Hiển thị các bài đăng có nhãn ứng xử. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ứng xử. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Cùng điểm xem, mẹ đã dạy con được bao nhiêu điều trong những qui tắc ứng xử và làm người này.


Là một người mẹ, nghĩa là ta phải luôn biết cân bằng trong mọi thứ. Giữa việc nuôi và việc dạy, không được trọng béo tốt, khinh tập đi. Giữa việc dạy “lễ” và dạy “văn”, cũng không được trọng văn toán, khinh lễ nghĩa. Ngày nay, có rất nhiều bà mẹ dạy con tập đọc từ tuổi lên hai, dạy con tiếng anh từ thủa lên ba, dạy con cả bảng cửu chương ngay từ khi bé chưa bước chân vào lớp 1. Mong muốn có con giỏi giang hơn người, điều này không sai. Tuy nhiên, hãy tạm thời bỏ qua chúng một bên, vì, những bài học cuộc sống mới là điều ta cần giải quyết ngay bây giờ. Cùng điểm xem, mẹ đã dạy con được bao nhiêu điều trong những qui tắc ứng xử và làm người này.


1.


Khi đề nghị người khác làm giúp một điều gì đó, con hãy nói “Làm ơn”. Ví dụ, con nói “Cho con xin cốc nước”, thì con nên chỉnh lại ngay là “Mẹ làm ơn cho con xin cốc nước”.


2.


Tỏ thái độ cảm kích và nói Cảm ơn khi con nhận được quà bánh, sự giúp đỡ…bất kể món quà đó con thích hay không, sự giúp đỡ đó là cần thiết với con hay không


3.


Chen ngang và cuộc nói chuyện của người khác là một thói quen xấu. Nếu con muốn nói gì, hãy đợi người lớn nói xong rồi mới được nói. Như vậy, mọi người cũng sẽ nghe ý kiến của con chăm chú hơn.


4.


Nói “Xin lỗi” không hoàn toàn là con sai, mà là con tôn trọng mối quan hệ của con với người đó hơn vấn đề này.


5.


Khi nói chuyện với người hơn tuổi, con đều phải có chữ “” sau mỗi câu nói.


6.


Khi nhai nuốt, con phải ngậm miệng nhai, không nên há miệng nhồm nhoàm.


7.


Khi người lạ cho con quà bánh hay đề nghị dắt con đi khi con bị lạc mẹ thì con nên lịch sự từ chối và đứng yên một chỗ. Mẹ sẽ luôn tìm thấy con, nhanh thôi.


8.


Về sau, con sẽ tiếc những thứ con chưa làm hơn là những thứ con đã làm. Do đó, nếu muốn giơ tay phát biểu, đừng sợ sai, con hãy cứ nói và cô giáo sẽ giúp đỡ con.


Nuôi con quên dạy ứng xử là mẹ “bỏ đi” 1

Dạy con làm người mới là điều chúng ta cần quan tâm (ảnh minh họa)

9.


Tiền rất quan trọng và con cũng có thể được tiêu tiền của mình. Miễn là con phân biệt được giữa thứ con CẦN và thứ con MUỐN.


10.


Nước lọc và rau xanh không những rất ngon mà nó còn giúp con không phải ngồi 1 tiếng trong toilet. Hãy chú ý uống nước và ăn rau mỗi ngày.


11.


Không được lôi người khác ra làm trò cười vì bất kỳ lý do nào. Cũng không nên chê bai hay nói những điều tiêu cực về người khác. Bất kể là nói trực tiếp hay sau lưng. Tất cả mọi người đều có lòng tự trọng và không được làm tổn thương điều đó.


12.


Ngay cả khi con cảm thấy chán với 1 trò chơi hay một câu chuyện nào đó… Hãy ngồi yên lặng và tỏ ra con đang quan tâm. Không được đứng phắt dậy, bỏ đi… khiến người chơi, người kể truyện mất hứng.


13.


Che miệng khi con ho hay hắt hơi và không ngoáy mũi ở nơi công cộng.


14.


Nếu con muốn dời bàn ăn trước khi các thành viên khác ăn xong, nhớ Chào mọi người.


15.


Khi con có bất kỳ thắc mắc nào, cần hỏi và xin phép người lớn ngay. Điều đó giúp con tiết kiệm rất nhiều thời gian.


Bài liên quan:


16.


Một ai đó quan tâm và hỏi han tình hình của con như: sức khỏe, hay học tập… con hãy đáp lại và nhớ quan tâm lại người đó.


17.


Đến nhà bạn chơi hay học nhóm… trước khi ra về con đừng quên chào và cảm ơn bố mẹ bạn.


18.


Hãy gõ cửa và chờ cho đến lúc có phản hồi, trước khi con vào phòng ai đó.


19.


Trước mặt người lớn, không bao giờ được dùng ngôn từ thiếu kính trọng hay tiếng lóng.


20.


Trước khi ăn cơm, con phải mời ông bà, bố mẹ xơi cơm rồi mới được phép ăn.


21.


Nếu con muốn được người khác quan tâm và yêu mến, hãy quan tâm, yêu mến họ trước.

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Ở độ tuổi đến trường, nếu được rèn luyện những quy tắc ứng xử và kỹ năng sống theo lứa tuổi dưới đây, bé sẽ có nền tảng đạo đức, phẩm chất tốt.


1. Cử chỉ văn minh


Cử chỉ văn minh là một trong những yêu cầu cơ bản của con người sống trong xã hội hiện đại. Vì vậy, trẻ cần phải biết một số cử chỉ tối thiểu như: không nhổ nước bọt bừa bãi, không tiểu tiện sai nơi quy định, không gây ồn ào nơi công cộng, biết xếp hàng chờ đến lượt, chấp hành luật giao thông…


Những việc bé phải biết làm trước khi 7 tuổi 1

  

Để rèn luyện cho bé hình thành cách ứng xử văn minh, bạn nên quan sát các phản ứng của bé khi gặp các tình huống cụ thể trong một thời gian. Từ đó, bạn sẽ có những giảng giải và hướng dẫn kịp thời cho bé.


2. Ai cũng có việc phải làm


Bảy tuổi là bé đã vào lớp một được khoảng 1 năm và sau khoảng thời gian này, bé cần nhận ra và hiểu rằng người lớn đi làm, còn trẻ em đến trường. Ai cũng có việc phải làm và có sự phân công rất công bằng. Vì vậy, không có lý do để bé từ chối đến trường hay không tham gia vào các hoạt động tập thể. Khi thấy bé có tính khí thất thường và xuất hiện tâm lý rút lui, bạn nên kiên nhẫn tìm hiểu lý do, đồng thời giúp bé vượt qua.


3. Học tập và vui chơi theo thời gian biểu


Thói quen sắp xếp công việc một cách có trình tự có thể nâng cao ý thức tự giác và hiệu quả học tập, làm việc của một em bé. Nhưng quả thật là khó để bé có thể học bài đúng giờ bởi trẻ nhỏ mải chơi, nhác học không phải là chuyện hiếm thấy.


Những việc bé phải biết làm trước khi 7 tuổi 2

  

Cách tốt nhất để bé dần loại bỏ thói quen xấu này là bạn chủ động nhắc bé về những việc cần làm với khoảng thời gian hạn định, ví dụ: “5 phút nữa là đến giờ học rồi đấy con”, “Xem ti vi 10 phút nữa rồi đi ngủ con nhé!”… Cách nhắc nhở như vậy giúp bé có khoảng thời gian nhất định để chuẩn bị tâm lý.


4. Tự chăm sóc bản thân


Không phải là việc gì to tát hay khó khăn mà đối với một em bé 7 tuổi, “tự chăm sóc bản thân” có thể chỉ là gấp chăn của bé sau khi ngủ dậy, dọn dẹp phòng riêng, sắp xếp góc học tập, trang trí đồ dùng cá nhân, giặt quần áo của mình… Trước khi để bé tự mình làm những việc này, bạn nên hướng dẫn bé và luôn sẵn sàng âm thầm đi sau “giải quyết hậu quả”.


5. Học cách chờ đợi


Học cách chờ đợi là bước khởi đầu để bé rèn luyện tính nhẫn nại và lòng kiên trì. Đối với một số việc bạn nên có “giao ước” trước với bé, ví dụ: xem ti vi sau khi ăn tối, hết chương trình thời sự sẽ cho xem hoạt hình, cuối tuần đi công viên…


Nếu bé chưa có khái niệm về thời gian hoặc có “ác cảm” với chiếc đồng hồ, bạn có thể “mô tả” thời gian bằng ngôn ngữ, như: “Đợi khi nào mặt trời mọc trở lại ba lần nữa, mẹ sẽ cho con đi chơi công viên” hoặc bằng những cách khác mềm mỏng hơn để bé dễ dàng chấp nhận.

 

Theo PLXH

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN