tố và cho bé ăn ngay.


Sinh tố dâu tây: Rất giàu vitamin A, canxi, folate, magie


Xay sinh tố 1/2 cốc dâu tây rửa sạch và 1/4 cốc phomai tươi/sữa chua rồi cho bé ăn ngay.


Lưu ý: phomai tươi không được quá chua. Nếu không muốn dùng phomai tươi, bạn có thể tạo độ sánh cho sinh tố bằng cách cho các loại quả như xoài, chuối.


Lưu ý


- Luôn chọn rau quả tươi mới và nên mua rau quả theo mùa, không mua rau quả đông lạnh hay trái vụ. Sơ chế (rửa, gọt, bóc) sạch sẽ vì nước rau quả không thể đun sôi lâu.


- Chỉ cho bé thử 1 loại thức ăn mới/rau quả mới ở 1 thời điểm. Khi bé đã quen mới kết hợp 2-3 loại rau quả. Theo dõi phản ứng của bé mỗi khi nếm một loại quả mới. Nếu bé bị dị ứng thì cần tránh tuyệt đối trong những lần sau.


- Nước rau quả luôn là lựa chọn lý tưởng nhưng phần nhiều bé thích nước quả hơn nước rau. Vậy nên cần biết kết hợp như cà rốt – táo, cà chua – cà rốt để hương vị thơm ngon hơn. Ngoài ra, có thể cho thêm chút rau mùi, bạc hà để làm tăng hương vị cho nước uống.


- Chế biến nước quả tại nhà bằng các nguyên liệu tươi ngon thay vì các loại nước quả đóng gói (vốn rất nhiều đường).


- Không cho thêm đường, muối, mật ong vào nước quả vì có thể gây rối loại tiêu hóa. Hãy để bé làm quen với hương vị tự nhiên của thực phẩm.


- Không bao giờ cho bé uống nước quả hay sinh tố để lâu quá 20 phút vì sẽ làm thay đổi hương vị và dễ nhiễm khuẩn. Ngay khi thao tác xong, bé cần phải được uống ngay.



Cách làm một số loại rau củ nghiền cho bé mới ăn dặm
” target=”_blank”>Cách chế biến nước quả siêu tốt cho bé đang ăn dặm 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Theo bác sĩ Lê Thị Hải: “Khi bé bị ho, ngoài việc đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì cha mẹ cần chú ý đến dinh dưỡng cho bé”.
Lo lắng không yên vì con ho mãi không khỏi


Bé Bon (8 tháng tuổi) rất hay bị ho, đặc biệt là trong những ngày thời tiết lạnh giá. Nhiều lần bé ho mà bố mẹ không biết vì sao con ho, tuy ho không nhiều nhưng mỗi lần ho lại bị nôn ói ra hết thức ăn. Thương con, bố mẹ mua thuốc về cho bé uống nhưng uống thuốc vào bé lại nôn ra hết, mấy ngày rồi không đỡ.


Bé Cún bị ho và sổ mũi mấy ngày liền. Mẹ đưa Cún đi khám thì được kết luận là viêm họng, cho uống thuốc suốt cả tuần mà không đỡ. Việc uống thuốc của Cún thì vô cùng khổ sở, mẹ cho uống tới 4, 5 lần mà lần nào Cún cũng ói ra hết, chẳng được tí tẹo thuốc nào vào người. Mẹ dùng cả xi lanh để bơm thuốc vào miệng mà Cún vẫn ói. Cuối cùng, mẹ đành bẻ thuốc bỏ vào thìa cháo cho Cún ăn thì Cún vẫn nuốt, nhưng nếu không may gặp cơn ho là lại “phun” ra hết. Những lúc đó mẹ chỉ muốn khóc theo con vì lo lắng.


Trường hợp như của bé Bo và bé Cún không phải là đặc biệt. Có thể nói, tình trạng ho rồi không ăn không uống được thuốc là rất phổ biến hiện nay.


Dinh dưỡng cho bé bị ho


Thời gian này bé thường lười ăn và cần có cách chăm sóc đặc biệt để giúp bé bình phục nhanh chóng. Bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) sẽ bày cho mẹ một vài cách lên thực đơn để bé bị ho mau khỏi.


Thực phẩm cho bé bị ho

Trong lúc bệnh, bé rất cần ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như soup, cháo, sữa… đảm bảo bốn nhóm (bột, béo, đạm, rau) và phù hợp với khẩu vị hàng ngày của bé. Thức ăn có nhiều nước giúp làm loãng đờm nhớt ở bé, không bị kích thích ho nhiều.


Bên cạnh đó, bé cũng rất cần tăng sức đề kháng để chống bệnh. Vì thế, nên cho bé ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như các loại thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ. Cần hạn chế những món ăn chế biến có quá nhiều mỡ như chiên, xào… Đối với món cá, đôi khi bé có cảm giác tanh, dễ gây nôn, do vậy nên đợi sau khi bé hết bệnh hãy cho ăn trở lại.


Thực đơn dinh dưỡng giúp bé bị ho mau khỏi bệnh 1

Cách cho bé ăn


Bé bị ho nhiều có thể nôn ra thức ăn vừa mới ăn xong kèm theo nhiều đờm nhớt; vì thế trước khi cho bé ăn nên cho uống vài thìa nước, sau đó cho con nằm sấp rồi vỗ về lưng bé nhằm giúp đờm nhớt không còn đọng ở cổ bé. Điều này giúp bé đỡ ho và không bị nôn khi ăn.


Mẹ nên chia bữa ăn ra làm nhiều lần, mỗi lần cho con ăn một chút, tránh để bé ăn quá no thành ra dễ bị nôn trớ.


Cha mẹ cần chú ý

Bác sĩ Lê Hà (Khoa chăm sóc trẻ sau sinh, bệnh viện phụ sản An Thịnh) cho biết: “Mùa lạnh, cha mẹ cần giữ ấm thân thể cho trẻ, tránh để bị lạnh, bị ẩm đột ngột, kéo dài cho con. Giữ vệ sinh sạch sẽ trong việc ăn, ở, cải tạo môi trường trong lành, tránh ô nhiễm… Nên tránh để bé tiếp xúc với những người bị cảm hay viêm họng, mũi cấp tính”.


Ngoài ra, bác sĩ còn cho biết thêm: Khi bé bị bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị bệnh. Điều trị đúng, đủ để giải quyết triệt để các ổ viêm ở mũi họng gây ra ho. Các bậc phụ huynh cần nhớ, không phải con cứ ho là cho uống kháng sinh. Vì việc lạm dụng kháng sinh ngoài các tác dụng phụ từng được nhắc đến rất nhiều như diệt vi khuẩn có lợi, không diệt được vi khuẩn có hại còn gây mệt mỏi, chán ăn cho trẻ. Trẻ ốm, đây là khoảng thời gian cần khôi phục lại sức lực, sức đề kháng mà cơ thể lại bị kháng sinh làm cho suy yếu thì rất nguy hiểm”.



Những đứa trẻ khỏe mạnh và không đau ốm luôn là điều mong ước của bất cứ cha mẹ nào. Dưới đây là 8 cách để con bạn không bao giờ đau ốm.
Thực đơn dinh dưỡng giúp bé bị ho mau khỏi bệnh 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Từ khi bé 5 tháng tuổi, các mẹ đã có thể làm những món hoa quả này cho bé tập ăn dặm.Sữa chua trộn chuối và quả mơ

Món này dành cho bé từ 5 tháng tuổi.


Chuối chín là thức ăn hoàn hảo cho bé từ rất sớm và kết hợp được với những loại quả như đào, xoài, thậm chí quả có vị chua như mơ. Hỗn hợp chuối và các loại quả vừa không tiềm ẩn dị ứng vừa có tác dụng phòng rối loạn tiêu hóa như táo bón hay tiêu chảy.


Với món ăn này, bé nhà bạn cần nhiều chất béo hơn người lớn nên không dùng loại sữa chua không béo. Nên chọn sữa chua dành riêng cho bé.


2 món quả dễ làm cho bé tập ăn dặm. 1

Thời gian chuẩn bị: 2 phút.


Thời gian chế biến: 3 phút.


Chỉ làm cho 1 phần vì món này không phù hợp để bảo quản trong tủ lạnh.


Nguyên liệu: 1 quả mơ; 2 thìa sữa chua; 1 miếng chuối chín bào nhuyễn.


Thực hiện: Mơ xắt nhỏ, cho vào nồi nước, đun sôi ít phút cho bớt chua. Xay mơ nhuyễn bằng máy, thêm sữa chua, chuối và trộn đều hỗn hợp.


Hỗn hợp táo, lê và vani


Món ăn dành cho bé từ 5 tháng tuổi.


Táo và lê dễ tiêu hóa nên là nguồn thức ăn tuyệt vời cho bé nhà bạn. Ngoài ra, hỗn hợp quả này cũng không gây dị ứng. Đó là lý do vì sao ngay từ 5 tháng tuổi, bé đã ăn được món này.


2 món quả dễ làm cho bé tập ăn dặm. 2

Thời gian chuẩn bị: 5 phút.


Thời gian chế biến: 6 phút.


Nguyên liệu (làm 4 phần): 2 quả táo tây; 2 quả lê chín tất cả gọt vỏ, xắt nhỏ; 4 thìa nước ép táo; một chút vani.


Thực hiện: cho hai loại quả vào nồi hấp, hấp cho mềm. Sau đó, xay nhuyễn. Thêm vani và nước ép táo, trộn đều cho bé thưởng thức.


Thích hợp khi để tủ lạnh.



Giai đoạn đầu khi bé tập ăn dặm (6 tháng tuổi), các loại bột ngọt kết hợp cùng các loại củ, rau xanh, hoa quả kích thích bé ngon miệng.
2 món quả dễ làm cho bé tập ăn dặm. 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Cà rốt rất tốt cho bé, vì vậy mẹ đừng bỏ qua thực phẩm này trong thực đơn của bé nhé! Và dưới đây là một vài cách nấu cháo (bột) với cà rốt cho bé.

- Bột (cháo) gạo đem nấu cùng carrot, súp lơ trắng và phômai thích hợp cho bé mới ăn dặm. Carrot, súp lơ trắng nghiền nhuyễn, cho vào nồi bột đang sôi cùng với phômai. Khuấy đều cho cả carrot, phômai cùng sánh và chín là được.


- Carrot nấu bột cùng khoai tây, thịt gà giúp bé ngon miệng.


- Thịt bò băm nhỏ, nấu cháo cùng carrot đã được xắt nhỏ và đỗ trắng được ninh nhừ là món ngon miệng cho bé. Cho đỗ trắng vào nồi, ninh nhừ. Cho tiếp carrot vào hầm. Cuối cùng, cho thịt bò băm nhỏ. Để tất cả các nguyên liệu trên vào trộn đều, sôi trở lại thì bắc nồi xuống. Múc cháo ra bát, trộn thêm dầu ăn và gia vị (nếu cần).


- Cháo thịt bò, nấu cùng carrot. Thịt bò băm qua, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Carrot cũng cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn (tùy độ tuổi của bé mà độ nhuyễn khác nhau). Khi cháo nhừ, cho thịt bò vào cháo, nấu cho chín trở lại. Sau đó, cho carrot xay vào, nấu sôi trở lại. Bắc cháo xuống, thêm dầu ăn.


Hoặc cháo thịt bò nấu cùng trứng gà, đậu Hà Lan, carrot.


