Hiển thị các bài đăng có nhãn ăn dặm kiểu nhật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ăn dặm kiểu nhật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

Trong 6 tháng đầu đời, bé không có sự lựa chọn nào khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tuy nhiên, khi bước sang tuổi ăn dặm, hoa quả sẽ là những thức ăn mới đầu tiên bé được nếm thử.
Nguyên tắc cho con uống nước hoa quả


- Cho bé uống bằng thìa, không cho bé uống nước quả bằng bú bình.


- Chỉ uống sau bữa ăn, không uống trước khi đi ngủ.


- Pha loãng nước rau quả bằng cách thêm nước sôi để nguội (10 nước sôi để nguội : 1 nước cốt).


- Lượng nước rau quả tối đa là 120ml/4 lần ngày.


- Không nên cho bé uống các loại nước rau quả quá ngọt.


Một số loại nước quả thông dụng


Nước dừa: Nước dừa có thể coi là thức uống hoàn hảo, rất giàu các khoáng chất như kali, natri, canxi, magie, sắt, đồng, phốtpho, vitamin nhóm B và vitamin C.


Khi mới bắt đầu, chỉ cho uống 2-3 thìa cafe và tăng lượng lên dần dần.


Nước dừa cho bé phải là nước dừa non, tươi, tránh cho bé uống nước từ các quả dừa có màu nâu.


Nước cà rốt: Cà rốt rất giàu vitamin A, phốtpho, magie, canxi, kali, natri và sắt.


Xắt nhỏ cà rốt và xay nhuyễn, lọc bỏ bã. Pha 1 phần nước cốt cà rốt với 10 phần nước, cũng có thể cho thêm một nửa phần nước táo ép để tăng hương vị.


Cách chế biến nước quả siêu tốt cho bé đang ăn dặm 1

Nước nho: Nho rất giàu flavonoid, các chất chống ôxy hóa và vitamin.


Xay 1 nhúm nhỏ nho lấy nước cốt. Pha một phần nước cốt với 10 phần nước đun sôi để nguội. Không cho thêm đường vì nho đã ngọt sẵn rồi.


Nước táo màu hồng đào: Rất giàu vitamin A, canxi, folate, magie, phốtpho.


Đổ 1 chén nước vào 1 chén táo cắt lát rồi đun sôi trong khoảng 2 phút rồi đem xay nhuyễn lọc bỏ bã.  Rồi thêm 1 nửa phần nước cà rốt để có được ly nước táo mang màu sắc và hương vị mới


Nước dưa hấu: Rất giàu vitamin A, vitamin C, canxi.


Xay hoặc dầm nửa cốc dưa hấu cắt lát, lọc bỏ bã. Cho bé uống luôn nước cốt nhưng nhớ là chỉ uống lượng nhỏ.


Lưu ý: Nếu bé nhà bạn có vấn đề về tiêu hóa thì không nên uống trước 1 tuổi.


Sữa hoa quả: là sự hòa quyện của sữa và các loại quả. Sữa rất giàu canxi còn hoa quả thì giàu vitamin A và C, phốtpho, axit folic, sắt, flavonoid, các chất chống ôxy hóa và chất xơ.


1/2 cốc 1 loại quả (chuối, táo, xoài, và dâu tây) xắt lát đem ép, xay hoặc nghiền rồi trộn với 1 cốc sữa. Về lượng, bạn có thể tăng thêm hoa quả, giảm bớt sữa hoặc ngược lại, tùy theo khẩu vị của bé. Đừng cho thêm đường vì các loại quả đã có ngọt sẵn rồi.


Sữa chua hoa quả: Công thức giống sữa hoa quả nhưng thay sữa bột pha bằng sữa chua hay phomai tươi mềm.


Sinh tố chuối: Rất giàu phốtpho, canxi, folate, magie.


1 quả chuối xắt lát, 1/4 tách phomai mềm/sữa chua, 1/4 tách nước cam đem trộn đều trong máy xay sinh tố và cho bé ăn ngay hỗn hợp mịn như kem này.


