Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồ chơi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồ chơi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

4 tháng tuổi, bé có thể làm được những gì? Hãy tham khảo những mốc quan trọng dưới đây để giúp bé phát triển và học hỏi tốt hơn.

Bé có thể làm gì ở mốc 4 tháng tuổi này?


Xã hội/ Cảm xúc


- Cười có ý thức, đặc biệt là cười với người khác.
- Bắt chước một vài chuyển động và biểu cảm gương mặt như cười hoặc cau mày.
- Thích chơi với người khác và có thể khóc nếu ngừng chơi.


Các mốc phát triển bình thường của bé 4 tháng tuổi 1

Ngôn ngữ/ Giao tiếp


- Bắt đầu bập bẹ.
- Bập bẹ kèm theo cảm xúc và bắt chước âm thanh bé nghe thấy.
- Khóc bằng nhiều kiểu khác nhau để thể hiện bé đói, đau, mệt.


Nhận thức (học hỏi, suy nghĩ, giải quyết vấn đề)


- Thể hiện cho bạn biết khi bé buồn hay vui.
- Phản ứng lại với những tác động bên ngoài.
- Với đồ vật bằng một tay.


Các mốc phát triển bình thường của bé 4 tháng tuổi 2

- Kết hợp giữa tay và mắt, ví dụ nhìn đồ chơi và đưa tay ra với.
- Mắt nhìn theo vật chuyển động từ bên này sang bên kia.
- Nhìn gương mặt người khác một cách chăm chú.
- Nhận ra người thân và đồ vật ở khoảng cách nhất định.


Vận động/ Phát triển thể chất


- Nâng đầu lên một cách chắc chắn, không cần trợ giúp.
- Dồn lực xuống chân khi đặt bé đứng trên mặt phẳng cứng.
- Cho bé nằm úp bé có thể lẫy về vị trí nằm ngửa.


Các mốc phát triển bình thường của bé 4 tháng tuổi 3

- Có thể cầm một thứ đồ chơi và lắc.
- Cho tay vào mồm.
- Khi nằm úp, dồn lực vào khủy tay rướn lên.


Bạn có thể làm gì để giúp bé phát triển


- Ôm và nói chuyện với bé; cười và luôn vui vẻ trong lúc bạn làm.
- Lập thời gian biểu chặt chẽ cho việc ăn và ngủ của bé.
- Hãy lưu tâm tới những gì bé thích và không thích; bạn sẽ biết được cách đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của bé và biết những gì bạn có thể làm để bé vui.
- Bắt chước những âm thanh của bé.
- Tỏ ra hào hứng và cười với bé mỗi khi bé của bạn phát ra âm thanh.
- Có những khoảng thời gian yên tĩnh đọc sách và hát cho bé nghe.
- Đưa cho bé đồ chơi hợp với lứa tuổi, ví dụ như xúc sắc hoặc tranh ảnh màu.
- Chơi các trò chơi ví dụ như ú òa.


Các mốc phát triển bình thường của bé 4 tháng tuổi 4

- Tạo không gian an toàn cho bé để bé với đồ chơi và khám phá xung quanh.
- Đặt đồ chơi gần bé để bé có thể với hoặc đá chân.
- Đặt đồ chơi hoặc xúc sắc vào trong tay bé và dạy bé nắm lấy.
- Giữ bé đứng thẳng trên mặt sàn, hát hoặc nói chuyện với bé trong lúc bé ‘đứng’ có sự hỗ trợ.


Hãy trao đổi với bác sỹ nếu bé của bạn có những biểu hiện sau:


- Không nhìn theo vật khi vật chuyển động.
- Không cười với người khác.
- Không cất được đầu lên một cách chắc chắn.
- Không ú ớ hoặc phát ra âm thanh.
- Không cho tay vào miệng.
- Không dồn lực xuống chân khi đặt bé đứng trên mặt phẳng cứng.
- Có vấn đề trong việc chuyển động một hoặc 2 mắt theo các hướng.



Các mốc phát triển bình thường của bé 2 tháng tuổi
” target=”_blank”>Các mốc phát triển bình thường của bé 4 tháng tuổi 5

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Các nhà nghiên cứu người Mỹ cho biết nếu có 9 dấu hiệu dưới đây thì bạn cần xem lại cách chăm sóc con của mình bởi bé đang bị quan tâm quá mức.


1. Thường xuyên can thiệp vào thời gian chơi của con


Can thiệp vào thời gian chơi của con nên hiểu là khi bé đang chơi với bạn, nếu xảy ra tranh cãi, xung đột với bạn thì bố mẹ lập tức đứng ra bênh vực hoặc tìm cách dàn xếp vụ xung đột một cách êm xuôi bằng nhiều biện pháp. Ngay cả khi bé chơi một mình với đồ chơi thì bố mẹ cũng luôn sẵn sàng “ra tay” nếu bé không sắp xếp đồ chơi như ý muốn.


Cách quan tâm con như thế này đích thực là làm hại con nhiều hơn là yêu con, bởi sự can thiệp của bố mẹ ngay cả trong thời gian chơi đùa, giải trí sẽ làm bé mất dần tính tự chủ và không rèn luyện được khả năng độc lập giải quyết những rắc rối nho nhỏ xung quanh mình.


2. Luôn kiểm soát đồ ăn của con


Nếu con chán ăn, không lên cân và ngày càng gầy yếu (hoặc bé bị béo phì) thì mới là lúc bạn cần lo lắng xem con ăn những gì, ăn như thế nào và nhanh chóng hỏi ý kiến bác sĩ. Nhưng nếu bé không nằm trong những trường hợp trên thì không phải lúc nào bạn cũng ý kiến về món ăn trong mỗi bữa của con. Hãy tôn trọng sở thích và khẩu vị cá nhân của bé, dù nó có thể hơi khác với quan điểm dinh dưỡng của bạn.


