Hiển thị các bài đăng có nhãn ảnh hưởng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ảnh hưởng. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Làm đúng theo nguyên tắc và tránh các lỗi thường gặp khi cho con uống nước hoa quả dưới đây sẽ giúp bé nhà bạn hấp thu được các chất dinh dưỡng có trong các loại quả tốt hơn.


Cho con uống sữa pha với nước hoa quả


Uống sữa pha với nước hoa quả hoặc vừa uống sữa vừa uống nước hoa quả sẽ làm chất protein có trong sữa sau khi kết hợp với axit trong nước hoa quả sẽ bị kết tủa trong dạ dày, không dễ hấp thu vào cơ thể.


Cho rằng nước ép hoa quả tươi cũng giống nước hoa quả đóng hộp


Trong nước hoa quả đóng hộp, thành phần hoa quả tươi không chiếm hoàn toàn mà còn hương liệu và các chất phụ gia thực phẩm khác nữa. Còn nước ép hoa quả tươi được bạn chế biến tại nhà đảm bảo 100% là nước hoa quả nguyên chất.


Sai lầm nghiêm trọng của mẹ khi cho con uống nước hoa quả 1
Chọn nho tím khi cho con uống nước hoa quả lần đầu


Trong nước ép nho tím có nhiều polyphenol có thể ức chế quá trình hấp thu sắt vào cơ thể. Vì vậy, nếu cho bé uống nước nho khi lần đầu uống nước hoa quả có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.


Cho con uống quá 120ml nước hoa quả mỗi ngày


Uống nhiều nước hoặc bú nhiều sữa nói chung không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Thế nhưng nếu uống quá 120ml nước hoa quả mỗi ngày, ngay cả đối với một em bé 5 tuổi, sẽ gây tác hại nhiều hơn là có lợi cho sức khỏe của bé.


Uống nước hoa quả thay cho nước lọc


Dù có nhiều chất dinh dưỡng nhưng nước hoa quả hoa không thể thay thế hoàn toàn nước đun sôi để nguội. Bạn cần nhắc nhở và cho bé uống nước đun sôi để nguội hàng ngày để có chế độ dinh dưỡng cân bằng. Đối với một số loại hoa quả có vị ngọt đậm, còn cần pha loãng với nước lọc.


Đã uống nước ép nên không cần ăn hoa quả


Một số loại hoa quả có chứa nhiều cellulose, dù không hấp thụ được nhưng loại chất này có tác dụng tăng cường nhu động ruột và giúp đại tiện thuận lợi hơn. Ngoài ra, cần phải nghiền, nhai khi ăn hoa quả nên có tác dụng phát triển răng và cơ hàm của bé.


Uống thuốc với nước hoa quả


Một số loại nước ép hoa quả có chứa thành phần hóa học đặc biệt có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu một số loại thuốc, làm giảm hiệu quả chữa trị của thuốc với cơ thể.


Sai lầm nghiêm trọng của mẹ khi cho con uống nước hoa quả 2
Nguyên tắc khi cho con uống nước hoa quả


Thời gian: Sau khi bé được tròn một tháng tuổi là đã có thể cho bé uống nước hoa quả. Thời điểm tốt nhất cho bé uống là khoảng một giờ đồng hồ sau khi bé bú bữa chiều. Chú ý không nên trộn lẫn nước hoa quả vào sữa cho bé bú vì làm như vậy sẽ khiến cơ thể bé rất khó hấp thụ chất dinh dưỡng có trong sữa và trái cây.


Số lượng: Khi bắt đầu cho bé tập uống nước hoa quả, mỗi ngày chỉ nên cho bé uống 1 lần với 5 – 10ml nước ép nguyên chất pha loãng với một chút nước ấm. Sau này, khi bé đã lớn hơn, bạn có thể cho bé uống 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 – 20ml nước hoa quả.