Sinh tố xoài: Rất giàu vitamin A, canxi, folate, magie


1/2 cốc xoài xắt lát, 1/4 cốc phomai tươi/sữa chua trộn đều bằng máy xay sinh tố và cho bé ăn ngay.


Sinh tố dâu tây: Rất giàu vitamin A, canxi, folate, magie


Xay sinh tố 1/2 cốc dâu tây rửa sạch và 1/4 cốc phomai tươi/sữa chua rồi cho bé ăn ngay.


Lưu ý: phomai tươi không được quá chua. Nếu không muốn dùng phomai tươi, bạn có thể tạo độ sánh cho sinh tố bằng cách cho các loại quả như xoài, chuối.


Lưu ý


- Luôn chọn rau quả tươi mới và nên mua rau quả theo mùa, không mua rau quả đông lạnh hay trái vụ. Sơ chế (rửa, gọt, bóc) sạch sẽ vì nước rau quả không thể đun sôi lâu.


- Chỉ cho bé thử 1 loại thức ăn mới/rau quả mới ở 1 thời điểm. Khi bé đã quen mới kết hợp 2-3 loại rau quả. Theo dõi phản ứng của bé mỗi khi nếm một loại quả mới. Nếu bé bị dị ứng thì cần tránh tuyệt đối trong những lần sau.


- Nước rau quả luôn là lựa chọn lý tưởng nhưng phần nhiều bé thích nước quả hơn nước rau. Vậy nên cần biết kết hợp như cà rốt – táo, cà chua – cà rốt để hương vị thơm ngon hơn. Ngoài ra, có thể cho thêm chút rau mùi, bạc hà để làm tăng hương vị cho nước uống.


- Chế biến nước quả tại nhà bằng các nguyên liệu tươi ngon thay vì các loại nước quả đóng gói (vốn rất nhiều đường).


- Không cho thêm đường, muối, mật ong vào nước quả vì có thể gây rối loại tiêu hóa. Hãy để bé làm quen với hương vị tự nhiên của thực phẩm.


- Không bao giờ cho bé uống nước quả hay sinh tố để lâu quá 20 phút vì sẽ làm thay đổi hương vị và dễ nhiễm khuẩn. Ngay khi thao tác xong, bé cần phải được uống ngay.



Cách làm một số loại rau củ nghiền cho bé mới ăn dặm
” target=”_blank”>Cách chế biến nước quả siêu tốt cho bé đang ăn dặm 2

Nguồn bài viết: AFamily.VN

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Cùng theo chân một mẹ Việt ở Tokyo đến lớp học cách chế biến bữa phụ cho bé do chuyên gia dinh dưỡng người Nhật hướng dẫn nhé!

Với các bé, ngoài bữa chính ra thì các bữa phụ cũng khá quan trọng. Trong thời kỳ ăn dặm thì bữa phụ của các bé là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nhưng khi bé tròn 1 tuổi rưỡi (cũng là lúc kết thúc thời kỳ ăn dặm) thì các bữa phụ bắt đầu thay bằng những đồ ăn điểm tâm khác.


Lần này mẹ Bee đi học lớp chế biến bữa phụ cho bé, mặc dù Bee chưa hết thời kỳ ăn dặm nhưng mẹ cứ học để biết trước, như vậy sẽ có thêm nhiều sự chuẩn bị cho thời gian tới.


Lớp học lần này được hướng dẫn bởi cô giáo phụ trách về dinh dưỡng cho trẻ và có rất nhiều bà mẹ đến tham gia.

 
Mẹ Việt ở Tokyo hướng dẫn cách làm bữa phụ đơn giản cho bé 1

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì bữa phụ cho trẻ mặc dù cần có đủ dinh dưỡng nhưng không quá cầu kỳ và phức tạp. Các mẹ có thể dùng chính đồ ăn có trong tủ lạnh hoặc cơm, bánh mỳ để làm bữa phụ cho con. Chỉ cần thêm vài gia vị cần thiết là có thể hoàn thành món phụ cho bé mà không quá tốn thời gian cho các mẹ.