Gợi ý chế biến một số món cháo với cà rốt cho bé 1

- Bột (cháo) hay soup tôm nấu cùng carrot.


- Cháo lươn carrot. Cho gạo và carrot băm vào ninh thành cháo. Lươn làm sạch, hấp chín rồi gỡ thịt, xé nhỏ. Cháo sôi thì cho lươn vào, đun sôi trở lại thì tắt bếp. Để cháo hơi nguội thì cho ½ thìa nhỏ dầu ăn vào trộn đều. Có thể nêm gia vị cho cháo, tùy độ tuổi của bé.


- Cháo cá quả, carrot. Bạn cần có thêm ít hành tây, hành lá, rau mùi, dầu ăn, nước mắm, hạt nêm. Gạo bỏ vào nồi nấu thành cháo. Cho dầu ăn vào chảo, phi với tỏi tây, carrot, thịt cá quả. Nêm gia vị vừa miệng.


Chờ cháo sôi, cho carrot, cá đã xào chín vào, đun sôi lại thì tắt bếp.


Lưu ý: Để tránh nguy cơ bé bị thừa vitamin A, gây vàng da, bạn chỉ nên cho con ăn khoảng 2 bữa cháo carrot mỗi tuần. Mỗi bữa khoảng một khoanh carrot nhỏ.



Dù đã rất chăm chút đến việc tăng hương vị và chất dinh dưỡng trong cháo cho con ăn hàng ngày, tuy nhiên nhiều bà mẹ vẫn thấy con không tăng cân. Nguyên nhân vì sao?
Gợi ý chế biến một số món cháo với cà rốt cho bé 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2013

Cho con bú là bản năng của mẹ nhưng không có nghĩa là dễ dàng, nhất là với những người làm mẹ lần đầu.Dưới đây là những lời khuyên để việc cho con bú được thuận lợi và đúng cách:


Hãy tham khảo sách báo, tài liệu, video, lớp học tiền sản, kinh nghiệm từ những người mẹ khác… về việc cho con bú mẹ trước khi em bé chào đời.


Để bé bú mẹ thành công, bạn có thể dùng một chiếc gối hỗ trợ cho con bú, giúp tư thế bú mẹ được chính xác.


Một vài lưu ý để cho con bú đúng cách 1
Hãy hỏi các chuyên gia như bác sĩ, y tá… ở bệnh viện hoặc nơi bạn sinh con về cách cho bé ti mẹ.

Biết dấu hiệu bé bám ti mẹ đúng là chìa khóa giúp cho con bú mẹ thành công. Miệng của bé phải mở đủ rộng (giống miệng con cá) và bao quanh quầng vú mẹ.


Một vài lưu ý để cho con bú đúng cách 2


Đừng bỏ phí sữa non. Dinh dưỡng trong sữa non thực sự tốt cho bé trong những ngày đầu đời. Đừng lo lắng vì sữa non cũng giúp bé đủ no.

Có thể đánh dấu vào lịch thời điểm cho bú, bé bú trong bao lâu và bú lần cuối bên ngực nào.


Một vài lưu ý để cho con bú đúng cách 3


Nhớ vỗ ợ hơi cho con. Bạn vỗ nhẹ vào lưng bé sau khi bé bú xong, giúp bé tránh được đầy hơi, trớ sữa.

Đảm bảo mẹ ăn đủ dinh dưỡng và uống đủ nước. Bé có nhận đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ hay không phụ thuộc nhiều vào chế độ ăn uống của mẹ.


Cho con bú có thể hơi ngượng nghịu và làm mẹ bị đau, nhất là mấy ngày đầu. Thử chườm khăn ấm để làm dịu bầu ngực mẹ đang căng, đau.


Một vài lưu ý để cho con bú đúng cách 4



Cho con bú và những điều cực hiếm người biết
Một vài lưu ý để cho con bú đúng cách 5

Nguồn bài viết: AFamily.VN