3. Tranh luận về cách ăn mặc của con


Bố mẹ không nên quá khắt khe trong chuyện ăn mặc của con cái và càng nên tránh đưa ra yêu cầu lúc nào phải mặc quần áo gì. Ở lứa tuổi thiếu niên và đặc biệt là với các bé nhi đồng, bố mẹ nên đứng trên quan điểm của con để nhìn nhận về thời trang và cách ăn mặc, không nên áp đặt cách nhìn của người cách các bé đã mấy thế hệ.


9 dấu hiệu cho thấy bạn đang quan tâm con quá mức 1

4. Làm hết việc nhà cho con

Vì thương con học hành vất vả (không có cả thời gian để chơi), thương con sức yếu, nhà có người giúp việc và vô số lí do khác được các bậc cha mẹ đưa ra để giải thích cho việc con mình không cần làm việc nhà. Trên thực tế, không phải lúc nào việc học tập cũng chiếm quá nhiều thời gian của trẻ con như thế và việc nhà không có gì quá sức đối với một đứa trẻ. Làm việc nhà cũng là trải nghiệm để con trẻ có thể hình thành khả năng tự giải quyết vấn đề của mình cũng như biết cách sắp xếp thời gian hợp lí.


5. “Chạy” điểm cho con


Điểm số nên được coi là chuyện riêng giữa các bé và thầy, cô giáo. Bố mẹ chỉ nên tạo mọi điều kiện để con phát huy năng lực trong các môn học, giành được thành tích tốt hơn mà cần tránh tuyệt đối chuyện “chạy” điểm, nâng cao thứ hạng của con. Điểm số chưa phải là tất cả, vì vậy đừng vội lo lắng khi con bị điểm thấp, quan trọng là hãy xem bé xử lý việc này như thế nào, có rút kinh nghiệm và cố gắng học hành hơn không.


6. Thường xuyên gọi điện thoại kiểm tra


Bố mẹ không cần giám sát từ xa đối với mỗi hành động của con qua chiếc điện thoại. Làm như vậy, trước hết là bạn đang cho con thấy bố mẹ không tin tưởng bé. Thứ hai, con sẽ tìm ra cách để đối phó với những câu hỏi căn vặn qua điện thoại của bạn, dần dần bé còn có thể nói dối trơn tru mà không cảm thấy áy náy trong lòng.


7. Yêu cầu con phải “tường trình” các hoạt động trong ngày


Trừ khi đang nghi ngờ con về một việc gì đó rất nghiêm trọng, bạn mới bắt bé làm bản tường trình chi tiết các hoạt động trong ngày. Còn nếu không thì nên hạn chế tuyệt đối các cuộc hỏi cung, căn vặn xem trong ngày bé đã đi những đâu, làm gì, với ai… Bởi con bạn là một đứa trẻ luôn cần sự yêu thương chứ không phải phạm nhân cần người giám sát.


8. Xem trộm các bí mật của con


Lục đồ, đọc lén nhật kí của con là sự xâm phạm nghiêm trọng đời sống riêng tư của một đứa trẻ. Tệ hại hơn là sau khi biết các bí mật của con, bạn lại đem chúng ra làm lí do để trách phạt bé. Bé sẽ cảm thấy bị xúc phạm và tổn thương. Tình cảm giữa bé và bạn rất có thể bị ảnh hưởng không nhỏ. Theo các chuyên gia tâm lí trẻ em, bạn có thể quan sát, “theo dõi” con từ một khoảng cách nhất định, không cần thiết phải tìm mọi cách để biết mọi bí mật của con mới hiểu và bảo vệ được con.


9. Chọn hộ trường học cho con


Ở lứa tuổi mẫu giáo, nhi đồng thì việc chọn trường học cho con có thể do cha mẹ toàn quyền quyết định. Thế nhưng, khi con bạn lên cấp II, cấp III và đặc biệt là học đại học, hãy tôn trọng mong muốn của con. Đừng vì trường chuyên lớp chọn hay vì danh tiếng của trường mà ép con phải theo ý kiến cá nhân của bạn, nên nhớ có câu “Ước mơ cha đè nát cuộc đời con”.

 

Theo Pháp luật xã hội 

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Nuôi con là cả một hành trình gian khổ. Và có những sự thật sẽ không bao giờ bạn biết được khi chưa làm mẹ.


1. Bạn có thể sẽ nấu rất nhiều món ngon bổ, nhưng sự thật là món ăn khoái khẩu của nhiều bé lại là món khoai tây chiên.


2. Càng dỗ dành cưng nựng khi bé ngã thì bé lại càng khóc to hơn.


3. Càng mua nhiều đồ chơi, sự tập trung của bé càng giảm.


4. Trẻ 3 tuổi làm quen với điện thoại di động rất nhanh.


15 sự thật chỉ đến khi làm mẹ bạn mới biết 1

5. Món đồ chơi đồng hồ cát có thể giúp bé để yên cho bạn 1 lúc đủ để bạn đi pha 1 tách trà.

6. Dạy bé ngồi bô cũng cần đúng thời điểm. Có trẻ 1 tuổi thích đi bô, nhưng có trẻ phải 3 tuổi. Nếu không đúng thời ông hiểm, việc huấn luyện cho trẻ ngồi bô sẽ rất khó khăn vì trẻ không hợp tác.


7. Một ngày đẹp nhất trong cuộc đời bạn không phải là khi bé sinh ra mà là lần đầu tiên chúng ngủ tròn 1 giấc đêm.


8. Một bà mẹ đang mệt mỏi sẽ cực kì tức giận khi ai đó gây ồn ào làm đứa trẻ thức giấc.


9. Việc ngủ 6 tiếng/ 1 đêm là thường xuyên xảy ra và nếu 1 hôm nào đó được ngủ đủ 8 tiếng, bạn sẽ cảm thấy mình trẻ lại rất nhiều khi thức dậy.


10. Càng ngày bạn càng thấy nể mẹ mình khi mà bà có thể quán xuyến gia đình trong khi người chồng thì rất hiếm khi giúp đỡ việc nhà.


11. Bạn sẽ cảm thấy mình được trẻ ra chục tuổi khi có một kì nghỉ ở 1 bãi biển tuyệt đẹp và không phải vướng bận con cái.


15 sự thật chỉ đến khi làm mẹ bạn mới biết 2

  

12. Bạn sẽ thường xuyên tự hỏi: Làm thế nào mà các ông bố bà mẹ có thể ban ngày đi làm ở cơ quan, tối về làm việc nhà, nhưng đêm thì thức dậy đến 3 lần khi mà con họ quấy vì mọc răng?


13. Tôi từng thề thốt sẽ không cho Annie nhà tôi đến những cửa hàng như KFC, Mc Donald’s vì những độc hại của fast food. Tuy nhiên, đã rất nhiều tối thứ 7, trời mưa tầm tã, ngại ngần nấu nướng, tôi đã không thể giữ đúng lời thề đó.


14. Những người từng nói không bao giờ cho con xem ti vi vì sợ con thụ động, không thích giao tiếp bên ngoài… đều là nói dối.


15. Bạn được quyền coi mình đã đạt thành công vĩ đại khi bé nhà bạn có thể tự dọn đồ chơi hoặc dọn chén bát khi ăn xong.

 

Theo Pháp luật xã hội

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Đồ chơi của bé cần phân thành 5 loại như dưới đây để có cách làm sạch tương ứng.


Theo các chuyên gia y tế, bạn chọn một ngày Chủ nhật trong mỗi tháng để tiến hành làm sạch đồ chơi của con. Bạn nên cho bé tham gia hoạt động này, lúc đầu bé có thể chỉ giữ vai trò “quan sát viên” nhưng dần dần hãy để bé vào cuộc và trở thành “diễn viên” chính, còn bạn chủ yếu hướng dẫn và hỗ trợ con khi cần thiết. Hãy biến mỗi lần vệ sinh đồ chơi là một buổi vui chơi, thư giãn của cả bạn và bé nhé.


1. Thú nhồi bông


Hòa chất tẩy rửa hoặc bột giặt vào thùng, xô hoặc chậu to tùy theo số lượng và kích thước của thú nhồi bông. Khuấy nước trong thùng cho đến khi hòa tan chất tẩy rửa hoặc bột giặt, thấy bọt nổi trên mặt nước là được. Nhúng lần lượt từng con thú nhồi bông vào dung dịch và ngâm trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó bạn tiến hành giặt tay hoặc cho vào máy giặt rồi đem phơi kỹ dưới nắng để làm khô.


Mẹo làm sạch đồ chơi nhanh chóng, tránh mầm bệnh cho con 1

2. Đồ chơi nhựa

Đồ chơi nhựa là loại đồ chơi phổ biến nhất và rất dễ bị vấy bẩn. Bạn có thể dùng dung dịch chuyên dụng làm sạch bình sữa của bé để vệ sinh loại đồ chơi này. Cách làm là nhúng bàn chải vào dung dịch rồi cọ sạch từng chỗ bẩn trên đồ chơi, sau đó rửa kỹ với nhiều lần nước rồi phơi khô trong túi lưới.


Mẹo làm sạch đồ chơi nhanh chóng, tránh mầm bệnh cho con 2

3. Đồ chơi gỗ

Đồ chơi gỗ thường bị nấm mốc nếu bé dùng lâu ngày, đặc biệt là với môi trường có khí hậu nóng ẩm nhiệt đới như Việt Nam. Các bước làm sạch đồ chơi gỗ cũng tương tự như đối với đồ chơi nhựa nhưng chú ý sau khi xả nước xong, cần dùng vải thấm hút tốt để lau kỹ từng bề mặt trên đồ chơi. Chỉ nên phơi đồ chơi gỗ ở nơi râm mát, thoáng gió, không nên để lâu dưới ánh nắng mặt trời sau khi vừa bị nhúng ướt để tránh làm nứt gỗ.


Mẹo làm sạch đồ chơi nhanh chóng, tránh mầm bệnh cho con 3

4. Đồ chơi dùng pin

Làm sạch đồ chơi chạy bằng pin hoặc phải sạc điện hơi “phiền phức” một chút. Trước khi làm sạch đồ chơi, bạn cần tháo bỏ tất cả pin hoặc đầu sạc, sau đó lau bằng vải khô. Muốn khử trùng hoàn toàn loại đồ chơi này, có thể sử dụng một miếng gạc vô trùng và cồn y tế 75 độ, sau đó để ở nơi thoáng khí cho bay hết hơi cồn mới cho bé tiếp tục chơi.


5. Đồ chơi ngoài trời


Một số gia đình có vườn nhà hay đặt xích đu, cầu trượt và một số đồ chơi ngoài trời khác để con có thể vui chơi ngay tại nhà. Do để ở ngoài trời nên loại đồ chơi này cần thường xuyên làm sạch, đặc biệt là sau khi trời có mưa, giông hoặc lâu ngày không sử dụng.