Ngoài ra, những món này các mẹ có thể chế biến từ tối hôm trước rồi để tủ lạnh hôm sau cho bé ăn. Lúc ăn chỉ cần cho vào lò vi sóng quay lên là được.


 Mẹ Việt ở Tokyo hướng dẫn cách làm bữa phụ đơn giản cho bé 2

Hôm nay cô giáo dinh dưỡng hướng dẫn cách chế biến 2 món phụ:


1. Bánh cơm


Nguyên liệu:


Cơm: 150g
Bột mỳ: 3 thìa to (27g)
Cá cơm: 2 thìa nhỏ (3g)
Vừng trắng: 2 thìa nhỏ (3g)
Tương Miso (Nhật): 1 thìa nhỏ (6g)
Đường: 1 thìa nhỏ (3g)
Dầu olive và nước lọc.


Cách chế biến:


Dùng một âu to:


(1). Bột + đường+ tương miso cho vào âu trộn đều.

 
Mẹ Việt ở Tokyo hướng dẫn cách làm bữa phụ đơn giản cho bé 3

(2). Trong khi trộn thì cho nước từng ít một vào, để tránh bị dính vào âu.


(3). Cho tiếp cơm, cá cơm và vừng trắng vào âu trộn đều.


Mẹ Việt ở Tokyo hướng dẫn cách làm bữa phụ đơn giản cho bé 4

(4). Đun nóng chảo, sau đó cho vài giọt dầu olive vào, dùng thìa nhỏ múc hỗn hợp (3) vào chảo, ấn dẹt, rán sao cho vàng đều là hoàn thiện.
 

Mẹ Việt ở Tokyo hướng dẫn cách làm bữa phụ đơn giản cho bé 5

Món này sử dụng cơm nguội để chế biến nên rất tiện lợi. Có thể thay thế vị miso và cá cơm bằng các gia vị khác, không nhất thiết là chỉ dùng được hai vị trên.


Món này ngoài là món ăn cho bữa phụ thì các mẹ có thể dùng làm đồ ăn sáng cho trẻ.
 
2. Khoai lang nấu táo


Nguyên liệu:


Khoai lang: 1 củ (200g)
Táo: 1/4 quả (50g)
Nho khô: 15g
Bơ: 5g
Nước cốt chanh: 10ml
Đường: 15g
Một chút muối và nước.


Cách chế biến:


(1). Rửa sạch khoai lang (để nguyên vỏ) và táo cắt miếng mỏng, nhỏ vừa với miệng của bé.

 
Mẹ Việt ở Tokyo hướng dẫn cách làm bữa phụ đơn giản cho bé 6

Mẹ Việt ở Tokyo hướng dẫn cách làm bữa phụ đơn giản cho bé 7



(2). Rửa qua nho khô


(3). Dùng 1 nổi nhỏ cho tất cả các nguyên liệu vào nồi (bơ cho 1 nửa), trộn đều lên rồi đậy vung, đun nhỏ lửa cho đến khi khoai lang mềm là được. Cuối cùng cho nốt bơ vào đảo đều là hoàn thiện.
 

Mẹ Việt ở Tokyo hướng dẫn cách làm bữa phụ đơn giản cho bé 8

Món này nhuận tràng, phòng tránh táo bón cho bé.


Ngoài ra, với món này các mẹ có thể chế biến khoai lang với nước cam, dứa….


Sau khi tham gia lớp học này mẹ Bee thấy bớt lo lắng đi rất nhiều, vì không ngờ những món phụ của bé lại đơn giản, dễ chế biến như vậy. Các mẹ cũng thử làm cho bé ăn nhé!



Gợi ý cực đỉnh cho bữa phụ của bé 1-3 tuổi từ mẹ Mon
Mẹ Việt ở Tokyo hướng dẫn cách làm bữa phụ đơn giản cho bé 9

Nguồn bài viết: AFamily.VN