Vệ sinh: Không nên sử dụng nước hoa quả đóng hộp mà dùng hoa quả tươi ép nước là tốt nhất. Hoa quả cần rửa sạch kỹ, gọt vỏ cẩn thận (với loại quả không được vỏ). Các dụng cụ liên quan như bát, thìa, chai, muỗng khuấy, máy ép hoa quả… phải rửa sạch và chần trong nước sôi để tiệt trùng. Nếu không có máy ép hoa quả, bạn có thể dùng thìa và gạc vô trùng để nghiền, lọc lấy nước cốt từ quả.


Quan sát phản ứng cơ thể bé: Khi cho bé uống nước ép của một loại quả, cần quan sát các phản ứng trên cơ thể bé trong 24 giờ đồng hồ như: phân có biến chất không, da có bị nổi mẩn không?… Nếu không có những biểu hiện trên, bạn có thể tiếp tục cho bé uống nước ép từ loại quả đó 7 – 10 ngày, sau đó đổi sang loại quả mới để bé đổi khẩu vị.

 

Theo Pháp luật xã hội 

 

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Những năm gần đây, váng sữa đang trở thành mặt hàng khá phổ biến với người tiêu dùng Việt, đặc biệt với nhiều bà mẹ đang nuôi con nhỏ đây có thể xem là sản phẩm không thể thiếu.


Nắm bắt được tâm lí thích hàng ngoại và nuôi con theo ý kiến số đông của các bà mẹ, trên thị trường gần đây xuất hiện nhiều loại váng sữa và chúng đang được quảng cáo thổi phồng về giá trị cũng như hiệu quả. Phần lớn các loại váng sữa đều được người bán hàng giới thiệu là có hàm lượng vitamin, khoáng chất cao, phong phú, tuy nhiên trên nhãn của hầu hết các sản phẩm này lại không ghi cụ thể hàm lượng từng loại.


Thực tế cũng cho thấy không ít người tiêu dùng vẫn thường xuyên mua và sử dụng váng sữa mà bản thân vẫn băn khoăn về giá trị mà loại thực phẩm bổ sung này có thể mang lại.


Nguy hại khi cho trẻ ăn nhiều váng sữa 1

  

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc mua các loại váng sữa mà không tìm hiểu kĩ nguồn gốc, thành phần đã là một thiếu sót của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nhiều mẹ còn có xu hướng ép con ăn quá mức cần thiết. Điều này có thể sẽ khiến trẻ bị mất cân bằng dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến thói quen ăn cũng như sức khỏe của trẻ sau này.


TS. Nguyễn Đức Minh, Viện nghiên cứu Y – Xã hội học, cho biết, xét về khẩu phần dinh dưỡng, nhìn chung các thành phần chất trong váng sữa không cân đối. Váng sữa không phải là thực phẩm độc hại nhưng không hề tốt cho trẻ khi ăn quá nhiều. Lí do là khi trẻ đã ăn một lượng năng lượng như vậy thì cơ hội để trẻ ăn những thực phẩm khác đầy đủ dinh dưỡng hơn sẽ giảm.


Hơn nữa, thói quen ăn uống được hình thành, ảnh hưởng trong cả quá trình dài từ gia đình, xã hội và đời sống hàng ngày của một cá thể. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, từ lúc còn nhỏ nếu để trẻ hay dùng nước có ga, ăn thật ngọt, thật béo thì thói quen đó thường đồng tồn với trẻ, cứ thế đó là những yếu tố liên quan đến mô hình bệnh tật sau này của cá thể cũng như của cộng đồng. Cụ thể là các bệnh mãn tính không lây, bệnh được gây ra bởi các chất béo như: huyết áp, tim mạch, tiểu đường, thậm chí là loãng xương do tiêu thụ nhiều chất béo.


Vì vây, các chuyên gia cũng khuyến cáo các bà mẹ nên kiểm soát cân nặng của con để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, không nên nghĩ cứ ăn nhiều váng sữa là con sẽ béo tốt, khỏe mạnh. Thông thường trẻ từ 6 tháng có thể sử dụng váng sữa hằng ngày. Tuy nhiên, những trẻ 6 -12 tháng chỉ nên dùng từ một nửa đến một hộp váng sữa mỗi ngày. Còn trẻ trên lớn hơn có thể nâng khẩu phần ăn tùy theo khả năng hấp thụ, nhưng không nên nhiều hơn 2 hộp mỗi ngày. Với những trẻ béo phì, phụ huynh cũng cần tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng trước khi thêm váng sữa vào thực đơn mỗi ngày cho con.


Theo Thuỳ Minh

Vnmedia

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Uống càng nhiều nước mía càng tốt cho con, uống nước có gas để dễ tiêu hóa, ăn nhiều trứng ngỗng cho con thông minh… khiến không ít thai phụ đã rước họa vào thân khi có nguy cơ bị tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ.


Có thai hơn sáu tháng nhưng bụng của chị Y. (Long An) đã “vượt mặt”. Nhìn chị đi khám thai tại một bệnh viện ở TP.HCM, nhiều người nghĩ chị Y. sắp sinh đến nơi rồi. “Bác sĩ đang bảo tôi ăn ít lại, hạn chế đồ ngọt, tinh bột vì em bé to quá. Huyết áp mẹ đang lên, sợ nhiều nguy cơ” – chị Y. phân trần. Có lẽ một phần nguyên nhân của việc này là do chị “mải miết” ăn đồ ngọt, ăn trứng ngỗng.


Người ăn tối đa, người sợ tăng cân


PGS.TS Lưu Thị Hồng – vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em, Bộ Y tế – kể chuyện ăn thứ này khỏe, thứ kia tốt cho thai nhi lan truyền rất nhanh ở phụ nữ mang thai. Một dạo tại một số tỉnh, thành phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…, rất nhiều phụ nữ mang thai “xui nhau uống nước mía” với mong muốn không những con sinh ra sạch sẽ, ít nhớt mà còn bổ dưỡng cho thai nhi về trí tuệ và cả “sắc đẹp” nữa.


Những món bồi bổ sai lầm của thai phụ 1

  

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng – phó chủ tịch Hội Phụ sản khoa và sinh đẻ có kế hoạch VN, chủ tịch Hội Nội tiết sinh sản và vô sinh TP.HCM – cho biết ngoài nước mía, danh sách thực phẩm, thức uống bổ dưỡng mà phụ nữ mang thai nghĩ có thể ăn uống tối đa còn “dài”. Nhiều người ăn quá nhiều đồ ngọt, tinh bột với ý nghĩ để con to, khỏe; uống nước ngọt có gas để không bị táo bón, dễ tiêu hóa. Một số bà mẹ ăn quá nhiều trứng gà, vịt, ngỗng với mong muốn con đẹp, thông minh. Một số bà mẹ khác lại ăn nhiều trứng vịt lộn với mong muốn con “nhiều tóc” hay uống nhiều nước dừa để con “trắng như trứng gà bóc”. Một số phụ nữ lại chỉ ăn thịt, cá, tôm, cua, ăn mặn mà không chịu ăn rau xanh vì nghĩ… rau không có chất gì. Ở chiều trái ngược, nhiều phụ nữ do sợ tăng cân nhiều, sợ “mất dáng sau sinh”, con to khó đẻ lại chọn đến giải pháp ăn kiêng, chỉ ăn tinh bột hoặc trái cây, hạn chế ăn thịt, cá, thậm chí hạn chế cả uống các loại sữa.


Nguy hiểm cho cả mẹ và con


PGS.TS Lưu Thị Hồng cho biết phần lớn trong số phụ nữ “xui nhau uống nước mía” trong thai kỳ mong muốn con sinh ra to để dễ nuôi. Nhưng việc uống nhiều nước mía và các thực phẩm, thức uống có nhiều đường khác chưa hẳn tốt cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Người có đường huyết bình thường uống nước mía sạch thì không có gì là không tốt, nhưng mang thai mà uống quá nhiều thì không nên. Vì thành phần cơ bản của nước mía là đường, uống nhiều đường dễ no bụng, nhiều năng lượng mà dinh dưỡng không nhiều. Trong khi đó, phụ nữ mang thai cần nhiều vi chất, cần ăn, uống đa dạng. Không những vậy, việc tiếp nhận nhiều đường trong thai kỳ còn khiến người mẹ dễ bị đường máu cao, tiểu đường thai kỳ, nguy hiểm đến tính mạng mẹ và con.


“Nhiều phụ nữ cứ thích sinh con to, càng to càng tốt. Nhưng trẻ sinh ra càng to càng nhiều tai biến” – PGS.TS Lưu Thị Hồng cho biết. Theo bà Hồng, những em bé sinh ra với cân nặng từ 3-3,5kg sẽ dễ chăm sóc hơn so với những bé từ 4kg trở lên. Đối với những bé có cân nặng lớn, ngay khi sinh xong đội ngũ y bác sĩ phải theo dõi cơ chế đái tháo đường để không bị hạ đường huyết, nguy hiểm đến tính mạng. Mặt khác, những trẻ có cân nặng lớn còn hay mắc các bệnh về rối loạn chuyển hóa. Tỉ lệ trẻ sinh ra to “bất thường” và tỉ lệ phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ ngày một tăng, một phần cũng có nguyên nhân từ việc bồi bổ sai lầm của nhiều phụ nữ mang thai hiện nay.


Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng phân tích thêm ăn uống trong thai kỳ của phụ nữ mang thai ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cả mẹ và con. Bà từng gặp nhiều trường hợp bị băng huyết sau sinh do thiếu máu khi trong thai kỳ vì sợ tăng cân nhiều nên ăn kiêng. Có trường hợp mẹ bị tiền sản giật, cứu được con thì đã không còn mẹ, thậm chí tử vong cả con lẫn mẹ do mẹ không chịu ăn rau, ăn quá mặn trong thai kỳ. Lại có trường hợp người mẹ uống nước dừa khi bụng đói, ngất xỉu ngay trên bàn siêu âm…


Dinh dưỡng trong thai kỳ cần ăn uống đủ chất, cân đối giữa bốn nhóm gồm: đạm, bột đường, béo và rau củ, trái cây. Việc ăn uống một chất nào quá mức làm mất cân đối bốn nhóm dinh dưỡng đều ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi và tình trạng sức khỏe của mẹ.


Để ăn uống đúng với tình trạng sức khỏe của từng người, bác sĩ Phượng khuyến cáo thai phụ cần khám thai đều đặn. Ngoài những chỉ định, tư vấn thông thường, khám thai đều đặn còn giúp những người mẹ được làm các xét nghiệm dị tật thai nhi, bệnh lý thiếu máu Thalassemia, các bệnh lý trong thai kỳ…

 




Những thực phẩm thai phụ cần tránh


Uống rượu, cà phê vì ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của trẻ; hút thuốc gây tình trạng trẻ nhẹ cân, dễ bị sẩy thai, sinh non; uống trà nhiều làm giảm hấp thu sắt, mẹ dễ thiếu máu…



Theo Mỹ Dung (Tuổi Trẻ)


Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Cách cho trẻ ăn và thời điểm ăn ảnh hưởng lớn đến tác dụng của sữa chua.


Sữa chua từ lâu vốn rất được các bà các mẹ tin dùng cho con vì cho rằng sữa chua tốt, hỗ trợ tiêu hóa, tăng canxi và lại rất lành cho trẻ. Món ăn tưởng chừng đơn giản và quen thuộc nhưng nếu không biết cách, mẹ có thể sẽ làm mất hoàn toàn giá trị dinh dưỡng của sữa chua. Ăn thế nào mới là “chuẩn”? Xin liệt kê những lầm tưởng tai hại của mẹ về sữa chua cho bé


Ăn sữa chua không nên ăn buổi tối


Nhiều chị em đến tối là không muốn cho trẻ ăn sữa chua nữa vì nghĩ rằng tối rồi ăn sữa chua con không hấp thụ được gì, lại phí tiền. Thực ra đây là suy nghĩ rất sai lầm. Không cho trẻ ăn sữa chua buổi tối là mẹ đã bỏ qua “thời điểm vàng” giúp con tận dụng tối đa lượng canxi có trong sữa chua.


Sữa chua cũng giàu canxi như sữa, nhưng nhờ có chứa acid lactic và giữ lại canxi nên sữa chua tốt hơn hẳn sữa thường về vai trò thúc đẩy sự hấp thụ canxi. Nói chung, sau khi ăn tối khoảng 30 phút đến 2 tiếng là thời điểm ăn sữa chua tốt nhất. Tuy nhiên, theo các bác sỹ thì để tối đa hóa hiệu quả của canxi trong sữa chua, tốt nhất là mẹ nên cho bé ăn sữa chua vào bữa tối trước khi đi ngủ.


Lý do: Từ buổi tối đến nửa đêm là thời điểm hàm lượng canxi của cơ thể bé đạt mức thấp nhất nên rất có lợi cho sự hấp thu canxi trong thực phẩm. Cũng trong thời điểm này, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của trẻ ít hơn. Ngoài ra, nếu uống sữa chua trong trạng thái đói nó rất dễ dàng kích thích đường tiêu hóa, khiến dinh dưỡng trong sữa chua chưa kịp hấp thụ hết đã bị bài tiết ra ngoài. Ăn sữa chua sau bữa ăn sẽ giảm kích thích, khiến sữa chua trong dạ dày được hấp thụ một cách từ từ hơn.


Lời khuyên: Mẹ nên lưu ý khi dùng sữa chua vào buổi tối thì cần vệ sinh miệng cho bé sau khi uống hay ăn. Vì sữa chua và các chất có tính axit trong sữa có thể gây hại cho răng trẻ.


5 Lầm tưởng tai hại của mẹ về sữa chua 1

Buổi tối là thời điểm cơ thể trẻ hấp thụ được nhiều canxi từ sữa chua nhất (ảnh minh họa)

Sữa chua càng đặc càng tốt


Hầu hết các bà mẹ tin rằng sữa chua đặc hơn thì tốt hơn. Nhưng trên thực tế sữa chua cô đặc thường được bổ sung với các chất như phân lân tinh bột hydroxypropyl, pectin, gelatin đó không tốt cho sức khỏe của trẻ. Trừ những hộp sữa chua mẹ tự làm cho con thì khái niệm sữa chua càng đặc càng tốt là sai lầm.


Sữa chua cứ chưa mở nắp thì để bao lâu cũng được


Một sai lầm rất lớn của các bà mẹ, đó là tùy tiện ra hàng tạp hóa hay đi siêu thị bỏ vài hộp sữa chua vào giỏ mà quên mất không xem Hạn sử dụng của sữa chua. Đặc biệt, có nhiều mẹ nghĩ sữa chua dưới đáy ghi hạn sử dụng dài, chưa mở nắp thì để bao lâu cũng được nên mua cả chục hộp về cho con ăn dần. Tuy nhiên trên thực tế, sữa chua mua về có thể sử dụng trong 2 tuần nhưng để tốt nhất cho trẻ, mẹ chỉ nên để sữa chua trong vòng 1 tuần.


Theo một chuyên gia trong ngành hóa thực phẩm, người tiêu dùng cần bảo quản sữa chua ở nhiệt độ 6-8 độ C. Để trong môi trường nhiệt độ bình thường, sản phẩm sẽ bị lỏng sau khoảng 30-60 phút, tùy thời tiết. Nếu để ở bên ngoài lâu quá, thì chất lượng sữa chua sẽ bị ảnh hưởng, mùi hương không thơm như ban đầu, vị chua nhiều, trạng thái lỏng, vữa…, vì vậy không nên dùng. Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế lắc, nghiêng hộp mà chưa có ý định ăn để tránh phá vỡ cấu trúc, làm hỏng sữa chua.


5 Lầm tưởng tai hại của mẹ về sữa chua 2

Mua sữa chua mẹ nên lưu ý chọn hộp có Ngày sản xuất gần nhất cho con (ảnh minh họa)

Ăn sữa chua ấm cho con đỡ đau họng


Khi lấy sữa chua từ tủ lạnh, nhiều mẹ thường cho vào lò vi sóng để làm nóng sữa chua hoặc khi lấy sữa chua ra khỏi tủ lạnh thì ngay lập tức nhúng vào nước sôi để ngâm nhằm mục đích tránh con bị đau họng khi ăn. Đó là thói quen sai lầm bởi khi làm nóng, vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ bị giết chết, từ đó làm mất tác dụng của sản phẩm và khẩu vị, giá trị dinh dưỡng cũng giảm đi. Để tránh lạnh, buốt, các mẹ có thể lấy sữa chua ra để ở nhiệt độ thường khoảng 10-15 phút hoặc có thể ngâm vào nước ấm theo công thức 2 sôi 1 lạnh, rồi trộn để nhiệt độ sữa chua đồng đều trước khi cho bé ăn.


Sữa chua hộp và sữa chua nước là như nhau


Hiện nay trên thị trường, ngoài những loại sữa chua lên men từ sữa nguyên chất được đóng hộp dạng dẻo còn có rất nhiều những loại sữa chua dạng nước được gọi với cái tên thông dụng là “sữa uống lên men”. Sữa chua dạng nước có thành phần chủ yếu là sữa bò hoặc bột sữa, đường, axit chua, axit chanh hoặc axit táo, hương liệu, chất bảo quản… Nhiều phụ huynh tin rằng sữa chua và sữa chua dạng nước đều tốt cho sức khỏe của trẻ.


Tuy nhiên, trên thực tế, giá trị dinh dưỡng của 2 loại sữa chua này hoàn toàn khác biệt. Dinh dưỡng trong sữa chua dạng nước chỉ bằng 1/3 so với sữa chua nguyên chất, do đó, không thể dùng thay thế cho nhau.

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Năm, 5 tháng 12, 2013

Nếu bé không thích một món nào đó không có nghĩa là mẹ chịu “đầu hàng” và không bao giờ cho con ăn món đó. Hãy học cách các bà mẹ thông minh xử lý những vấn đề này nhé!


Bé không thích ăn rau


Nên cho bé thử nhiều loại rau khác nhau. Có một số bé không thích loại rau này, cha mẹ có thể thay thế bằng loại rau khác. Nếu bé không thích dưa chuột, có thể cho bé thử ăn bí đao… Nên chuẩn bị 3 bữa chính trong ngày cho bé với ít nhất một món rau. Có thể chế biến rau thành những món có màu sắc và hương vị hấp dẫn để thu hút bé.


Cha mẹ cũng có thể làm gương cho bé vì thái độ tích cực của bố mẹ sẽ ảnh hưởng tốt đến bé. Bạn nên tránh tỏ ra chán ghét một loại thức ăn nào. Nên ăn uống đa dạng trước mặt bé.



Làm gương là cách tốt nhất để trẻ ăn đa dạng thực phẩm. (Ảnh minh họa)

Bé không ăn cá


Các bé thường không thích cá bởi 3 lý do:


- Một là do chứng lười ăn. Không chỉ lười ăn cá, bé còn không hứng thú với những món khác.


- Thứ hai, bé nhầm tưởng rằng, cá cũng giống như thịt bò hay thịt lợn. Dễ bị giắt răng nên sợ không dám ăn.


- Thứ ba, do ảnh hưởng bởi các thành viên khác trong gia đình. Bố mẹ không thích ăn cá nên bé cũng lười ăn theo.


Vì thế, hãy tìm hiểu kỹ nguyên nhân bé lười ăn cá để có cách khắc phục hiệu quả. Chẳng hạn, với bé lười ăn, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng về những loại thuốc uống kích thích bé ham ăn hơn hoặc thuốc có tác dụng củng cố chức năng đường ruột cho bé.


Khi nấu nướng, bạn không nên cho nhiều dầu (mỡ), gia vị, gừng, tỏi khiến món ăn có mùi khó chịu, bé không ăn được.


Khi bé lười uống sữa


Các bé không hào hứng với sữa có thể do 2 lý do:


- Thứ nhất, sữa có mùi “gây”.


- Thứ hai, bé hay bị nôn trớ khi uống sữa.


Sữa chua trộn chung với hoa quả (mùa nào quả ấy) là cách đặc biệt để bé vừa thích sữa, vừa thích quả tươi.


Có thể bé thích sữa ấm hơn sữa lạnh. Tránh cho bé uống sữa lạnh. Sữa ấm tốt cho hệ tiêu hóa của bé hơn sữa lạnh. Vào mùa hè, bạn có thể bảo quản sữa tươi và sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh cho bé. Tuy nhiên, trước khi cho bé ăn, nên để sữa ra ngoài một lát để sữa không còn quá lạnh.



Mẹ cũng cần có một vài mẹo đối với bé kén ăn. (Ảnh minh họa)

Khi bé không thích hoa quả


Nhiều cha mẹ than phiền rằng, bé nhà mình không chịu ăn hoa quả. Có thể do cách cho ăn của cha mẹ chưa hợp lý. Một số bé không thích chuối và táo nhưng lại thích nho, dâu tây, dưa. Một số bé khác lại ưa chuộng mùi vị của nước cam, nước xoài hay nước dưa hấu hơn so với ăn xoài, dưa…


Nếu bé ngán quả tươi, có thể trộn hoa quả với sữa, xay nhuyễn và chế tạo thành nhiều món sinh tố thơm ngon.


Bé không thích trứng


Đa dạng món trứng sẽ khiến món ăn này có hương vị lôi cuốn. Với món trứng dành cho bé, bạn có thể luộc, hấp, rán với bánh mỳ, làm sữa trứng, làm bánh quy, cháo trứng cà chua, hấp trứng với nấm rơm…


Theo PLXH


Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Đây là kết luận từ Viện Nghiên Cứu Bà mẹ và Trẻ em của Na Uy (MoBa) sau một nghiên cứu so sánh mối quan hệ giữa phương pháp sinh và khả năng phát triển của hen suyễn trong giai đoạn 3 năm đầu đời của trẻ.



Trẻ sinh mổ có nguy cơ hen suyễn cao hơn trẻ sinh thường 1


 

Theo thống kê, khoảng 300 triệu người trên thế giới mắc bệnh hen suyễn và căn bệnh này cướp đi sinh mạng của 250 ngàn người mỗi năm. Ngoài việc tác động bởi gen di truyền, các yếu tố môi trường cũng là nguyên nhân gây nên hen suyễn như bụi, thuốc lá, nấm mốc, vật nuôi, thức ăn, thời tiết.

 

Trong nghiên cứu của MoBa, 37.000 bà mẹ hoàn toàn không có yếu tố di truyền với bệnh hen suyễn được đem ra khảo sát với mục tiêu nghiên cứu mối tương quan giữa phương pháp sinh và sự phát triển của căn bệnh hen suyễn lên trẻ. MoBa đã đưa ra kết luận rằng trẻ sinh mổ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn trẻ sinh thường trong ba năm đầu đời, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ trong những năm tháng về sau so với trẻ sinh thường.

 

Mặc dù có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của trẻ được công bố từ rất nhiều nghiên cứu, sinh mổ không vì thế mà có xu hướng giảm đi. Riêng tại Việt Nam, các bệnh viện lớn trong nước như Từ Dũ, Phụ Sản Hà Nôi, Bạch Mai, tỉ lệ sinh mổ ngày càng gia tăng và chiếm tỉ lệ xấp xỉ 50%-60%. Một phần nhỏ các ca sinh mổ là do sản phụ chủ động vì lí do thẩm mĩ, tâm lí sợ đau, chủ động giờ sinh; phần đông các ca thường được chỉ định trong những trường hợp biến chuyển xấu trong khi sinh như suy thai cấp, vỡ ối sớm hay giục sinh thất bại hoặc trong quá trình mang thai xảy ra hiện tượng bất thường như bất xứng đầu chậu, nhau quấn cổ hay ngôi thai bất thường. 

 

Trẻ sinh mổ và hệ miễn dịch

 

Những tiến bộ của y học ngày nay giúp sinh mổ ngày càng trở nên an toàn, nhanh chóng, chủ động và vì thế đang có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, việc một em bé sinh mổ có hệ miễn dịch kém hơn dẫn đến nguy cơ mắc một số bệnh cao hơn (bao gồm bệnh hen suyễn như trong nghiên cứu của Moba) là điều không phải bà mẹ sinh mổ nào cũng biết.

 

Giải thích cho nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của trẻ sinh mổ yếu hơn trẻ sinh thường, Ths. BS Lê Quang Thanh – Giám đốc Bệnh Viện Từ Dũ – chia sẻ: “Đường sinh tự nhiên của mẹ (qua âm đạo) có chứa nhiều vi khuẩn có ích giúp kích thích hệ vi sinh đường ruột cho trẻ. Đối với trẻ sơ sinh, hệ vi sinh đường ruột đóngvai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Trẻ sinh mổ không đi qua đường âm đạo nên không được tiếp xúc với những vi khuẩn có ích này khiến hệ vi sinh đường ruột chậm kích hoạt hơn. Ngoài ra, việc chậm được tiếp xúc với các kháng thể có ích trong sữa mẹ do phải cách ly 4 – 5 giờ sau sinhcũng là nguyên nhân cho việc chậm kích hoạt hệ miễn dịch của trẻ. Một em bé sinh thường mất 10 ngày để hoàn thiện hệ miễn dịch trong khi quá trình này mất 6 tháng ở một em bé sinh mổ.”

 

Bên cạnh việc sở hữu một hệ miễn dịch chậm phát triển hơn, trẻ sinh mổ do không đi qua đường sinh tự nhiên của mẹ, lồng ngực không bị ép chặt để vắt sạch nước ối từ phổi nên có nguy cơ tồn dịch trong phổi dẫn đến khò khè, suy hô hấp cấp và tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp sau này. Ngoài ra, thay vì chỉ phải nằm viện 3 ngày như trẻ sinh thường, thời gian nằm viện của trẻ sinh mổ thường là 5 đến 7 ngày nên trẻ sinh mổ phải tiếp xúc với nhiều vi khuẩn gây bệnh trong môi trường bệnh viện, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

 

Lời khuyên để chăm sóc trẻ sinh mổ

 

Hiểu được những khó khăn trẻ sinh mổ có nguy cơ gặp phải, mẹ cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận và chu đáo trong giai đoạn đầu đời để “bù đắp” cho thiệt thòi của trẻ, đặc biệt là hệ miễn dịch.

 

Ths. BS Lê Quang Thanh cho biết thêm: “Để đảm bảo sự cân bằng giữa vi khuẩn có ích và vi khuẩn có hạitheo tỉ lệ 85% và 15% (mức độ chuẩn của một cơ thể khỏe mạnh), chỉ cần cho trẻ bú mẹ sớm nhất có thể và bú mẹ hoàn toàn ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Trong điều kiện không cho phép bú sữa mẹ hoặc được chỉ định dùng sữa công thức, mẹ có thể tìm đến sự hỗ trợ của các loại sữa có công thức tương tự như sữa mẹ, có chứa oligosaccharides (lcFOS & scGOS) – một trong những thành phần chính của sữa mẹ giúp ức chế sự gia tăng của các vi khuẩn có hại và kích thích các vi khuẩn có ích phát triển, xây dựng và hoàn thiện hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sự phát triển của hệ miễn dịch, giảm khả năng nhiễm trùng và dị ứng cho trẻ”.

 

Với những phân tích trên đây, hy vọng các mẹ có cái nhìn đúng và đủ đối với vấn đề sinh mổ cũng như có cách chăm sóc hợp lý cho hệ miễn dịch của trẻ – nền tảng cho sự phát triển sức khỏe lâu dài.

 


Trẻ sinh mổ có nguy cơ hen suyễn cao hơn trẻ sinh thường 2



 

Nguồn bài viết: AFamily.VN