Chỉ cần khăn, xà phòng và nước là có thể cọ rửa sạch sẽ các loại đồ chơi ngoài trời rồi. Tuy nhiên, do kích thước tương đối lớn nên khối lượng công việc lau chùi, cọ rửa khá vất vả với sức của một em bé. Vì vậy, bạn nên chịu trách nhiệm chính trong việc làm sạch, còn bé chỉ hỗ trợ một số việc lặt vặt hoặc tham gia hỗ trợ theo hướng dẫn của bạn mà thôi.

 

Theo Pháp luật xã hội

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Tiền mua đồ chơi cho bé cũng chiếm một phần kha khá nếu bạn không biết tiết kiệm. Dưới đây là 5 gợi ý để cha mẹ mua đồ chơi cho con hiệu quả mà ít tốn kém nhất.


1. Không mua đồ chơi tùy hứng


Nhiều người mẹ bị quyến rũ bởi các loại đồ chơi đầy màu sắc (nhất là hàng giảm giá) nên dễ dàng rút “hầu bao” ngay. Chưa kể, bé còn nhận được nhiều đồ chơi là quà của người thân tặng dịp sinh nhật, ngày Tết thiếu nhi, Tết trung thu… Do đó, nếu không biết “kiềm chế” rất có thể bạn sẽ “khuôn” về nhà một loạt đồ chơi mà trùng với những thứ bé sắp được tặng.


5 mẹo tiết kiệm tiền khi mua đồ chơi cho con 1

2. Đừng vội ham đồ rẻ

Nhiều loại đồ chơi được giới thiệu với giá rẻ hơn nhiều so với hàng chính hãng. Tuy vậy, bạn cần cẩn thận xem xét chất lượng của chúng. Bạn đừng vội “ôm” về hàng rẻ để sau đó, lại xếp xó không dám cho bé chơi vì đồ chơi nhanh vỡ, hỏng hoặc có mùi sơn nồng nặc…


5 mẹo tiết kiệm tiền khi mua đồ chơi cho con 2

3. Cho các bé chơi chung

Hãy tập hợp một số bé lại rồi cho các bé chơi chung. Mỗi bé có một số đồ chơi riêng nên khi chơi chung, bé có thể được chơi những loại mà mình không có.


5 mẹo tiết kiệm tiền khi mua đồ chơi cho con 3

4. Cẩn thận đồ chơi đắt tiền

Với các bé, đồ chơi đắt tiền chưa hẳn là đồ chơi tốt và hỗ trợ bé phát triển tốt nhất. Tiêu chí chọn đồ chơi cho con luôn phải là an toàn, phù hợp với lứa tuổi, có những mục đích nhất định như phát triển giác quan cho bé, giúp bé nhận biết màu sắc – con số… Bởi vậy, những đồ chơi đắt tiền có khi không tốt cho bé bằng đồ chơi có mức giá vừa phải.


5 mẹo tiết kiệm tiền khi mua đồ chơi cho con 4

5. Đừng mua quá nhiều một lúc

 

Một số đồ chơi bé thích lúc này nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, bé sẽ chán. Bởi vậy nếu bạn mua một đống đồ chơi cùng lúc thì sẽ rất lãng phí.

 

Theo Pháp luật xã hội

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Tôi muốn bày các mẹ chiêu trị những câu cãi “không biết học ở đâu ra” của trẻ.


Có con biết nói líu lo thì thích lắm, vậy nhưng cứ để con nói đến năm 5 tuổi là các bà mẹ sẽ “phát chán” vì những lý sự cùn và các câu nói bướng bỉnh của bé. Tôi là một ví dụ điển hình. Bim – con trai tôi mãi 20 tháng mới biết nói. Ngày nghe con gọi tiếng mẹ đầu tiên, tôi mừng “rơi nước mắt”. Vậy nhưng bây giờ, tôi thường xuyên phải mệt mỏi vì cu cậu nói nhiều, nói dai và nói liên tục cả ngày. Đặc biệt là vào giai đoạn đi mẫu giáo, con trai tôi càng học được thêm nhiều “mẫu câu” mới khiến tôi nhiều khi cũng phải “mắt tròn mắt dẹt” vì không biết con học ở đâu ra.


Tôi xin kể ra đây những câu cãi của con và cách trị trẻ hay cãi bướng:


“Của con cơ mà”


Bất cứ khi nào Kem – con gái thứ hai của tôi (2,5 tuổi) có món đồ gì là y như rằng cu anh sẽ đòi có cho bằng được, ngay cả khi đó là con gấu gỗ Bim đã để bụi mù trong hộp đồ chơi đến nửa năm trời. Vậy nhưng điều làm tôi bực mình là Bim thậm chí đòi cả những đồ con không thể dùng nổi, ví dụ như cái gặm nướu của em đã từ lâu lắm.


Có lẽ, giải pháp của nhiều bà mẹ, sẽ là luôn mua mỗi thứ 2 cái “cho công bằng”. Vậy nhưng tôi không làm như vậy. Con trai tôi cần công bằng, nhưng cũng cần bỏ thói ích kỷ. Do đó, tôi dạy con cảm giác thích một cái gì đó nhưng bị người khác từ chối cho mượn:


- Bạn Minh có xe cẩu rất đẹp, con muốn mượn bạn chơi một chút, nhưng bạn không cho, con rất buồn đúng không?


Bim sẽ trả lời: “Dạ, đúng ạ”. -


- “Nếu bạn cho con mượn xe cẩu chơi một chút, thì con có trả lại cho bạn sau khi chơi xong không?”.


- “Dạ, có”.


- “À, vậy nếu con là bạn Minh, con không cho bạn mượn xe cẩu chơi, bạn có buồn không?”.


- “Dạ, có ạ”


- “Thế em muốn chơi đồ chơi của con rồi trả lại, mà con từ chối, thì em có buồn không?


…Lúc đấy, Bim sẽ hiểu được cảm nhận của người khác và biết cách cho đi để nhận lại.



Trả lời những câu cãi của trẻ sao cho thuyết phục không khó (ảnh minh họa)

“Các bạn không thế, sao con phải thế”


Bắt con đi ngủ trong khi Bim vẫn còn một tập phim chưa xem xong quả là một điều khó khăn. Nhất là khi bé đến lớp và biết bạn bè mình vẫn còn đang thức, không bị bố mẹ bắt đi ngủ và ngồi xem say sưa. Điều đó sẽ khiến trẻ có cảm giác không công bằng. Tôi không thể bắt những đứa trẻ ở lớp Bim đi ngủ đúng giờ. Vậy làm thế nào cho con cảm thấy công bằng?


Đừng ép trẻ! Mỗi khi con tỏ ra như vậy, tôi hay thường ngồi nói chuyện nhẹ nhàng nhưng nghiêm túc với con, rằng “Mẹ chẳng muốn dậy sớm đi chợ, nhưng mẹ cần phải làm như vậy vì nếu mẹ không đi thì làm sao có cơm cho Bim. Và Bim cũng thế. Có đôi khi những điều con không MUỐN, con vẫn phải làm. Vì đó là điều con CẦN. Bim cần phải đi ngủ đúng giờ để mai có thể dậy đi học”.


Thường những lúc như vậy, Bim thường nhìn mẹ ra vẻ “con biết rồi” sau đó đi ngủ. Nếu lần sau Bim vẫn tái diễn trò “các bạn không thế, sao con phải thế”, tôi sẽ chỉ trả lời đơn giản “Lần trước mẹ đã giải thích cho Bim rồi đúng không? Tại sao í nhỉ?” là Bim ngay lập tức nhớ lại bài học về MUỐN và CẦN.


“Sao mẹ cứ bắt con làm thế?”


Bim đến tuổi thích “lý sự cùn”. Vì vậy, nếu tôi sai con làm gì mà bé không thích, y như rằng tôi sẽ phải nghe được câu nói “sao mẹ cứ bắt con phải làm thế?”. Thông thường ở trong tình huống này, nhiều phụ huynh sẽ không biết phải trả lời sao và do đó, đáp lại con ngắn gọn là “Vì bố mẹ nói thì con phải nghe”. Tôi thì khác. Tôi hướng đến sự công bằng và sự hào hứng được giúp đỡ mẹ của con.


Bằng cách nào? Nếu tôi nói con làm một việc là trách nhiệm của bé, ví dụ như đi dọn đồ chơi, mà con không làm. Thì tôi sẽ làm cho con. Sau đó yêu cầu con làm việc của tôi, ví dụ như đi vào bếp nhặt và rửa rau. Đương nhiên con trai tôi sẽ nói là “không công bằng, đấy là việc của mẹ cơ mà”. Nhưng tôi sẽ đáp lại con “Thế liệu có công bằng cho mẹ không khi phải đi dọn đồ chơi cho con?”. Những lúc như vậy, Bim thường không thể lý sự tiếp và sẽ ngoan ngoãn đi làm. Có thể bé sẽ làm trong ấm ức, nhưng những lời khen ngợi, động viện Bim sau đó như “Bim làm việc của mẹ mà cũng khéo ghê. Rau xào hôm nay chắc sẽ ngon đây” thì con sẽ quên ngay chuyện phải “dỗi” mẹ.


“Con muốn ăn/đi chơi/mua cái này ngay”


Cứ tưởng tượng, khi tôi đang nấu cơm tối thì Bim lại chạy ra đòi ăn kẹo hay khi ở siêu thị, khi đang đi mua đồ, Bim lại đòi mua đồ chơi. Nếu tôi nói với con là “để ăn tối xong rồi ăn kẹo”, hay “lần sau mẹ sẽ mua cho con”…y như rằng cu cậu sẽ nói “Nhưng con muốn ngay bây giờ” và sau đó là một tràng dài tranh luận kiểu như “Ăn kẹo bây giờ lát không ăn được cơm” – “Nhưng con ăn kẹo vẫn ăn được cả cơm”, “Con đói quá không chịu được”, “Con chỉ ăn một cái thôi”


Trẻ con thường cố tranh luận bằng được và đối với con, ai là người nói câu cuối cùng sẽ là người thắng. Do đó, tôi thường không trao đổi nhiều với con những lúc như thế này. Tôi luôn giữ quan điểm nhất quán, chỉ trả lời một lần kèm lý do đầy đủ. Không bao giờ tôi nói thêm câu thứ hai. Cách làm này sẽ khiến Bim biết được quan điểm của mẹ và thôi nghĩ rằng nếu cứ kì kèo thì sẽ đạt được ý muốn. Đương nhiên, nếu tôi đã nói với con là “Không, để ăn tối xong rồi ăn kẹo” thì đúng là ăn tối xong Bim sẽ có kẹo ăn. Làm như vậy, con sẽ có thêm 1 tầng tin tưởng vào lời nói của mẹ và biết rằng lời mẹ nói luôn nhất quán và có hiệu lực.

 

Theo Khám phá

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Charles Gerba, giáo sư vi sinh học tại Đại học Arizona (Hoa Kỳ) khuyến cáo các bà mẹ về những “điểm nóng” mang mầm bệnh trong phòng của bé.


1. Thảm trải sàn


Thảm trải sàn trong phòng bé hoặc nơi bé hay chơi đùa dù làm bằng chất liệu gì cũng rất dễ là nơi trú ngụ lý tưởng của bụi bẩn và vi trùng, vi khuẩn. Nhưng đây cũng là nơi bé tiếp xúc nhiều lần trong ngày với tất cả các bộ phận, từ chân, tay, bụng, lưng, đầu cho đến mắt, mũi, tai…


Vì thế, mỗi lần thảm trải sàn bị đổ thức ăn hoặc dây bẩn trên bề mặt, bạn cần làm sạch ngay vi khuẩn, vi trùng không có điều kiện sinh sôi và gây bệnh. Cũng cần hút bụi và làm sạch thảm 3 – 4 lần mỗi tuần để “đuổi” các tác nhân mang mầm bệnh cho bé nêu trên. Ngoài ra, bạn cũng nên giặt thảm, phơi nắng hoặc thay mới tối thiểu 3 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe cho bé.


2. Đồ chơi


Các bé rất hay ngậm đồ chơi trong miệng rồi làm rớt xuống sàn, sau đó nhặt lên rồi lại cho vào miệng. Như vậy, đồ chơi có thể tiếp xúc trực tiếp với cơ thể và các khí quan của bé nên rất dễ trở thành vật trung gian truyền mầm bệnh cho bé.


Bạn cần thường xuyên lau chùi, làm sạch và đảm bảo trước khi bé tiếp xúc, đồ chơi đã được vệ sinh sạch sẽ. Với đồ chơi bằng nhựa cứng, bạn có thể cho vào máy rửa bát để làm sạch và sấy khô, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức hơn. Ở các nước phương Tây, các bà mẹ còn khử trùng đồ chơi cho con bằng loại hóa chất chuyên dụng và không độc hại.


Ngoài ra, bạn cần chú ý khi chọn mua đồ chơi cho con, bởi trên thị trường hiện nay có nhiều loại đồ chơi được làm từ nguyên liệu không đảm bảo hoặc có mang hóa chất độc hại. Bạn nên tìm hiểu kỹ về nguyên liệu, xuất xứ và nhà sản xuất trước khi quyết định mua đồ chơi cho con.


4 ổ vi trùng trong phòng bé mẹ cần đề phòng 1

3. Ngăn kéo đựng quần áo

Đừng vội nghĩ ngăn kéo đựng quần áo là nơi an toàn bởi đây lại là nơi “tích trữ” một số loại vi khuẩn E. coli (loại vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy). Lời khuyên của các bác sĩ là bạn nên thường xuyên lau chùi và dọn dẹp tủ đựng quần áo của bé, đặc biệt là mặt tủ và ngăn kéo.


4. Thú nhồi bông


Cũng giống như thảm trải sàn, thú nhồi bông được ví như tấm bọt biển hút các loại bụi bẩn, vi khuẩn, vi trùng. Các bé lại rất thích thú nhồi bông và thường xuyên ôm ấp, nựng nịu loại đồ chơi này suốt cả ngày, kể cả khi đi ngủ. Các sợi bông trên thú nhồi bông cũng có thể dính lên quần áo hoặc “chui” vào mũi bé gây ngứa ngáy, khó chịu.


Để giữ cho thú nhồi bông của bé đảm bảo vệ sinh, ít nhất 3 tuần một lần bạn cần làm sạch chúng trong nước ấm và xà phòng, sau đó phơi dưới nắng to hoặc sấy khô trong 45 phút.


Nếu bạn quá bận rộn mà không thể làm sạch thú nhồi bông theo cách trên, có thể “chữa cháy” bằng cách sấy trong tủ sấy nóng trong khoảng 45 phút.

 

Theo Pháp luật xã hội

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Phạt con cũng cần có phương pháp hợp lý mới có thể đạt được mục đích răn dạy mà không làm tổn thương lòng tự tôn non nớt của trẻ.


Trẻ con khó tránh khỏi việc phạm lỗi, đặc biệt là những bé ở khoảng 2 tuổi, đây là thời kỳ chống đối đầu tiên trong quá trình trưởng thành. Cha mẹ cần biết cách thưởng phạt hợp lý thì trẻ mới nghe lời và phát triển tốt.


Trẻ con nghịch ngợm thường khiến cho bạn rất tức giận, tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý trẻ em khuyến cáo rằng cách trừng phạt bằng việc đánh mắng chỉ làm tổn thương tâm lý của trẻ. Phạt con cũng cần có phương pháp hợp lý mới có thể đạt được mục đích răn dạy mà không làm tổn thương lòng tự tôn non nớt của trẻ.


1. Trước khi trẻ phạm lỗi, hãy đưa ra lời nhắc nhở


Khi giáo dục trẻ, nếu bạn có những nguyên tắc riêng và luôn kiên trì thực hiện thì trẻ sẽ biết cái gì nên làm, cái gì không nên làm. Như thế, trẻ sẽ tuân theo những nguyên tắc của bố mẹ mà thể hiện sự ngoan ngoãn, việc giáo dục của bạn sẽ thành công được một nửa.


