Hiển thị các bài đăng có nhãn 1 tới 3 tuổi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 1 tới 3 tuổi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Nếu bạn bỏ qua những lỗi nhỏ cho bé, lâu dần bé sẽ xuất hiện những thói quen nguy hại.

Vì vậy các chuyên gia tâm lý trẻ em khuyên cha mẹ nên chấn chỉnh những hành vi xấu của bé trước khi nó trở thành một thói quen.


Bé hay nói leo


Bé rất thích “nhại” lại những từ hay cụm từ “nổi bật” từ phía cha mẹ hay người lớn tuổi.


Bạn hãy theo dõi và tìm hiểu xem thời điểm nào thường xuất hiện hành vi nói leo của bé. Chẳng hạn, nếu bé thích nói leo trong khi bạn đang trò chuyện với anh (chị) bé, hãy yêu cầu bé giữ trật tự.


Tốt nhất, bạn nên hướng bé sang 1 họat động khác như đưa cho bé 1 vài món đồ để bé chơi bên cạnh.


Bé “thô bạo” khi chơi

Anh (chị) hay bất kỳ 1 người bạn nào chơi cùng đều trở thành “nạn nhân” khi chơi với bé. Khi tức giận, bé rất dễ nổi loạn bằng cách đập phá đồ chơi hay thường xuyên cãi cọ, cấu véo bạn chơi.


Bạn hãy nhanh chóng trao đổi 1 cách nghiêm túc với bé. Nói với bé rằng: “Con không được xô ngã hay cắn bạn Bống thêm 1 lần nào nữa. Nếu con còn cư xử xấu như vậy, mẹ sẽ phạt con thật nặng”.


Những lỗi nhỏ có ảnh hưởng không tốt tới tính cách của bé 1

Bạn cũng cần lưu ý, trông chừng và liên tục nhắc nhở bé trước mỗi lần bé chơi. Nên can thiệp và giải quyết kịp thời nếu bạn phát hiện các cuộc tranh chấp giữa các bé.


Nếu bé tiếp tục nóng giận hoặc xuất hiện các dấu hiệu “thô bạo”, tốt nhất bạn nên nhanh chóng kết thúc cuộc chơi và nói chuyện riêng với bé.


Phớt lờ lời cha mẹ nói


Ở độ tuổi 3-4, bé có xu hướng giả vờ như không nghe thấy lời cha mẹ nhất là khi bạn phê bình về 1 vài tật xấu nào của bé. Bạn nên cẩn thận lưu ý để chắc chắn rằng những lời nhắc nhở của bạn không phải là “gió bay”.


Khi bạn muốn nhắc nhở, hãy đối diện trực tiếp với bé trong 1 cự ly gần. Đảm bảo rằng bé sẽ đưa ra ý kiến của cá nhân bé sau đó, cho dù bé có thực sự đồng ý với bạn hay không.


Tắt hết tivi hoặc yêu cầu bé ngừng chơi sẽ giúp bé tập trung và ghi nhớ lời bạn nói tốt hơn.


Những lỗi nhỏ có ảnh hưởng không tốt tới tính cách của bé 2

Bé thích bịa đặt


Qua lời bạn bè của bé ở lớp, bạn biết rằng bé rất thích khoe khoang hay phóng đại sự thật. Nếu chủ nhật tuần trước bạn mua cho bé 1 chiếc ô tô nhựa, bé sẽ “bịa” với các bạn là: “Mẹ tớ mua cho tớ ở tận nước ngòai đấy”… Thói quen này sẽ trở thành nền tảng tiềm ẩn cho tật nói dối ở bé.


Khi phát hiện ra sự thật, bạn hãy nhanh chóng trò chuyện với bé. Nói cho bé biết rằng, nếu nói dối, các bạn sẽ nhanh chóng biết sự thật và không ai còn tin bé nữa.


Bạn có thể kể cho bé nghe câu chuyện về Cậu bé chăn cừu và đàn sói. Nội dung đại ý rằng có 1 cậu bé chăn cừu thích trêu đùa mọi người bằng cách ngày nào cũng kêu lên thật to: “Cứu con với, có chó sói đến”. Mọi người sẽ lo lắng và chạy thật nhanh tới để tìm cách giúp cậu bé. Tuy nhiên, khi biết cậu bé chăn cừu đó đã nói dối, không ai tin cậu bé nữa. Một lần, đột nhiên 1 đàn sói xuất hiện thật sự, cậu bé lại kêu lên “Cứu con với, có chó sói” nhưng chẳng ai tới giúp. Kết cục, lũ sói ngay lập tức ăn thịt hết đàn cừu của cậu bé. Bạn hãy chú ý để bé tự rút ra ý kiến của cá nhân bé sau khi nghe hết câu chuyện.


Những lỗi nhỏ có ảnh hưởng không tốt tới tính cách của bé 3

Bé tự ý mở tivi, máy tính


Bạn nên thiết lập 1 số quy tắc nho nhỏ trong gia đình dành riêng cho bé. Chẳng hạn, bé chỉ được phép xem phim họat hình vào những khoảng thời gian cố định nào đó trong ngày. Bạn cũng yêu cầu bé không được bật tivi hay máy vi tính khi chưa được sự đồng ý của cha mẹ.


Nếu bé tiếp tục mắc lỗi, bạn hãy nhanh tay tắt tivi và chỉ bật lại vào thời gian đã quy định. Bạn không nên nhượng bộ khi bé vòi vĩnh hay đòi hỏi muốn xem tivi nhiều hơn.


Bé nhắm mắt khi bạn nhắc nhở

Giống như hành vi bé giả bộ phớt lờ trước những yêu cầu của cha mẹ ở trên, nhiều bé thích nhắm cả hai mắt lại thậm chí dùng tay bịt cả hai tai khi bạn trách mắng. Hành vi này giống như 1 sự chống đối của bé.


Bạn hãy yêu cầu bé giữ đúng tư thế khi trò chuyện. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chi sẻ cho bé biết cảm giác không hài lòng và đề nghị bé chấm dứt những hành động kiểu này.



Bỏ qua bữa sáng, lười suy nghĩ hay ăn uống quá đầy đủ trong một thời gian dài… là những nguyên nhân khiến bé… kém thông minh.
” target=”_blank”>Những lỗi nhỏ có ảnh hưởng không tốt tới tính cách của bé 4

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Theo bác sĩ Lê Thị Hải: “Khi bé bị ho, ngoài việc đi khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì cha mẹ cần chú ý đến dinh dưỡng cho bé”.
Lo lắng không yên vì con ho mãi không khỏi


Bé Bon (8 tháng tuổi) rất hay bị ho, đặc biệt là trong những ngày thời tiết lạnh giá. Nhiều lần bé ho mà bố mẹ không biết vì sao con ho, tuy ho không nhiều nhưng mỗi lần ho lại bị nôn ói ra hết thức ăn. Thương con, bố mẹ mua thuốc về cho bé uống nhưng uống thuốc vào bé lại nôn ra hết, mấy ngày rồi không đỡ.


Bé Cún bị ho và sổ mũi mấy ngày liền. Mẹ đưa Cún đi khám thì được kết luận là viêm họng, cho uống thuốc suốt cả tuần mà không đỡ. Việc uống thuốc của Cún thì vô cùng khổ sở, mẹ cho uống tới 4, 5 lần mà lần nào Cún cũng ói ra hết, chẳng được tí tẹo thuốc nào vào người. Mẹ dùng cả xi lanh để bơm thuốc vào miệng mà Cún vẫn ói. Cuối cùng, mẹ đành bẻ thuốc bỏ vào thìa cháo cho Cún ăn thì Cún vẫn nuốt, nhưng nếu không may gặp cơn ho là lại “phun” ra hết. Những lúc đó mẹ chỉ muốn khóc theo con vì lo lắng.


Trường hợp như của bé Bo và bé Cún không phải là đặc biệt. Có thể nói, tình trạng ho rồi không ăn không uống được thuốc là rất phổ biến hiện nay.


Dinh dưỡng cho bé bị ho


Thời gian này bé thường lười ăn và cần có cách chăm sóc đặc biệt để giúp bé bình phục nhanh chóng. Bác sĩ Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) sẽ bày cho mẹ một vài cách lên thực đơn để bé bị ho mau khỏi.


Thực phẩm cho bé bị ho

Trong lúc bệnh, bé rất cần ăn những món có nhiều nước, dễ tiêu nhưng cũng đầy đủ dưỡng chất như soup, cháo, sữa… đảm bảo bốn nhóm (bột, béo, đạm, rau) và phù hợp với khẩu vị hàng ngày của bé. Thức ăn có nhiều nước giúp làm loãng đờm nhớt ở bé, không bị kích thích ho nhiều.


Bên cạnh đó, bé cũng rất cần tăng sức đề kháng để chống bệnh. Vì thế, nên cho bé ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, giàu chất kẽm và chất sắt như các loại thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh, đỏ. Cần hạn chế những món ăn chế biến có quá nhiều mỡ như chiên, xào… Đối với món cá, đôi khi bé có cảm giác tanh, dễ gây nôn, do vậy nên đợi sau khi bé hết bệnh hãy cho ăn trở lại.


Thực đơn dinh dưỡng giúp bé bị ho mau khỏi bệnh 1

Cách cho bé ăn


Bé bị ho nhiều có thể nôn ra thức ăn vừa mới ăn xong kèm theo nhiều đờm nhớt; vì thế trước khi cho bé ăn nên cho uống vài thìa nước, sau đó cho con nằm sấp rồi vỗ về lưng bé nhằm giúp đờm nhớt không còn đọng ở cổ bé. Điều này giúp bé đỡ ho và không bị nôn khi ăn.


Mẹ nên chia bữa ăn ra làm nhiều lần, mỗi lần cho con ăn một chút, tránh để bé ăn quá no thành ra dễ bị nôn trớ.


Cha mẹ cần chú ý

Bác sĩ Lê Hà (Khoa chăm sóc trẻ sau sinh, bệnh viện phụ sản An Thịnh) cho biết: “Mùa lạnh, cha mẹ cần giữ ấm thân thể cho trẻ, tránh để bị lạnh, bị ẩm đột ngột, kéo dài cho con. Giữ vệ sinh sạch sẽ trong việc ăn, ở, cải tạo môi trường trong lành, tránh ô nhiễm… Nên tránh để bé tiếp xúc với những người bị cảm hay viêm họng, mũi cấp tính”.


Ngoài ra, bác sĩ còn cho biết thêm: Khi bé bị bệnh cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị bệnh. Điều trị đúng, đủ để giải quyết triệt để các ổ viêm ở mũi họng gây ra ho. Các bậc phụ huynh cần nhớ, không phải con cứ ho là cho uống kháng sinh. Vì việc lạm dụng kháng sinh ngoài các tác dụng phụ từng được nhắc đến rất nhiều như diệt vi khuẩn có lợi, không diệt được vi khuẩn có hại còn gây mệt mỏi, chán ăn cho trẻ. Trẻ ốm, đây là khoảng thời gian cần khôi phục lại sức lực, sức đề kháng mà cơ thể lại bị kháng sinh làm cho suy yếu thì rất nguy hiểm”.



Những đứa trẻ khỏe mạnh và không đau ốm luôn là điều mong ước của bất cứ cha mẹ nào. Dưới đây là 8 cách để con bạn không bao giờ đau ốm.
Thực đơn dinh dưỡng giúp bé bị ho mau khỏi bệnh 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng, ăn vạ là một dấu hiệu phát triển tích cực, bởi nó là nỗ lực để bé thể hiện mình và đó cũng là một kỹ năng giao tiếp xã hội quan trọng. Các chuyên gia đồng ý rằng, nguyên nhân ăn vạ ở bé là do bé thất vọng. Bé mới biết đi có bộ não phát triển tốt, đủ để biết những gì bé muốn và những gì bé đang cảm thấy. Tuy nhiên bé chưa đủ kỹ năng ngôn ngữ để bộc lộ nỗi thất vọng này.


Bé mới biết đi cũng chưa hiểu lý do sự việc hoặc hậu quả mà bé để lại sau cơn ăn vạ. Bé có xu hướng hành động mà không suy nghĩ về những gì sẽ xảy tới tiếp theo. Một khi bé giận dữ, bé không biết cách làm thế nào để tự thoát ra. Tức là bé chưa có kỹ năng quản lý tức giận.


Chia sẻ cách ứng phó từ một số người mẹ


- “Tôi sử dụng hình phạt khi con ăn vạ nhưng tôi đã nhận ra, cách này không hiệu quả với con tôi. Bé càng chống đối “điên cuồng” thì tôi càng nghĩ đang bị con thách thức nên dễ mất bình tĩnh hơn. Điều quan trọng là cha mẹ phải cực kỳ bình tĩnh khi con nổi đóa. Bé ăn vạ có thể do quá mệt và buồn ngủ. Khi đó, nếu vỗ về dỗ con ngủ thì mọi chuyện sẽ ổn (chị Hương, mẹ của bé Rêu, 3 tuổi).


- “Tôi đã thử nhiều cách ứng phó với cơn ăn vạ của con và tôi chọn cách bỏ qua cư xử chưa ngoan, ca ngợi và tặng thưởng khi bé ngoan là hữu ích hơn cả. Tôi cố gắng để không bao giờ đánh con vì tôi nghĩ, nếu đánh con lần này thì hẳn nhiên sẽ có lần khác.


Tôi nghĩ điều quan trọng là tìm hiểu điều gì làm bé mè nheo. Trong trường hợp của con tôi, nguyên nhân chính là khi bé mệt, ốm… Còn khi bé vui vẻ, khỏe mạnh thì bé cực kỳ dễ chịu” (chị Mai Anh, mẹ của bé Linh, 5 tuổi).


Mẹ hãy mừng khi con biết... ăn vạ 1
Ăn vạ là bình thường, tự nhiên và lành mạnh ở bé. (Ảnh minh họa)

“Chiến thuật” phòng chống


Hầu hết các bé đều la hét, lăn bò khóc lóc nhiều lần trong giai đoạn 1-5 tuổi. Cơn ăn vạ có thể gây ra hoặc bùng nổ nặng hơn bởi các yếu tố thực tế như mệt mỏi, đói. Đó là lý do vì sao nhiều bé ăn vạ vào cuối ngày hoặc trước giờ ngủ trưa. Cho bé đi ngủ hoặc ăn nhẹ có thể là cách hiệu quả nhất để “gìn giữ hòa bình”.


Nếu bạn có thể chỉ cho bé một việc khác giúp bé phân tâm thì nên làm. Bé dễ bị mất tập trung và vì thế, cơn giận dữ cũng qua mau.


Khi cơn ăn vạ chấm dứt


Khoảng 4 hoặc 5 tuổi, kỹ năng ngôn ngữ, hiểu biết giúp bé nhận ra rằng, có những cách thể hiện tốt hơn để có những gì bé muốn. Các nhà tâm lý học chỉ ra rằng, ăn vạ là một dấu hiệu phát triển tích cực, bởi nó là nỗ lực để bé thể hiện mình và đó cũng là một kỹ năng giao tiếp xã hội quan trọng.


Gợi ý ứng xử từ nhà tâm lý học trẻ em Angharad Rudkin: Bạn phải thực sự bình tĩnh khi bé bắt đầu ăn vạ. Mặc dù tất nhiên chuyện này nói dễ hơn làm. Bé đang ở trong trạng thái cảm xúc dễ bị kích thích. Bởi vậy, nếu bạn cũng nóng nảy thì chỉ làm cơn thịnh nộ của cả hai mẹ con bùng cháy. Nếu bạn muốn nhắc nhở, hãy chờ cho tới khi bé bình tĩnh, sau đó bạn nói với bé những chuyện xảy ra, một cách nghiêm khắc nhưng không đổ lỗi.


Vài lưu ý cha mẹ cần nhớ:


- Ăn vạ là bình thường, tự nhiên và lành mạnh ở bé. Bé ăn vạ vì bé chưa biết cách tự giải tỏa cơn giận.


- Nó là bình thường khi bạn bực bội nhưng hữu ích hơn, nếu bạn tránh đổ lên đầu con những cảm xúc tiêu cực ấy.


- Hãy thử những “chiến thuật” sau theo thứ tự: phân tâm, bỏ qua và đi ra chỗ khác. Hãy giữ bình tĩnh. Cúi xuống ngang tầm mắt của bé và nói thật nghiêm túc: “Bao giờ con hết la khóc thì mẹ sẽ quay lại”.


- Đừng nhượng bộ đòi hỏi của bé vì bé sẽ chọn cách này cho những đòi hỏi tiếp theo.



Những chiêu ăn vạ của bé ở chốn đông người mẹ nên biết.
Mẹ hãy mừng khi con biết... ăn vạ 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Làm đúng theo nguyên tắc và tránh các lỗi thường gặp khi cho con uống nước hoa quả dưới đây sẽ giúp bé nhà bạn hấp thu được các chất dinh dưỡng có trong các loại quả tốt hơn.Cho con uống sữa pha với nước hoa quả


Uống sữa pha với nước hoa quả hoặc vừa uống sữa vừa uống nước hoa quả sẽ làm chất protein có trong sữa sau khi kết hợp với axit trong nước hoa quả sẽ bị kết tủa trong dạ dày, không dễ hấp thu vào cơ thể.


Cho rằng nước ép hoa quả tươi cũng giống nước hoa quả đóng hộp


Trong nước hoa quả đóng hộp, thành phần hoa quả tươi không chiếm hoàn toàn mà còn hương liệu và các chất phụ gia thực phẩm khác nữa. Còn nước ép hoa quả tươi được bạn chế biến tại nhà đảm bảo 100% là nước hoa quả nguyên chất.


Sai lầm nghiêm trọng của mẹ khi cho con uống nước hoa quả 1

Chọn nho tím khi cho con uống nước hoa quả lần đầu


Trong nước ép nho tím có nhiều polyphenol có thể ức chế quá trình hấp thu sắt vào cơ thể. Vì vậy, nếu cho bé uống nước nho khi lần đầu uống nước hoa quả có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.


Cho con uống quá 120ml nước hoa quả mỗi ngày


Uống nhiều nước hoặc bú nhiều sữa nói chung không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Thế nhưng nếu uống quá 120ml nước hoa quả mỗi ngày, ngay cả đối với một em bé 5 tuổi, sẽ gây tác hại nhiều hơn là có lợi cho sức khỏe của bé.


Uống nước hoa quả thay cho nước lọc


Dù có nhiều chất dinh dưỡng nhưng nước hoa quả hoa không thể thay thế hoàn toàn nước đun sôi để nguội. Bạn cần nhắc nhở và cho bé uống nước đun sôi để nguội hàng ngày để có chế độ dinh dưỡng cân bằng. Đối với một số loại hoa quả có vị ngọt đậm, còn cần pha loãng với nước lọc.  


Đã uống nước ép nên không cần ăn hoa quả


Một số loại hoa quả có chứa nhiều cellulose, dù không hấp thụ  được nhưng loại chất này có tác dụng tăng cường nhu động ruột và giúp đại tiện thuận lợi hơn. Ngoài ra, cần phải nghiền, nhai khi ăn hoa quả nên có tác dụng phát triển răng và cơ hàm của bé.


Uống thuốc với nước hoa quả


Một số loại nước ép hoa quả có chứa thành phần hóa học đặc biệt có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu một số loại thuốc, làm giảm hiệu quả chữa trị của thuốc với cơ thể.


Sai lầm nghiêm trọng của mẹ khi cho con uống nước hoa quả 2

Nguyên tắc khi cho con uống nước hoa quả

Thời gian: Sau khi bé được tròn một tháng tuổi là đã có thể cho bé uống nước hoa quả. Thời điểm tốt nhất cho bé uống là khoảng một giờ đồng hồ sau khi bé bú bữa chiều. Chú ý không nên trộn lẫn nước hoa quả vào sữa cho bé bú vì làm như vậy sẽ khiến cơ thể bé rất khó hấp thụ chất dinh dưỡng có trong sữa và trái cây.


Số lượng: Khi bắt đầu cho bé tập uống nước hoa quả, mỗi ngày chỉ nên cho bé uống 1 lần với 5 – 10ml nước ép nguyên chất pha loãng với một chút nước ấm. Sau này, khi bé đã lớn hơn, bạn có thể cho bé uống 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 – 20ml nước hoa quả.


Vệ sinh: Không nên sử dụng nước hoa quả đóng hộp mà dùng hoa quả tươi ép nước là tốt nhất. Hoa quả cần rửa sạch kỹ, gọt vỏ cẩn thận (với loại quả không được vỏ). Các dụng cụ liên quan như bát, thìa, chai, muỗng khuấy, máy ép hoa quả… phải rửa sạch và chần trong nước sôi để tiệt trùng. Nếu không có máy ép hoa quả, bạn có thể dùng thìa và gạc vô trùng để nghiền, lọc lấy nước cốt từ quả.


Quan sát phản ứng cơ thể bé: Khi cho bé uống nước ép của một loại quả, cần quan sát các phản ứng trên cơ thể bé trong 24 giờ đồng hồ như: phân có biến chất không, da có bị nổi mẩn không?… Nếu không có những biểu hiện trên, bạn có thể tiếp tục cho bé uống nước ép từ loại quả đó 7 – 10 ngày, sau đó đổi sang loại quả mới để bé đổi khẩu vị.



Những sai lầm trong chăm sóc và dạy con mà mẹ không biết
Sai lầm nghiêm trọng của mẹ khi cho con uống nước hoa quả 3

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Cà rốt rất tốt cho bé, vì vậy mẹ đừng bỏ qua thực phẩm này trong thực đơn của bé nhé! Và dưới đây là một vài cách nấu cháo (bột) với cà rốt cho bé.

- Bột (cháo) gạo đem nấu cùng carrot, súp lơ trắng và phômai thích hợp cho bé mới ăn dặm. Carrot, súp lơ trắng nghiền nhuyễn, cho vào nồi bột đang sôi cùng với phômai. Khuấy đều cho cả carrot, phômai cùng sánh và chín là được.


- Carrot nấu bột cùng khoai tây, thịt gà giúp bé ngon miệng.


- Thịt bò băm nhỏ, nấu cháo cùng carrot đã được xắt nhỏ và đỗ trắng được ninh nhừ là món ngon miệng cho bé. Cho đỗ trắng vào nồi, ninh nhừ. Cho tiếp carrot vào hầm. Cuối cùng, cho thịt bò băm nhỏ. Để tất cả các nguyên liệu trên vào trộn đều, sôi trở lại thì bắc nồi xuống. Múc cháo ra bát, trộn thêm dầu ăn và gia vị (nếu cần).


- Cháo thịt bò, nấu cùng carrot. Thịt bò băm qua, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Carrot cũng cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn (tùy độ tuổi của bé mà độ nhuyễn khác nhau). Khi cháo nhừ, cho thịt bò vào cháo, nấu cho chín trở lại. Sau đó, cho carrot xay vào, nấu sôi trở lại. Bắc cháo xuống, thêm dầu ăn.


Hoặc cháo thịt bò nấu cùng trứng gà, đậu Hà Lan, carrot.


Gợi ý chế biến một số món cháo với cà rốt cho bé 1

- Bột (cháo) hay soup tôm nấu cùng carrot.


- Cháo lươn carrot. Cho gạo và carrot băm vào ninh thành cháo. Lươn làm sạch, hấp chín rồi gỡ thịt, xé nhỏ. Cháo sôi thì cho lươn vào, đun sôi trở lại thì tắt bếp. Để cháo hơi nguội thì cho ½ thìa nhỏ dầu ăn vào trộn đều. Có thể nêm gia vị cho cháo, tùy độ tuổi của bé.


- Cháo cá quả, carrot. Bạn cần có thêm ít hành tây, hành lá, rau mùi, dầu ăn, nước mắm, hạt nêm. Gạo bỏ vào nồi nấu thành cháo. Cho dầu ăn vào chảo, phi với tỏi tây, carrot, thịt cá quả. Nêm gia vị vừa miệng.


Chờ cháo sôi, cho carrot, cá đã xào chín vào, đun sôi lại thì tắt bếp.


Lưu ý: Để tránh nguy cơ bé bị thừa vitamin A, gây vàng da, bạn chỉ nên cho con ăn khoảng 2 bữa cháo carrot mỗi tuần. Mỗi bữa khoảng một khoanh carrot nhỏ.



Dù đã rất chăm chút đến việc tăng hương vị và chất dinh dưỡng trong cháo cho con ăn hàng ngày, tuy nhiên nhiều bà mẹ vẫn thấy con không tăng cân. Nguyên nhân vì sao?
Gợi ý chế biến một số món cháo với cà rốt cho bé 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Khoảng 12 tháng trở lên, nhiều bé có thể tự ăn bằng thìa. Tuy nhiên, khi bé được 6-9 tháng, bạn có thể luyện cho bé kỹ năng này.

Dưới đây là 10 mẹo hữu ích để mẹ có thể dạy cho bé cách tự xúc ăn bằng thìa:


1. Tập trước


Trước khi dạy bé dùng thìa, mẹ và bé có thể dùng bát thìa nhựa để chơi. Giả vờ chơi trò ăn uống với bé nhà bạn. Chẳng hạn, vờ như bạn đang xúc thức ăn từ bát rồi đưa vào miệng cho bé. Sau đó, giúp bé bắt chước những hành động này. Đây là cách tuyệt vời để bé cầm chắc thìa mà không làm vấy bẩn đồ ăn.


10 mẹo giúp mẹ tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa 1

2. Xem xét tò mò ở bé


Khi bé được khoảng 6-9 tháng, bé thường tò mò về thìa. Mỗi giờ cho bé ăn, bạn đưa cho bé thêm một chiếc thìa để bé giữ và chơi trong suốt giờ ăn. Khuyến khích bé xúc và liếm thìa của bé.


3. Tìm món tập xúc thìa


Những món bạn dùng để tập cho bé ăn thìa có thể gồm sữa chua, kem, bột, khoai tây nghiền, mỳ ống, nước sốt…


10 mẹo giúp mẹ tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa 2

4. Chọn thìa bé cầm được


Để thành công, nên chọn thìa nhựa có tay cầm to, nằm vừa vặn trong tay bé.


5. Vừa học vừa chơi


Mặc dù cầm được thìa nhưng bé còn yếu trong kỹ năng dùng thìa để xúc thức ăn. Do đó, chỉ nên cho bé xúc thìa như một hoạt động vui chơi, rèn luyện thể chất chứ không phải để bé phải tự xúc được bột.


10 mẹo giúp mẹ tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa 3

6. Để sạch sẽ


Nên rải thảm nilon dưới bàn ăn của bé để đồ ăn có rơi vào đó thì cũng dễ làm sạch.


7. Đừng quên yếm


Nên đeo yếm khi dạy bé dùng thìa vì chắc chắn bé sẽ làm bẩn quần áo của chính bé.


10 mẹo giúp mẹ tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa 4

8. Quy tắc riêng

Nghiêm khắc với bé nếu bé múc thức ăn rồi ném cả thìa cả thức ăn xuống sàn nhà. Điều này sẽ tạo thành thói quen xấu cho bé. Nên dạy cho bé mục đích của cầm thìa ngay từ đầu để sau này, bạn không phải chạy theo sửa thói xấu cho bé. Nếu bé tỏ ra chán và nghịch ngợm, bạn nên chấm dứt việc “học tập” của bé tại đây.


9. Cho bé dùng dĩa


Khi bé xử lý tốt với thìa, bạn có thể chuyển sang dạy bé dùng dĩa. Cho bé những món mà bé có thể dùng dĩa để xiên như hoa quả cắt miếng…


10 mẹo giúp mẹ tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa 5

10. Tâm lý


Nên kiên nhẫn và khen ngợi nỗ lực cầm thìa của bé, mỗi khi bé xúc được thức ăn đưa vào miệng mà ít bị rơi.



Những điều về ăn uống cha mẹ văn minh nên dạy con
10 mẹo giúp mẹ tập cho bé tự xúc ăn bằng thìa 6

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Đừng quá chú trọng đến những đồ chơi có sẵn, chỉ cần sáng tạo một chút thôi là mẹ và bé có thể vui chơi thỏa thích với những thứ sẵn có trong nhà rồi.1. Đi thăng bằng trên ván


Mẹ hãy tìm một bãi cỏ êm để cho bé chơi trò này nhé! Để thực hiện được trò chơi này, mẹ chỉ cần tận dụng những tấm ván hoặc bất cứ thứ gì đó trải lên thảm cỏ để bé có thể tập bước đi thăng bằng trên đó. Các mẹ cũng có thể sử dụng vải hoặc những đoạn giấy thật dài để trải ra cho con chơi.


5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm 1

Trò chơi này yêu cầu bé phải tập bước đi trên một con đường hẹp để tăng khả năng giữ thăng bằng. Mẹ có thể xếp thành đường thẳng hoặc phức tạp hơn một chút để tăng độ khó cho bé.


5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm 2
2. Nhảy theo yêu cầu

Tận dụng những chiếc đĩa giấy hoặc đơn giản hơn là tờ giấy màu còn lại của tiệc sinh nhật, mẹ hãy gợi ý để con có thể chơi trò chơi này nhé! Chỉ cần để những mảnh giấy sắc màu đó ra và cùng chơi.


5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm 3

Cách chơi đơn giản nhất cho những bé vừa đi vững là yêu cầu con nhảy từng bước một trên những mảnh giấy. Với những bé vững hơn thì mẹ có thể đưa ra yêu cầu như: Con hãy nhảy vào những mảnh giấy màu xanh; Hãy nhảy vào những mảnh giấy màu cam… Nếu bé nhảy sang những mảnh giấy khác so với màu yêu cầu thì bé bị phạm luật.


5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm 4
3. Con đường màu sắc

Bạn cắt những decan nhiều màu sắc và làm thành những con đường như trong hình vẽ. Bạn có thể dán thành đường thẳng, đường cong hay bất cứ hình gì bạn muốn.


5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm 5

Mẹ và bé có hai cách chơi với những con đường màu sắc:


5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm 6

Để bé đi trên con đường theo màu nhất định.

5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm 7
Hoặc cho bé thổi 1 quả bóng đi theo đúng con đường màu sắc nào đó.


4. Ném trúng mục tiêu
Trò chơi này quả thật có hơi bẩn chút xíu nhưng con bạn sẽ thích mê trò đấy! Các bước tiến hành trò chơi như sau:
5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm 8
Vẽ những vòng tròn mục tiêu để trẻ có thể ném vào đó.

5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm 9
Lấy một ít đất sạch trộn với nước tạo thành một thứ tương tự như bùn để làm vật ném cho bé.


5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm 10


5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm 11
Khi chơi, bé sẽ ném vào những ô mục tiêu được yêu cầu.


5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm 12


5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm 13
Tuy sau đó bạn phải dọn dẹp bãi chiến trường khá kinh khủng nhưng được trả giá bằng những nụ cười của con thì cũng thật đáng, phải không nào!?


5. Trò chơi tập rót nước

Nếu hỏi 10 đứa trẻ thì phải có đến 11 đứa thích các trò chơi với nước. Trò chơi này giúp rèn độ khéo léo của đôi bàn tay cho bé và dạy con cách rót nước từ bình ra cốc.


Bạn chỉ cần có một chiếc bình (tốt nhất là bình nhựa để tránh đổ vỡ) và một vài chiếc cốc (tất nhiên cũng nên là cốc nhựa). Để không phải mất công dọn dẹp quá nhiều, bạn nên cho bé chơi trò này ở ngoài sân nhé!


5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm 14

Ban đầu bé có thể phải rót nước bằng cả hai tay và còn làm đổ ra ngoài. Nhưng dần dần bé sẽ đạt tới kỹ năng chỉ cần rót nước bằng một tay mà thôi. Cho đến khi bé thành thạo thì bạn sẽ không cần phải lấy nước cho con nữa mà hãy để trẻ tự làm.


5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm 15



8 trò chơi phát triển trí thông minh kinh điển với trẻ em quốc tế
5 trò chơi ít tốn tiền con bạn nên được trải nghiệm 16







Nguồn bài viết: AFamily.VN