Ví dụ: Bạn không muốn cho trẻ ăn đồ ngọt trước bữa ăn nhưng bé kiên quyết đòi ăn bằng được, hãy biểu hiện rõ thái độ của bạn: “Mẹ không cho con ăn đồ ngọt trước bữa ăn vì chắc chắn sẽ không muốn ăn cơm nữa”. Nếu trẻ không chịu đánh răng, bạn không cần dọa nạt hay thúc ép, chỉ cần đưa ra lời nhắc nhở: “Nếu con không đánh răng, ngày mai sẽ không được ăn sáng đó, bởi vì sau khi ăn mà không đánh răng thì răng con sẽ bị con sâu ăn mất đấy!”


Như vậy, trước khi trẻ phạm lỗi hay không nghe lời, bạn đã đưa ra lời nhắc nhở khẳng định sự trừng phạt mà trẻ sẽ bị nếu không ngoan, tự nhiên trẻ sẽ biết nghe lời bạn hơn.



2. Phạt trẻ ở trong phòng một mình

Theo những nghiên cứu hiện nay, để bảo vệ lòng tự tôn ở trẻ, bạn không thể dùng cách đánh mắng để trừng phạt, hãy thử vài động tác nhỏ để trẻ nhận ra lỗi của mình.


Nếu trẻ làm sai nhưng nhất quyết không thừa nhận, thậm chí còn la hét giận dỗi bạn và cho rằng mình không làm sai, bạn cũng đừng đỏ mặt tía tai với con, hãy dùng cách xử lý “lạnh” để tránh mâu thuẫn gay gắt.


Để trẻ ở một mình trong phòng sẽ giúp bé tự điều chỉnh tâm trạng và tự nhận thức lỗi của mình. Khi trẻ đã bình tĩnh rồi, bạn có thể phân tích vấn đề với trẻ, tìm hiểu xem tại sao con làm vậy, chỉ ra hành vi không đúng cho trẻ thấy và dạy bảo con lần sau nếu gặp trường hợp như vậy nữa thì nên làm thế nào.


Thái độ rộng lượng cởi mở của bố mẹ có thể khiến trẻ bày tỏ những cảm nhận trong lòng, cảm thấy bố mẹ chịu lắng nghe, tôn trọng mình thì mới có thể nghe theo sự giáo dục của bạn.


3. Phạt trẻ bị mất một số quyền lợi


Với bất cứ chuyện gì, bạn hãy đưa ra nguyên tắc nhất định trước khi trẻ làm sai và nghiêm khắc tuân thủ nó, như thế sẽ khiến trẻ ý thức được uy nghiêm “nói một là một” của bố mẹ.


Ví dụ: Mỗi tháng bạn đều cho trẻ một món đồ chơi nhất định và nhắc nhở trước rằng con phải có được 5 ngôi sao do cha mẹ thưởng thì mới có được món đồ chơi đó. Nếu trẻ phạm lỗi hoặc không nghe lời thì bạn sẽ giảm đi một ngôi sao coi như phạt.


Tuy nhiên, những hành vi thưởng phạt này phải có nguyên tắc và công bằng. Nếu bạn dùng việc giảm những ngôi sao thưởng để uy hiếp, ép buộc con làm những chuyện mà trẻ không muốn thì những nguyên tắc bạn đưa ra, trẻ sẽ không có hứng thú, càng không tuân thủ.


Thêm một ví dụ khác như: Nếu mỗi buổi trưa trẻ đều được ăn bánh, nhưng nếu trẻ phạm lỗi, sau khi nhắc nhở rồi, bạn có thể thay đổi thời gian đã định, có thể phạt trẻ trưa hôm đó không được ăn bánh, để trẻ mất đi một đãi ngộ có nguyên tắc.


4. Phạt trẻ giảm bớt thời gian chơi


Trẻ con bẩm sinh rất thích chơi đùa, cho nên đối với trẻ mà nói, việc giảm bớt thời gian chơi là một sự trừng phạt rất nghiêm khắc.


Ví dụ: Nếu trẻ chỉ mãi chơi mà không chịu lên giường ngủ, bạn có thể nói với trẻ rằng: “Con đã thỏa thuận với mẹ rồi mà, nếu 9 giờ mà chưa không đi ngủ thì ngày mai chỉ được chơi một tiếng thôi nhé”.


Ngoài cách giảm bớt giờ chơi để phạt ra, bạn còn có thể bắt trẻ làm một số việc vận động tay chân nhưng phải được giám sát an toàn bởi người lớn. Ví dụ bạn có thể bắt trẻ cùng làm việc nhà chẳng hạn: thu dọn phòng, rửa bát… Đối với một số đứa trẻ không thích làm việc nhà thì cách này chắc chắn có tác dụng răn đe để trẻ không dám tái phạm nữa.



 

5. Để trẻ gánh vác hậu quả của lỗi đã phạm

 

Nếu trẻ ngoan cố không nghe lời và tái phạm, thì hãy thử cho con chịu hậu quả của những lỗi lầm đó.

Ví dụ: Nếu trẻ luôn làm hỏng đồ chơi, bạn có thể tịch thu đồ chơi lại và phạt con trong vòng 3 ngày không được chơi. Hoặc nếu trẻ thường đánh nhau với các bạn nhỏ trong công viên, bạn có thể không cho trẻ đi công viên trong thời gian bao lâu sau đó.


Điều cần chú ý là khi bạn phạt theo cách này, nhất định phải nói rõ nguyên nhân phạt trẻ để con biết được lỗi của mình ở đâu, tại sao lại phạm sai. Khi trẻ nhận thức được sai lầm của mình thì việc trừng phạt mới có hiệu quả được, nếu không trong lòng trẻ chắc chắn sẽ không phục!


6. Dạy bảo lý lẽ chứ không giận dữ


Trong gia đình, không những trẻ sẽ không nghe lời bạn mà còn làm đủ điều để bắt bạn phải làm theo yêu cầu của con. Nếu đối với những yêu cầu không hợp lý của trẻ mà thái độ của người lớn quá mạnh, quá cứng rắn có thể khiến trẻ có cảm giác thua thiệt, sinh ra tâm lý kháng cự mạnh hơn. Vì vậy, trước hết bạn hãy giữ một thái điềm tĩnh, khống chế tâm trạng của mình rồi dùng cách mà trẻ dễ tiếp nhận nhất để giảng dạy điều hay lẽ phải.


Trong lúc đối thoại, hãy nhớ dùng một thái độ cởi mở khoan dung, đừng tỏ ra uy nghiêm của người lớn khiến cuộc đối thoại trở nên nặng nề, điều này chỉ khiến trẻ giảm đi mong muốn giao tiếp với bố mẹ mà thôi. Ngoài ra, bạn cũng nên đứng ở góc độ của trẻ mà nhìn vấn đề, cho dù trẻ làm sai nhưng khi con có thể đưa ra lý do rất tốt thì hãy tha thứ, thậm chí bạn có thể chủ động “nới lỏng” nguyên tắc một chút, cho trẻ thêm nhiều cơ hội để trải nghiệm cuộc sống.

 

Theo Pháp luật xã hội 

Nguồn bài viết: GiaDinh.Net.VN

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

Charles Gerba, giáo sư vi sinh học tại Đại học Arizona (Hoa Kỳ) khuyến cáo các bà mẹ về những “điểm nóng” mang mầm bệnh trong phòng của bé.1. Thảm trải sàn


Thảm trải sàn trong phòng bé hoặc nơi bé hay chơi đùa dù làm bằng chất liệu gì cũng rất dễ là nơi trú ngụ lý tưởng của bụi bẩn và vi trùng, vi khuẩn. Nhưng đây cũng là nơi bé tiếp xúc nhiều lần trong ngày với tất cả các bộ phận, từ chân, tay, bụng, lưng, đầu cho đến mắt, mũi, tai…


Vì thế, mỗi lần thảm trải sàn bị đổ thức ăn hoặc dây bẩn trên bề mặt, bạn cần làm sạch ngay vi khuẩn, vi trùng không có điều kiện sinh sôi và gây bệnh. Cũng cần hút bụi và làm sạch thảm 3 – 4 lần mỗi tuần để “đuổi” các tác nhân mang mầm bệnh cho bé nêu trên. Ngoài ra, bạn cũng nên giặt thảm, phơi nắng hoặc thay mới tối thiểu 3 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe cho bé.


2. Đồ chơi


Các bé rất hay ngậm đồ chơi trong miệng rồi làm rớt xuống sàn, sau đó nhặt lên rồi lại cho vào miệng. Như vậy, đồ chơi có thể tiếp xúc trực tiếp với cơ thể và các khí quan của bé nên rất dễ trở thành vật trung gian truyền mầm bệnh cho bé.


Bạn cần thường xuyên lau chùi, làm sạch và đảm bảo trước khi bé tiếp xúc, đồ chơi đã được vệ sinh sạch sẽ. Với đồ chơi bằng nhựa cứng, bạn có thể cho vào máy rửa bát để làm sạch và sấy khô, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức hơn. Ở các nước phương Tây, các bà mẹ còn khử trùng đồ chơi cho con bằng loại hóa chất chuyên dụng và không độc hại.


Ngoài ra, bạn cần chú ý khi chọn mua đồ chơi cho con, bởi trên thị trường hiện nay có nhiều loại đồ chơi được làm từ nguyên liệu không đảm bảo hoặc có mang hóa chất độc hại. Bạn nên tìm hiểu kỹ về nguyên liệu, xuất xứ và nhà sản xuất trước khi quyết định mua đồ chơi cho con.


4 ổ vi trùng trong phòng bé mẹ cần đề phòng 1

3. Ngăn kéo đựng quần áo


Đừng vội nghĩ ngăn kéo đựng quần áo là nơi an toàn bởi đây lại là nơi “tích trữ” một số loại vi khuẩn E. coli (loại vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy). Lời khuyên của các bác sĩ là bạn nên thường xuyên lau chùi và dọn dẹp tủ đựng quần áo của bé, đặc biệt là mặt tủ và ngăn kéo.


4. Thú nhồi bông


Cũng giống như thảm trải sàn, thú nhồi bông được ví như tấm bọt biển hút các loại bụi bẩn, vi khuẩn, vi trùng. Các bé lại rất thích thú nhồi bông và thường xuyên ôm ấp, nựng nịu loại đồ chơi này suốt cả ngày, kể cả khi đi ngủ. Các sợi bông trên thú nhồi bông cũng có thể dính lên quần áo hoặc “chui” vào mũi bé gây ngứa ngáy, khó chịu.


Để giữ cho thú nhồi bông của bé đảm bảo vệ sinh, ít nhất 3 tuần một lần bạn cần làm sạch chúng trong nước ấm và xà phòng, sau đó phơi dưới nắng to hoặc sấy khô trong 45 phút.


Nếu bạn quá bận rộn mà không thể làm sạch thú nhồi bông theo cách trên, có thể “chữa cháy” bằng cách sấy trong tủ sấy nóng trong khoảng 45 phút.



Nguyên tắc giữ ấm phòng của bé trong mùa lạnh
4 ổ vi trùng trong phòng bé mẹ cần đề phòng 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN